SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
0
6
0
6
Trồng trọt 27 Tháng Bảy 2008 1:20:00 CH

Kỹ thuật phòng trừ Rầy nâu, bệnh Vàng lùn, lùn xoắn lá (VL- LXL)

-

  -

1. Phòng trừ Rầy nâu

a) Đối với mạ Mùa, mạ Hè Thu cấy lại:

- Sử dụng thuốc trừ rầy dạng hạt (Regent, Actara, Vimipc BTN…,) trộn với trấu rải đều trên ruộng mạ khi phát hiện có rầy.

- Hoặc phun thuốc trừ rầy 2 lần, lần phun thứ hai cách lần phun thứ nhất 3-5 ngày.

Ở lần phun thứ nhất sử dụng một trong các loại thuốc trừ rầy (dạng lưu dẫn): Admire 50 EC; Confidor 0,05 EC, 100 SL; Actara 25 WG, 30FS; Oshin 20WP.

Ở lần phun thứ hai nên sử dụng một trong các loại thuốc trừ rầy (dạng tiếp xúc, “nốc ao” ): Applaud 10 WP; Butyl 10 WP, 400 EC; Proferzin 10 WP; Viappla 10 BTN.

b) Đối với lúa Hè Thu và lúa Mùa 2008

- Khi mật số trên 3 tép/con (lúa ngắn ngày) và từ 5-10 con/tép (lúa trung ngày, dài ngày) nên căn cứ vào kết quả điều tra phân tích hệ sinh thái ruộng lúa để khuyến cáo và hướng dẫn nông dân phun xịt thuốc trừ rầy theo “4 đúng”:

+ Tỷ lệ rầy nâu/thiên địch: 5-7 rầy/0 thiên địch.

+ Tuổi rầy phổ biến: tuổi 2, tuổi 3.

- Nếu DT nhiễm rộng thành dịch, tổ chức ra quân phun xịt đồng loạt có sự giám sát của chính quyền địa phương và cán bộ BVTV.

+ Kinh phí hỗ trợ: thuốc trừ RN (hỗ trợ 01lần/vụ).

- Phun thuốc trừ RN tại các ruộng lúa nhiễm nặng bệnh VL-LXL (DT có tỷ lệ cây bệnh giai đoạn đẻ nhánh >10% và giai đoạn đòng >20%).

 Kinh phí hỗ trợ: thuốc trừ RN (hỗ trợ 01lần/vụ).

+ Kỹ thuật sử dụng thuốc trừ rầy ruộng lúa

* Phải đảm bảo đúng theo liều lượng khuyến cáo của từng loại thuốc được hướng dẫn trong nhãn của mỗi loại thuốc, không tự ý giảm bớt liều dùng hoặc tăng liều hay phối trộn thêm nhiều loại thuốc khác và đặc biệt là đảm bảo đúng lượng nước thuốc phun:  400 lít nước/ha khi lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh và 600 lít nước/ha khi lúa giai đoạn trổ.

* Phun thật kỹ ở phần gốc lúa và nên rẽ hàng với khoảng cách mỗi vạt luá từ 1-2 mét.

* Rầy còn nhỏ (tuổi 1 đến tuổi 3): Sử dụng thuốc trừ rầy Applaud hoặc thuốc trừ rầy Butyl, thuốc trừ rầy Forcin…;

* Rầy đã lớn (tuổi 4, tuổi 5 hoặc rầy trưởng thành): Sử dụng thuốc trừ rầy Bassa, Actara hoặc thuốc trừ rầy Oshin,…

          2. Phòng trị bệnh VL-LXL

- Vận động nông dân tích cực xuống giống “ né rầy” và sử dụng mạ khỏe, mạ sạch để cấy vụ mùa và những nơi có điều kiện nên “giăng mùng” cho mạ trong thời gian rầy di trú.

- Khuyến cáo nông dân gieo dự phòng mạ mùa, mạ HT cấy lại theo nguyên tắc dự phòng 25% DT và thời gian gieo dự phòng muộn hơn khoảng từ 15-30 ngày.

- Tổ chức khuyến cáo nông dân huỷ triệt để DT mạ nhiễm bệnh VL-LXL.

- Tuyên truyền, vận động nông dân khi làm cỏ bón phân cho lúa nên kết hợp nhổ bỏ cây lúa nhiễm bệnh VL-LXL.

- Lúa bị nhiễm giai đoạn đòng - trổ - chín nhưng còn có khả năng cho năng suất, theo dõi rầy nâu nếu thấy rầy xuất hiện phải phun xịt diệt rầy, nhổ vùi cây lúa bị bệnh. Đặc biệt, sau khi thu hoạch phải vận động nông dân cày vùi để tiêu hủy mầm bệnh trên gốc rạ, lúa chét. 

    - Lúa bị nhiễm nặng không có khả năng cho năng suất, tổ chức tiêu hủy bằng cày vùi và hỗ trợ nông dân.

 

(Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM

Số lượt người xem: 7990    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm