SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
2
0
4
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Tháng Bảy 2013 3:35:00 CH

Thành phố Hồ Chí Minh - Ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

Ủy ban nhân dân thành phố vừa ban hành Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 về ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 04 tháng 7 năm 2013

Theo đó, đối tượng áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến xây dựng nông thôn mới; ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% cho các hoạt động: công tác quy hoạch; xây dựng mới, sửa chữa trụ sở Ủy ban nhân dân xã; công tác đào tạo kiến thức nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn ấp, cán bộ hợp tác xã; xây mới trường học và trạm y tế đạt chuẩn.

Đối với các hạng mục công trình đường giao thông: nguyên tắc đầu tư theo quy mô quy định tại Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải; đối với những tuyến đường có hiện trạng mặt cắt lớn hơn so với Quyết định số 315/QĐ-BGTVT thì đầu tư theo hiện trạng.

- Đối với đường giao thông trục chính của xã, đầu tư theo hiện trạng, ngân sách nhà nước đầu tư toàn bộ 100% giá trị công trình.

- Đường giao thông trục ấp, liên tổ: đầu tư theo hiện trạng, ngân sách nhà nước đầu tư toàn bộ; đầu tư mở rộng: nguồn vốn đầu tư gồm ngân sách nhà nước, vốn huy động từ doanh nghiệp hưởng lợi (nếu có) và vốn dân tham gia (gồm dân hiến đất toàn bộ, tiền, vật tư xây dựng).

- Đối với đường giao thông hẻm, tổ:

+ Các xã trung bình, khá có tỷ lệ hộ nghèo dưới 15% (hộ có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm tại thời điểm thẩm định đề án, có ý kiến xác nhận của Ban Chỉ đạo Giảm nghèo - Tăng hộ khá thành phố): ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 70% tổng mức đầu tư của công trình (phần xây lắp), phần còn lại vận động người dân (gồm đất được hiến toàn bộ, tiền, vật tư xây dựng), huy động doanh nghiệp (nếu có) và vận động từ người dân của xã đang sinh sống, hoạt động trong và ngoài nước.

+ Các xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo trên 15% (hộ có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm tại thời điểm thẩm định đề án có ý kiến xác nhận của Ban Chỉ đạo Giảm nghèo - Tăng hộ khá thành phố): ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 90% tổng mức đầu tư của công trình (phần xây lắp), phần còn lại vận động người dân (gồm đất được hiến toàn bộ, tiền, vật tư xây dựng) và huy động doanh nghiệp (nếu có) vận động từ người dân của xã đang sinh sống, hoạt động trong và ngoài nước.

+ Chỉ hỗ trợ, đền bù về đất và vật kiến trúc cho hộ dân đầu hẻm bị ảnh hưởng lớn khi mở rộng đường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ đối với công trình nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Đối với các tuyến giao thông trên địa bàn xã được quy hoạch là đô thị, cụm cảng, khu công nghiệp, khu chế xuất: chỉ thực hiện công tác duy tu, đảm bảo việc đi lại cho người dân (trong khi chờ thực hiện đầu tư theo quy hoạch), sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp giao thông của ngân sách huyện được bố trí hàng năm.

Đối với giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng:

+ Đầu tư theo hiện trạng: ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 90% tổng mức đầu tư của công trình (phần xây lắp), phần còn lại vận động người dân (tiền, vật tư xây dựng, ngày công lao động) và huy động tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp hưởng lợi (nếu có).

+ Đầu tư mở rộng: nguồn vốn đầu tư gồm ngân sách nhà nước, huy động vốn từ người dân (đất được hiến toàn bộ, tiền, vật tư xây dựng, ngày công lao động), tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp hưởng lợi (nếu có).

 

Đặng Kiệt


Số lượt người xem: 8866    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm