SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
3
1
9
1
3
Trồng trọt 28 Tháng Bảy 2006 9:45:00 CH

Những bệnh nguy hiểm có liên quan đến rầy gây hại trên lúa

   KS. Nguyễn Văn Đức Tiến

                             Chi cục Bảo vệ thực vật Tp. Hồ chí Minh



Trong tình hình rầy nâu phát triển trên lúa tại đồng bằng sông Cửu Long cùng với sự xuất hiện của bệnh do rầy nâu môi giới lan truyền gây hại như là một đối tượng dịch hại nguy hiểm trên lúa hiện nay thì 24.000 ha lúa mùa của thành phố sắp tới sẽ bị ảnh hưởng lây lan là điều không tránh khỏi.

Để hiểu thêm về tác hại kép của rầy nâu và bệnh cùng xuất hiện trên ruộng lúa chúng tôi xin được thông tin thêm về các loại bệnh do rầy nâu môi giới truyền sang.

Các bệnh quan trọng do rầy truyền sang lúa bao gồm bệnh Tungro, bệnh lùn xoắn lá, bệnh lùn lúa cỏ và bệnh vàng lùn. Hầu hết các loại bệnh này đều do virut hoặc Mycoplasma gây ra và đều không có thuốc trị.

1. Bệnh Tungro: là một loại bệnh được ghi nhận từ lâu, khoảng 1969 tại Ấn Độ, Banglades, Philippine, Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản.

Bệnh do virut ở 2 dạng gọi là RTSV (Rice Tungro Spherical Virus) và dạng RTBV (Rice Tungro Bacilliform Virus) làm cho cây lúa có triệu chứng vàng và lùn hẳn so với cây lúa bình thường.

Bệnh này do môi giới truyền sang là rầy xanh đuôi đen (Nephottetis virescens Nephottestis nigropictus)

Trong trường hợp do Mycoplasma thì gọi là bệnh vàng lùn xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam năm 1964, 1966 và 1970 trên giống Mộc Tuyền hơn 50.000 ha

2. Bệnh lùn xoắn lá: là một loại bệnh xuất hiện thường sau dịch rầy nâu. Năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh, rầy nâu phát triển thành dịch và sau đó là hiện tượng lúa trổ bị xoăn lá trên lúa mùa ở huyện Nhà Bè gây hại hơn 200 ha thể hiện rất rõ.

Bệnh do virut RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra làm cho cây lúa có chồi đâm ra từ đốt thân bên trên mặt đất ruộng, bông lúa không trổ được (nghẹn đòng) lá lúa màu xanh thậm chí sậm hơn cây lúa khỏe, sống rất lâu và bị xoắn hoặc có u bướu nhỏ liên tục trên gân lá. Cây lúa có cảm giác lùn do không trổ được.

Bệnh này do rầy nâu truyền sang (Nilaparvata lugens)

  aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaHình ảnh lùn xoắn lá

 

3. Bệnh lùn lúa cỏ: là một loại bệnh xuất hiện trên thế giới vào thập niên 80. Bệnh cũng đã xuất hiện tại Việt Nam 1989 và tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 sau trận dịch rầy nâu.

Bệnh do virut RGSV strain 2 (Rice Grassy Stunt Virus Strain 2) gây ra làm cây lúa lùn, đẻ nhánh rất nhiều như bụi cỏ, lá ngã màu vàng và không trổ được, nếu bệnh nặng làm cho cả bụi lúa bị rụi và chết. Trên đồng ruộng nếu nhiễm cả 2 loại bệnh lùn xoắn lá và lùn lúa cỏ thì bệnh lùn lúa cỏ thường có tỷ lệ thấp hơn.

    Bệnh này do rầy nâu truyền sang

                               aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaHình ảnh lùn lúa cỏ

4. Bệnh vàng lùn: xuất hiện tại đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1989 được xem như là một bệnh mới. Năm 1999 hội nghị Cục BVTV phía nam tạm gọi là bệnh “vàng lùn” chưa rõ tác nhân.

    Sau gần 17 năm xuất hiện và hơn 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã có kết luận ban đầu là bệnh “vàng lùn” là một bệnh mới do sự tích hợp của 3 loại virut là lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá được truyền do rầy nâu và bệnh Tungro được truyền do rầy xanh đuôi đen trên lúa. Thí nghiệm lây bệnh trở lại do TS. I.R Choi thực hiện tại nhà lưới IRRI với sự phối trộn của 3 loại virut trên đã cho triệu chứng như bệnh “vàng lùn” ở đồng bằng sông Cửu Long.

                                          aaaaaaaaaaaaaaaaaaaHình ảnh vàng lùn

Từ những phân loại trên cho chúng ta đi đến kết luận sự xuất hiện của bệnh vàng lùn hiện nay là do:

  - Quần thể mật số cao của rầy nâu và rầy xanh làm vectơ truyền bệnh nhanh chóng và gây thiệt hại kép (vừa thiệt hại do rầy vừa thiệt hại do bệnh) là rất nghiêm trọng.

  - Sự phối hợp của 3 loại virut gây hại là không thể phòng trị bằng bất kỳ biện pháp nào khi cây lúa đã bị nhiễm bệnh.

  - Sự thâm canh, canh tác nhiều vụ liên tục là môi trường lây lan rất thuận lợi cho bệnh nguy hiểm này.

  - Giống lúa nhiễm rầy là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển trên diện rộng.

Biện pháp phòng trị:

Do tính phức tạp của bệnh quan hệ đến nhiều yếu tố sinh thái và sự phát triển của quần thể rầy trở nên phức tạp, nên biện pháp phòng trị chủ yếu là:

1. Canh tác lúa theo phương châm 3 giảm: giảm phân đạm, giảm lượng giống gieo sạ, giảm thuốc trừ sâu để tránh bột phát rầy nâu.

2. Tuy bản thân bệnh không lây lan qua hạt giống, nước, không khí, đất và tác nhân cơ giới nhưng buộc phải cày vùi bỏ ngay những diện tích bị nhiễm bệnh trên 30% vì đây là ổ dịch lan truyền do rầy nâu mang đi.

3. Khuyến cáo nông dân không sử dụng giống nhiễm rầy trên diện rộng. Dùng giống kháng.

4. Gieo sạ đồng loạt và phải cắt vụ gieo trồng. Không canh tác liên tục các vụ lúa mà thay vào cơ cấu cây trồng khác. Vận động chuyển đổi cây trồng theo chủ trương của thành phố hiện nay theo QĐ 97-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2006 về việc phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010.

5. Sử dụng thuốc hóa học trừ rầy ngay từ ruộng mạ và xử lý rầy triệt để đối với ruộng có mật số rầy cao (dập dịch).

6. Sử dụng thuốc kích kháng tăng sức đề kháng của lúa đối với virut như K2HPO4, CuCl2 để xử lý hạt; Risopla V 1-1,5 kg/ha bón lót.

Mặc dù thành phố đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay diện tích lúa năng suất thấp sang cây trồng vật nuôi có hiệu quả cao hơn nhưng trong quá trình chuyển đổi, diện tích lúa vẫn phải được bảo vệ để giữ thành quả lao động của nông dân, giữ vững năng suất đảm bảo cho người trồng lúa không bị thiệt hại thêm khi mà hiệu quả sản xuất còn thấp chưa kịp chuyển đổi do điều kiện sản xuất chưa tìm ra lối, chưa tìm ra cây trồng phù hợp.

 

Tài liệu kham khảo:

- TS Phạm Văn Dư: Bệnh vàng lùn hại lúa tại ĐBSCL, 2006.

- GS Phạm Văn Kim. Các bệnh quan trọng do virut gây ra tại ĐBSCL, 2006.

      - CCBVTV TP. Bệnh lùn lúa cỏ tại thành phố Hồ Chí Minh, 2000


 


Số lượt người xem: 4155    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm