SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
1
4
0
5
Trồng trọt 03 Tháng Tư 2008 1:35:00 CH

Kinh nghiệm phòng trừ sinh vật hại rau cải theo quy trình sản xuất an toàn trong vụ Hè Thu 2008

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng an toàn đối với nông sản thực phẩm tươi sống, trong đó có rau, quả tươi. Trồng rau an toàn thực ra không khó, xin giới thiệu một số kinh nghiệm trồng rau cải ăn lá và phòng trừ sinh vật hại trên rau theo quy trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

 
 

 Trước hết về chọn giống:  Nhóm cải ăn lá ngắn ngày thuộc họ cải bao gồm cải bẹ xanh, cải ngọt, cải thìa, cải bẹ dún, cải bẹ trắng, cải ngọt ăn bông, hiện nay có nhiều giống. Tuy nhiên, cần chú ý chọn giống có khả năng sinh trưởng phát triển  trong mùa mưa.

Trước khi trồng, cần phải cày xới để đất tơi xốp, lên liếp cao có khả năng thoát nước trong mùa mưa. Một số bà con có tập quán khi vừa nhổ cải vụ trước xong tiếp tục trồng mới ngay, như vậy sẽ dẫn đến nguồn bệnh hại rau có trong đất từ vụ trước sẽ lây lan và phát triển nhanh. Do đó, đề nghị bà con nên cày xới đất, phơi nắng 10 -15 ngày để hạn chế nguồn bệnh trước khi trồng vụ mới.

Để cây cải phát triển đều, dễ chăm sóc, bà con trồng cải nên chọn các cây cải con có kích cỡ bằng nhau để trồng cùng trên một liếp. Trường hợp bà con gieo thẳng thì cần phải tỉa đều để mật độ vừa phải.

Hiện nay giá phân bón rất cao, vì vậy để giảm chi phí, tăng thu nhập, bà con nên tận dụng các nguồn phân hữu cơ sẵn có, tuy nhiên cần phải ủ hoai mục. Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ còn làm tăng chất lượng rau, lưu ý sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng đúng theo quy định.

Có nhiều loại sâu bệnh hại trên rau cải, tuy nhiên có một số loài chính như bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu đục nõn, ruồi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh sương mai, thối nhũn, bệnh đốm lá.

Ngoài các biện pháp chăm sóc, gieo trồng như đã nêu ở trên làm ngăn người nguồn bệnh. Bà con lưu ý một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rau cải như sau:

- Sâu tơ, sâu khoang: đây là các loại sâu ăn lá, sâu khoang tuổi lớn có thể ăn hết phần phiến lá chỉ chừa lại phần gân lá, còn sâu tơ còn nhỏ ăn mặt dưới lá chỉ chừa lại biểu bì phía trên, tuổi lớn ăn lá, thường tạo thành các lỗ lủng trên lá. Hiện nay, Sâu tơ thường hại nặng vào cuối mùa khô, còn sâu khoang phát triển mạnh vào đầu mùa mưa

Có nhiều loại thuốc phòng trừ sâu tơ, sâu khoang có hiệu quả, tuy nhiên cần phải phát hiện sớm, khi sâu còn nhỏ. Lưu ý, để phát hiện chúng cần quan sát đối với sâu tơ chú ý mặt dưới lá ở các lá non, lá ngọn, còn sâu khoang nhỏ thường ở lá già. Các loại thuốc sử dụng có hiệu quả cao như: Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc, để thời gian gần thu hoạch cần dùng các chế phẩm vi sinh, ít độc. Có thể dùng các loại thuốc sau Kuraba, Biocin, Actamec, …, các thuốc khác như Sapen - Alpha , Nimbecidine     ….

- Bọ nhảy: Trưởng thành ăn lá non tạo thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá, hại nặng trong mùa khô,  là loại sâu hại tương đối khó phòng trị do ấu trùng thường nằm trong đất, còn trưởng thành có khả năng di chuyển. Do vậy để phun thuốc có hiệu quả nên phun vào buổi chiều tối có hiệu quả cao hơn. Dùng các loại thuốc như Dibonin, Polytrin; Sokupi,  Vibamec…

- Sâu đục ngọn: Sâu non nhả tơ tạo thành một lớp màng phủ lên ngọn cải, sống trong đó ăn đỉnh sinh trưởng và đục vào trong ngọn cây cải, thường hại khi cây còn nhỏ và mùa nóng ẩm. Khi phát hiện cần phải phòng trừ sớm, thời điểm 7- 10 ngày sau khi trồng. Các loại thuốc thường dùng như: Actamec, Alphago, Success…

- Rầy mềm: thường  bám ở mặt dưới lá, hút nhựa lá cây, làm lá chuyển màu vàng, héo rũ, dùng các loại thuốc như Sagomycin. Bascide…

- Bệnh chết cây,  đốm lá: do thời tiết đầu mùa mưa nóng ẩm rất thích hợp các loại bệnh do nấm phát triển mạnh, do vậy cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu, lưu ý thoát nước, không bón phân đạm quá nhiều. Sử dụng chế phẩm Tricodermacó hiệu quả ngăn ngừa bệnh. Khi phát hiện cây bị bệnh như cây bị vàng, lá có những đốm vệt màu nâu vàng cần sử dụng thuốc để phòng trừ, dùng các loại thuốc như Validan, Carban, Carbenzim...

- Bệnh thối nhũn: Dễ nhận biết bệnh này lá có những vệt đen, héo rũ, có mùi khó chịu., phát triển mạnh trong mùa mưa. Dùng các loại thuốc như: Kasumin, Kasuran, Ditacin, Starner.

        Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng, đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly.

                                  ThS. Lê Minh Dũng

                        Trưởng phòng Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và PTNT


Số lượt người xem: 30157    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm