SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
9
2
0
9
Trồng trọt 14 Tháng Tám 2006 1:50:00 CH

Thông báo kết quả bước đầu điều tra, định danh sâu đục thân trên cây vên vên

Qua khảo sát từ 18/01/06 đến 25/7/06 của Chi cục Bảo vệ thực vật Tp Hồ Chí Minh phối hợp với trường Đại học Cần Thơ (đoàn khảo sát) đã ghi nhận kết quả bước đầu trong việc điều tra, định danh sâu đục thân trên cây vên vên như sau:

 
 

TS. Nguyễn Thị Thu Cúc và cộng sự

(Trường Đại học Cần Thơ)

KS. Đỗ Văn Minh, KS. Nguyễn Văn Đức Tiến

(Chi cục Bảo vệ thực vật Tp.Hồ Chí Minh)

                                                                    

Rừng Bến Đình, Bến Dược và khu Di tích thuộc huyện Củ Chi có diện tích khoảng 190 ha. Đây là rừng phòng hộ, được trồng một số loài cây như: Muồng đen (Senna siamea), keo các loại (Acaccia sp), …trong đó có ba loài là cây gỗ lớn thường xanh là vên vên (Anisoptera costata Korth và A. cochinchinensis Pierre) ; dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. Ex G. Don) ; sao đen (Hopea odorata Roxb.) được trồng từ năm 1996.

Trong những năm gần đây, cây Vên vên là loại bị sâu đục thân phá hoại nhiều nhất. Vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006 đã có ít nhất 506 cây bị phá hại. Theo nhận định của Hạt Kiểm lâm huyện Củ Chi mức độ gây hại có xu hướng tăng dần theo các năm.

            Qua khảo sát từ 18/01/06 đến 25/7/06 của Chi cục Bảo vệ thực vật Tp Hồ Chí Minh phối hợp với trường Đại học Cần Thơ (đoàn khảo sát) đã ghi nhận kết quả bước đầu trong việc điều tra, định danh sâu đục thân trên cây vên vên như sau:

          Đoàn khảo sát tiến hành lấy mẫu tại tiểu khu Bến Đình, khoảnh 2, lô 7, 9 xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh bằng các phương pháp như điều tra trên các cây vên vên bị sâu đục thân; quan sát triệu chứng gây hại và dựa vào đó để tìm và xác định sự hiện diện của tác nhân bên ngoài và bên trong cây. Trong 3 đợt khảo sát đã thu được 07 sâu non và 04 trứng.

          Tiến hành nuôi sâu non trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Trong quá trình nuôi, hàng ngày ghi nhận sự sống sót, phát triển của sâu, thời gian lột xác, hoá nhộng và vũ hoá.

          Để định danh chính xác loài côn trùng này, đoàn khảo sát đã căn cứ vào các đặc điểm hình thái của thành trùng và sử dụng các khoá phân loại của nhiều tác giả như: Daniel J. Heffern – Electronic Version, 2005.1 (Borneo); Gotoh T. 1994; Surachai Choldumrongkul (Thailand)-2003 và các thông tin trên mạng Internet.

          

 Kết quả:

          1. Nuôi sâu:

          Kết quả nuôi sâu đã nhận dạng được sâu non và thành trùng.

 

Thành trùng          Sâu non (tuổi 5)    Làm ổ (kén)

 

2. Định danh:

Celosterna pollinosa sulphurea Heller, họ Cerambycidae, bộ Coleoptera

Ký chủ Anisoptera costata, Dipterocarpus alatus

3. Nhận xét:

          Qua theo dõi trên triệu chứng gây hại, tìm và xác định sự hiện diện của tác nhân bên ngoài và bên trong cây, mẫu vật thu thập được, nuôi và định danh loài côn trùng này (Celosterna pollinosa sulphurea Heller) có thể sơ bộ nhận xét như sau:

          Loài côn trùng này vũ hoá  khoảng tháng 5 đến tháng 7, rộ nhất trong tháng 5,6. Thành trùng cạy vỏ, đẻ trứng dưới vỏ nách cành cấp 2, trứng có hình ô van một đầu nhọn, màu vàng, dẹt, dài từ 1-1,2 cm.

Thành trùng cạy vỏ, đẻ trứng dưới vỏ         Trứng nằm bên dưới lớp vỏ

 

Khoảng 01 tháng sau trứng sẽ nở thành sâu non tuổi 1 và di chuyển về hướng cành cấp 1 và đi sâu vào cành cấp 1, sau đó di chuyển về hướng gốc cây tạo thành đường dài khoảng 2 mét, làm ổ (kén) khá đặc biệt sau đó vũ hoá và thoát ra ngoài.

 

Sâu non tuổi 1 mới nở từ trứng        Sâu non di chuyển trong thân cây

Sự gây hại: sau khi trứng nở, sâu non sẽ di chuyển vào phần thân gỗ, cây phản ứng tiết ra rất nhiều nhựa, sau đó nó di chuyển hướng về gốc cây, khi sắp vào kén nó sẽ đục lỗ thông ra ngoài và đẩy mùn gỗ, phân rơi xuống gốc cây. Với hình thức gây hại mô tả như trên, cây sẽ không bị chết do côn trùng nhưng sẽ làm phẩm chất gố xấu đi rất nhiều.

          Theo các tài liệu tra cứu trên mạng Internet, loài côn trùng này được ghi nhận có xuất hiện ở Thailand, Laos, Indonesia (Borneo, Sumatra, Java), Malaysia, chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận sự xuất hiện ở Việt Nam. 

    Ở Thailand, loài này gây hại trên cây dầu rái (Dipterocarpus alatus)

 

 

  

         Cây chảy nhựa                               Lỗ thoát của côn trùng

 

Kiến nghị:

          - Cần điều tra, khảo sát các vùng lân cận (có trồng hoặc có rừng tự nhiên cây họ sao dầu Dipterocarpacea) để đánh giá sự hiện diện của loài côn trùng này.

          - Tiếp tục phối hợp với trường đại học Cần Thơ thực hiện đăng ký chương trình khảo sát đối tượng này trong hoạt động nghiên cứu năm 2007 nhằm:

          * Xác định vòng đời chính xác

          * Đánh giá khả năng gây hại trên một số cây ký chủ khác (Dipterocarpus alatus Roxb. Ex G. Don, Hopea odorata Roxb, )

 

(Kết quả khảo sát do Chi cục BVTV Thành phố phối hợp với PGS TS Nguyễn Thị Thu Cúc, Đại học Cần Thơ và các cộng sự thực hiện)./.

 


Số lượt người xem: 3610    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm