SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
6
8
0
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Bảy 2013 3:45:00 CH

Về phát triển mạng cung cấp nước sạch tại các xã

Thực hiện chỉ đạo của Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới Nguyễn Văn Đua (Văn bản số 4655-CV/VPTU ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Văn phòng Thành ủy) và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Hữu Tín (Văn bản số 5025/VP-ĐTMT ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính báo cáo tình hình phát triển mạng lưới cung cấp nước sạch của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn như sau:

I.             Giới thiệu chung về Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn

1.       Thành lập cơ quan:

Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Ban Quản lý chương trình viện trợ về nước sinh hoạt nông thôn (Thành lập theo Quyết định số 1025/QĐ-UB ngày 29/6/1992 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1999, Trung tâm nước chính thức là Trung tâm nước sinh hoạt và môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định số 6422/QĐ-UB-KT ngày 26/10/1999 của Ủy ban nhân thành phố.

Trung tâm nươc sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải và trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố; Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng (Kể cả tài khoản ngoại tệ) theo qui định của Nhà nước.

Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

2.       Chức năng, nhiệm vụ:

2.1.         Chức năng:

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tổ chức khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo đúng các qui định hiện hành của Nhà Nước

2.2.         Nhiệm vụ:

Căn cứ mục, tiêu nhiệm vụ được giao, Trung tâm lập qui hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố, thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố để trình Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và tổ chức thực hiện

Tổ chức, tiếp nhận, quản lý vật tư, thiết bị và tiền vốn được phân bổ theo chương trình, dự án nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, chất lượng nước, các công trình phục vụ vệ sinh môi trường nông thôn.

Tổ chức thi công các loại hình công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước

Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quận – huyện, thị trấn, Ủy ban nhân dân phường – xã và các đoàn thể địa phương tổ chức hướng dẫn người dân sử dụng và bảo vệ nguồn nước nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.

Ngoài việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, Trung tâm được thực hiện các công tác khác như: khoan thăm dò, khoan khai thác, thi công các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu để tận dụng năng lực sản xuất, nhưng phải bảo đảm điều kiện không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được Nhà nước giao

Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo qui định hiện hành của Nhà nước

3.       Bộ máy hoạt động

Trung tâm nước số số lượng nhân viên là 240 người.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm gồm có:

3.1.         Ban lãnh đạo Trung tâm:

Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh do một Giám đốc phụ trách, có hai Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc. Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố về mọi hoạt động của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố bổ nghiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm. Phó Giám đốc Trung tâm được phân công một số công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về kết quả công việc được giao.

3.2.         Bộ máy giúp việc:

Bộ máy giúp việc Giám đốc Trung tâm gồm có các phòng:

-           Phòng kế hoạch – kỹ thuật

-           Phòng kế toán – tài chánh

-           Phòng Tổ chức – hành chánh

-           Phòng Vệ sinh Môi trường

-           Phòng Quản lý cấp nước

Mỗi phòng có 01 Trưởng phòng và có từ 01 đến 02 Phó phòng giúp việc. Giám đốc Trung tâm quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các Trưởng, Phó phòng

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế cụ thể của bộ máy giúp việc do Giám đôc Trung tâm quyết định trên nguyên tắc đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả.

II.          Phát triển mạng lưới cấp nước tại nông thôn:

1.       Thực trạng về cung cấp nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân tại các xã ngoại thành.

1.1.         Thực trạng:

Theo “Báo cáo Kết quả cập nhật thông tin Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá  nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2012” do Trung tâm nước điều tra : Dân số 5 huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh hiện có: 1.305.084 người, số người sử dụng nước máy là 366.462 người chiếm 28,08 %.

Trung tâm nước hiện đang quản lý khai thác 123 trạm cấp nước tập trung tại 11 quận/huyện, 66 phường/xã ngoại thành; phục vụ nước sinh hoạt cho 323.607 nhân khẩu của 57.605 hộ dân ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tại 5 huyện là 194.342 nhân khẩu, 34.667 hộ, lượng nước cung cấp bình quân đạt trên 47.246 m3/ngày đêm (số liệu đến 30/6/2013). Cụ thể như sau:

 

STT

Địa phương

Số trạm cấp nước

Số nhân khẩu

Số hộ

Lượng nước tiêu thụ (m3/tháng)

1

2

3

4

5

6

1

Huyện Bình Chánh

32

100.825

18.541

519.120

2

Huyện Bình Tân

9

21.464

3.040

112.923

3

Huyện Củ Chi

7

8.145

1.669

43.293

4

Huyện Hóc Môn

14

34.535

6.514

155.396

5

Huyện Nhà Bè

12

29.373

4.903

77.141

6

Quận 12

7

14.306

2.629

67.973

7

Quận 2

2

7.747

1.289

18.436

8

Quận 8

7

16.365

2.400

39.608

9

Quận 9

11

25.420

4.762

112.334

10

Quận Thủ Đức

21

60.587

11.330

263.977

11

Quận Tân Phú

1

4.484

528

7.188

 

CỘNG

123

323.607

57.605

1.417.389

1.2.         Kết quả thực hiện dự án đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn thành phố giai đoạn 2007 – 2012.

1.2.1.      Về mục tiêu:

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 293/-UBND ngày 22/01/2007 phê duyệt Dự án đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010; công văn số 185/UBND-ĐT ngày 17/01/2011 của UBND Tp. HCM về việc điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án Đầu tư câp nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2006-2010 đến năm 2012; với mục tiêu:

+ Nâng tỷ lệ hộ dân vùng nông thôn ngoại thành được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 95%.

+ Hầu hết các hộ dân cư ngoại thành được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn với mức sử dụng bình quân trên 60 lít/người/ngày.

+ Xóa bỏ thói quen sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe, giảm các loại bệnh tật do nguồn nước.

1.2.2.      Tình hình triển khai và kết quả thực hiện:

Từ năm 2007 đến hết năm 2012 thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện, tập trung công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trạm cấp nước tập trung chủ yếu ưu tiên cho những khu vực mà hệ thống cấp nước của thành phố chưa phát triển đến hoặc chất lượng nước giếng do hộ dân tự khoan chưa đảm bảo hợp vệ sinh; kết quả cụ thể như sau:

 


STT

Khu vực cấp nước

Xây dựng

Mở rộng

Tổng số

1

Huyện Bình Chánh

7

8

15

2

Quận Bình  Tân

4

3

7

3

Huyện Hóc Môn

1

1

2

4

Huyện Nhà  Bè

1

2

3

5

Quận Thủ Đức

0

2

2

 

CỘNG

13

16

29

Ø Xây dựng mới trạm cấp nước :   13 trạm cấp nước

Ø Mở rộng trạm cấp nước          : 16 trạm cấp nước

Tổng vốn thực hiện từ năm 2006-2012 : 125.265 triệu đồng.

+      Năm 2007 :    3.086 triệu đồng

+      Năm 2008 :    4.926 triệu đồng

+      Năm 2009 :  17.334 triệu đồng

+      Năm 2010 :  61.906 triệu đồng

+      Năm 2011 :  32.621 triệu đồng

+      Năm 2012 :  5.392 triệu đồng

Dự án (2006-2010) thực hiện cung cấp nước sinh hoạt thêm được 14.847 hộ tương ứng 73.812  nhân khẩu.

1.2.3.      Nhận xét, đánh giá:

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, hỗ trợ của các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện, xã phường, Dự án đã đạt một số kết quả rất đáng khích lệ.

Thứ nhất, trong bối cảnh ngân sách luôn gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư nhưng thành phố đã quan tâm và bố trí vốn, giúp Trung tâm nâng cấp, mở rộng được 16 trạm cấp nước và xây mới được 13 trạm cấp nước, nâng tổng số trạm cấp nước tập trung do Trung tâm quản lý, khai thác lên 123 trạm, cung cấp cho trên 300.000 nhân khẩu, góp phần nâng tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên 99% (trong đó có 46% người sử dụng nước sạch).

 Thứ hai, tuy chưa có số liệu đánh giá cụ thể, nhưng việc mở rộng mạng lưới cấp nước đã góp phần đáng kể trong việc giảm bớt tình trạng người dân nông thôn phải đi đổi nước, tiết kiệm thời gian và chi phí sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Thứ ba, việc tiếp cận được nguồn nước hợp vệ sinh dễ dàng đã giúp cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, việc sử dụng nước ao hồ, sông rạch không hợp vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày đã giảm đáng kể, hạn chế các bệnh liên quan đến nguồn nước không hợp vệ sinh, tiết kiệm được ngân sách cho y tế, nâng cao sức khỏe và những tác động tích cực khác, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Dự án trong thời gian qua cũng có một số tồn tại, khó khăn:

-       Việc bố trí, bàn giao mặt bằng để xây dựng các trạm cấp nước thường gặp khó khăn, chậm so tiến độ. Một số địa phương không có đất do nhà nước trực tiếp quản lý theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, do đó phải giải tỏa, đền bù,  ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

-       Giá vật liệu xây dựng, trang thiết bị thường xuyên biến động, nhất là từ năm 2007 đến nay, dẫn đến việc phải điều chỉnh nhiều lần dự toán kinh phí, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn.

 

2.       Kế hoạch phân vùng đầu tư phát triển mạng lưới nước sạch tại các xã. 

 

Nhiệm vụ: Cung cấp nước sinh hoạt tại vùng nông thôn, ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu:

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 ngày 08 tháng 10 năm 2010: Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Chương trình nước sinh hoạt nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015 theo quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 28/03/2013. Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn dự kiến phân kỳ thực hiện đầu tư các công trình như bảng sau:

 

TT

Tên công trình

Thời gian khởi công – hoàn thành

Ước vốn

đầu tư

(triệu đồng)

Số hộ

 

Quận Bình Tân

 

35.000

1.000

1

Trạm cấp nước Bình Hưng Hòa B1

2013-2015

35.000

1.000

 

Huyện Bình Chánh

 

187.000

6.720

2

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Tân Nhật 3

2013-2015

15.000

200

3

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Tân Quí Tây 2

2013-2015

12.000

500

4

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước An Phú Tây 4

2013-2015

10.000

300

5

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Lê Minh Xuân 4

2013-2015

10.000

200

6

Trạm cấp nước Tân Kiên 4

2013-2015

15.000

500

7

Cụm giếng 19-Phong Phú

2013-2015

1.000

20

8

Trạm cấp nước Phong Phú 1

2013-2015

10.000

500

9

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Vĩnh Lộc A2

2013-2015

8.000

200

10

Trạm cấp nước Bình Chánh 4

2013-2015

15.000

1.500

11

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Bình Lợi 1

2013-2015

10.000

300

12

Trạm cấp nước Quy Đức 3

2013-2015

15.000

300

13

Trạm cấp nước An Phú Tây 5

2013-2015

15.000

200

14

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Tân Kiên 2

2013-2015

12.000

200

15

Trạm cấp nước Đa Phước 1

2013-2015

10.000

500

16

Trạm cấp nước Đa Phước 2

2013-2015

10.000

500

17

Trạm cấp nước Đa Phước 3

2013-2015

10.000

500

18

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Bình Lợi 3

2013-2015

9.000

300

 

Huyện Hóc Môn

 

92.000

3.400

19

Trạm cấp nước Nhị Bình 3

2013-2015

15.000

200

20

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Xuân Thới Sơn

2013-2015

8.000

200

21

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Xuân Thới Thượng 2

2013-2015

8.000

500

22

Trạm cấp nước Tân Xuân 4

2013-2015

15.000

1000

23

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Hóc Môn

2013-2015

10.000

200

24

Trạm cấp nước Đông Thạnh 4

2013-2015

12.000

300

25

Trạm cấp nước Thới Tam Thôn 1

2013-2015

12.000

500

26

Trạm cấp nước Tân Hiệp 1

2013-2015

12.000

500

 

Huyện Củ Chi

 

25.000

600

27

Trạm cấp nước Bình Mỹ 2

2013-2015

15.000

300

28

Trạm cấp nước Tân Thông Hội 1

2013-2015

10.000

300

 

CỘNG

 

339.000

11.720

 

TỔNG CỘNG (ĐỀN BÙ)

 

392.000

 

Ngoài ra, hàng năm Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, tự đầu tư mở rộng (quy mô vốn ≤ 500 triệu đồng) hệ thống cấp nước để ổn định nguồn nước và lắp đồng hồ cho nhân dân sử dụng.

          Năm 2013, theo kế hoạch Trung tâm nước sẽ đầu tư các công trình như trong bảng dưới đây:

 

TT

Tên công trình

Ước vốn

đầu tư

(triệu đồng)

Đền bù đất

(triệu đồng)

Số hộ

 

Quận Bình Tân

35.000

 

1.000

1

Trạm cấp nước Bình Hưng Hòa B1

35.000

 

1.000

 

Huyện Bình Chánh

73.000

3.000

2.220

2

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Tân Nhật 3

15.000

 

200

3

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Tân Quí Tây 2

12.000

 

500

4

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước An Phú Tây 4

10.000

 

300

5

Nâng cấp mở rộng trạm cấp nước Lê Minh Xuân 4

10.000

 

200

6

Trạm cấp nước Tân Kiên 4

15.000

 

500

7

Cụm giếng 19-Phong Phú

1.000

 

20

8

Trạm cấp nước Đa Phước 1

10.000

3.000

500

 

Huyện Hóc Môn

30.000

4.000

1.200

9

Trạm cấp nước Nhị Bình 3

15.000

 

200

10

Trạm cấp nước Tân Xuân 4

15.000

4.000

1000

 

Huyện Củ Chi

15.000

5.000

300

11

Trạm cấp nước Bình Mỹ 2

15.000

5.000

300

 

CỘNG

153.000

12.000

4.720

 

TỔNG CỘNG

165.000

4.720

 Đến hết ngày 30/6/2013 Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đang thực hiện kế hoạch như bảng sau:

 

TT

Tên công trình

Kế hoạch năm 2013 (triệu đồng)

Chuyển tiếp 2014 (triệu đồng)

Ghi chú

1

Trạm cấp nước Bình Hưng Hòa B – P.Bình Hưng Hòa B-Quận Bình Tân

16.000

16.000

Đang trình phê duyệt dự án.

2

Trạm cấp nước Tân Kiên 4 Ấp 4 Xã Tân Kiên Huyện Bình Chánh

15.000

 

Đang lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

3

Cụm giếng 40 hộ dân xóm Gò - xã Phong Phú - Huyện Bình Chánh

1.000

 

Đang lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

4

Mở rộng mạng ống Trạm cấp nước Tân Tạo 2 - P.Tân Tạo Q.Bình Tân

2.000

 

Đang thi công xây dựng

 

Tổng cộng

34.000

16.000

 

 

3.       Các phương án về nguồn vốn; các kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với thường trực thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố.

3.1.         Các phương án về nguồn vốn

Căn cứ Quyết định số 42/QĐ-SNN ngày 31/01/2013 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giao kế hoạch năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 28/03/2013 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015;

Căn cứ văn bản số 490/SNN-KHTC ngày 01/04/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sử dụng nguồn khấu hao đã trích còn được sử dụng để đầu tư, nâng cấp mở rộng và duy tu sửa chữa lớn các trạm cấp nước.

Trung tâm Nước đề xuất các phương án sử dụng nguồn vốn như sau:

-       Sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách thành phố.

-       sử dụng nguồn khấu hao đã trích còn được sử dụng để đầu tư, nâng cấp mở rộng và duy tu sửa chữa lớn các trạm cấp nước.

-        kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố giao vốn năm 2013 với số tiền là 34.000 triệu đồng choTrung tâm Nước có cơ sở thực hiện kế hoạch.

3.2.         Các kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố.

Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố cho phép Trung tâm Nước giữ lại toàn bộ nguồn vốn khấu hao để tiếp tục đầu tư mới, nâng câp, sửa chữa và duy tu các trạm cấp nước hiện có.

Kiến nghị hàng năm Ủy ban nhân dân thành phố sớm giao kế hoạch vốn vào đợt 1 để Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn có cơ sở thực hiện đầu tư ngay từ đầu năm.

Kiến nghị Thường trực thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Tổng công ty cấp nước Sài Gòn công bố kế hoạch cấp nước tại các địa phương để Trung tâm nước chủ động có kế hoạch đầu tư tránh trùng lắp, lãng phí (SAWACO là đơn vị chủ đạo trong đầu tư cấp nước).

4.       Công tác phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan (Tổng công ty cấp nước Sài Gòn, các huyện)

4.1.         Phối hợp với Tổng công ty cấp nước Sài Gòn

Theo Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 28/03/2013 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương trình nước sạch nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015, Trung tâm Nước phối hợp với Tổng công ty cấp nước Sài Gòn để triển khai đầu tư các tuyến ống cấp nước để tránh trùng lắp. Để chuẩn bị đầu tư cho mỗi công trình, dự án; Trung tâm nước đều có công văn thỏa thuận tuyến, yêu cầu cung cấp số liệu với Sở Giao thông vận tải thành phố và Tổng công ty cấp nước Sài Gòn.

Đề nghị SAWACO chỉ đạo các công ty cấp nước trực thuộc phối hợp với các địa phương để phủ kín từng địa bàn dân cư (các hẻm) khi các khu vực này có tuyến ống cấp nước được lắp đặt ở đường giao thông chính của khu vực dân cư .

4.2.         Phối hợp với địa phương: Hàng năm Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn có công văn yêu cầu các địa phương (quận, huyện) cung cấp nhu cầu cấp nước để Trung tâm có kế hoạch triển khai đầu tư.

4.3.         Phối hợp với các ban ngành

-  Tuyên truyền giáo dục và vận động toàn xã hội tham gia chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dưới mọi hình thức.

-  Kết hợp với Đoàn Thanh niên Hội Liên hiệp Phụ nữ và quận huyện tuyên truyền đến tận khu vực dân cư ngoại thành, tuyên truyền bằng áp phích, loa phát thanh nhắc nhở người dân ý thức về nước sạch và vệ sinh môi trường.

-  In ấn và phát những tờ bướm với hình ảnh kêu gọi mọi người dân ăn, ở vệ sinh, giữ gìn môi trường phát đến tận các hộ gia đình sử dụng nước của các trạm cấp nước tập trung.

 

-  Tăng cường giáo dục sức khoẻ trong các trường học và thông tin qua các trạm tư vấn về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

 Phối hợp quận huyện, phường xã tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về sử dụng nước sạch, ăn ở hợp vệ sinh, quản lý và bảo vệ môi trường cho các cán bộ phường xã, đoàn thể ở địa phương…./.


Số lượt người xem: 8946    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm