SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
3
2
2
3
Trồng trọt 22 Tháng Tư 2008 1:30:00 CH

Kinh nghiệm phòng trừ sinh vật hại dưa, bầu, bí theo quy trình sản xuất an toàn trong vụ Hè thu 2008

Để phòng trừ sâu bệnh hại dưa, bầu, bí có hiệu quả, đảm bảo chất lượng rau an toàn, đề nghị bà con nông dân chú ý áp dụng một số kinh nghiệm sau:

Nên dùng màng phủ nylon, để tránh cỏ dại và hạn chế sâu bệnh, không nên trồng liên tục với các loại cây họ bầu bí để tránh sâu bệnh tích lũy.

Để giảm chi phí, tăng thu nhập trong điều kiện giá phân bón tăng cao, bà con nên tận dụng các nguồn phân hữu cơ sẵn có, tuy nhiên cần phải ủ hoai mục. Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ còn làm tăng chất lượng trái, lưu ý sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng đúng theo quy định.

Các loại sâu bệnh chính trên cây dưa leo gồm có ruồi đục lá, sâu xanh ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh chết cây con, bệnh chết dây, bệnh phấn vàng.

- Bọ trĩ: thường hại  trên lá ngọn chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, hại nặng khi cây còn nhỏ, trong điều kiện khô, thiếu nước. Dùng các thuốc như Rigell , Confidor, Vimatox, Trebon  ...

- Nhện đỏ: chích hút nhựa ở mặt dưới lá, làm cho lá bị quăn queo, cũng hại nặng ở giai đoạn cây dưa còn nhỏ, dùng  thuốc đặc trị : Saromite, GC - Mite...

- Đối với ruồi đục lá (sâu vẽ bùa): trong mô lá ăn mô lá, chừa lại phần biểu bì, tạo ra những đường đục ngoằn ngoèo. Là loại côn trùng hại dưa, bầu, bí tương đối phổ biến hiện nay, gây hại suốt quá trình phát triển của cây, ruồi hại nặng làm cây tàn sớm, rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm năng suất. Phun thuốc Trigard, Ofunack, Scout ... khi mới xuất hiện trên lá non.

- Đối với các bệnh :

+ Bệnh phấn vàng:  xuất hiện khi mưa nhiều,  cần thoát nước tốt, tỉa bỏ lá gốc cho thông thoáng, khi bị bệnh dùng các loại thuốc như  Mexyl  MZ , Binyvil, Daconil…

+ Bệnh khảm lá; do virus không có thuốc trị, do vậy bà con cần chọn giống tốt sạch bệnh bằng cách mua giống có nguồn gốc rõ ràng.

Lưu ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng, đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly.

                                                     

                                               ThS.  Lê Minh Dũng

                                                                         Trưởng phòng Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và PTNT


Số lượt người xem: 15802    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm