SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
2
3
9
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 23 Tháng Mười Một 2004 9:40:00 CH

Thông tin tháng 11 năm 2004

-

   

THÔNG TIN THÁNG 11 / 2004

----ooOoo----

1.- Tình hình sản xuất nông nghiệp :

1.1.- Tình hình sản xuất vụ Mùa 2004 :

     Theo báo cáo của các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp và báo cáo của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố, tiến độ sản xuất một số loại cây trồng chính trong vụ Mùa năm 2004 như sau :

     - Lúa : Diện tích lúa mùa đã sạ là 26.261 ha / 28.350 ha, đạt 92,63% so với kế hoạch và đạt 95,04% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay đa số lúa mùa đang trỗ, ngậm sữa. Diện tích lúa mùa sớm đã thu hoạch là 5.536 ha, đạt 111,05% so với cùng kỳ năm trước.

     - Rau : Diện tích rau vụ mùa đã gieo trồng là 2.420 ha / 3.015 ha, đạt 80,26% so với kế hoạch. Rau đang phát triển và thu hoạch.

1.2.- Tình hình sản xuất vụ đông xuân 2004 - 2005 :

Hiện nay, một vài nơi trên địa bàn thành phố đã triển khai sản xuất vụ đông xuân 2004 – 2005. Tiến độ gieo trồng một số loại cây trồng ghi nhận được như sau : Đậu phộng 384 ha, bắp 253 ha. Tất cả đều đang phát triển bình thường.

1.3.- Tình hình sinh vật hại cây trồng :

     Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố diễn ra trong tháng qua như sau :

     - Trên lúa : Hiện nay rầy nâu đang nở rộ trên đồng ruộng, đa số ở giai đoạn tuổi 3 – 4, một số ở tuổi 5, mật độ phổ biến từ 500 – 1.000 con/m2; những diện tích có rầy phát sinh với mật độ cao đã được bà con nông dân xử lý bằng biện pháp dùng dầu và thuốc trừ sâu. Ngoài ra, trên lúa mùa còn có chuột, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn phát sinh. Tuy nhiên, phần lớn sinh vật hại xuất hiện trên lúa mùa đều ở mật độ thấp. Số chuột bắt được trong tháng qua tại huyện Hóc Môn là 470 con.

          - Trên rau : Trong tháng qua, trên rau có các loại sâu bệnh hại phát sinh như sâu xanh, sâu ăn tạp, dòi đục lá, bệnh phấn vàng, bệnh thán thư, bệnh rỉ trắng,… Tuy nhiên, nhìn chung tình hình sinh vật hại trên rau giảm nhiều so với tháng trước. Số ốc bươu vàng bắt được tại các quận 12, Thủ Đức và huyện Hóc Môn trong tháng qua là 2.629 kg.

          - Trong tháng qua, Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố đã phóng thích ong ký sinh để phòng trừ bọ dừa tại các phường Phú Hữu, Tăng Nhơn Phú B, Long Bình, Long Trường, Long Thạnh Mỹ thuộc quận 9 và các phường Tam Phú, Hiệp Bình Phước thuộc quận Thủ Đức.

          - Nhằm trang bị kiến thức và những thao tác cơ bản về cách sử dụng phương pháp GT – TEST KIT cho các nhà hàng, khách sạn, các công ty kinh doanh nông sản, chợ đầu mối trên địa bàn thành phố để có thể tự kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả trước khi đưa vào chế biến và lưu thông, vừa qua, Chi cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tổ chức lớp tập huấn cho 30 học viên thuộc các đối tượng nói trên.

2.- Tình hình chăn nuôi thú y :

- Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố phát triển bình thường trong tháng qua. Dịch tễ đàn gia súc, gia cầm của thành phố tương đối ổn định. Các đơn vị trực thuộc Chi cục Thú y thành phố đang khẩn trương tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm và tăng cường kiểm tra việc chấp hành theo quy trình giết mổ gia cầm tại các cơ sở giết mổ gia cầm.

- Tổng đàn gia cầm của thành phố tính đến ngày 18/11/2004 là 820.041 con, được nuôi tại 317 hộ, trong đó : 279.271 con gà, 67.281 con vịt, 471.280 con chim cút, 2.209 con bồ câu.

- Đến nay, trên địa bàn thành phố vẫn còn 06 hộ chăn nuôi vịt đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Cúm chủng H5, tổng đàn là 7.886 con, trong đó có 02 hộ ở Nhà Bè với 3.700 con vịt, 04 hộ ở Củ Chi với 4.186 con vịt.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm gia cầm – thủy cầm thành phố vào ngày 16/11/2004 vừa qua, ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân hai huyện Củ Chi và Nhà Bè ra quyết định cưỡng chế, đưa đàn vịt dương tính với virus H5 của 6 hộ nói trên vào cơ sở giết mổ tập trung có kiểm soát, nhằm cắt đứt nguồn bệnh lây lan.

- Tiếp tục thực hiện công tác chống giết mổ gia súc, gia cầm trái phép trên địa bàn thành phố, trong tháng qua, các đơn vị trực thuộc Chi cục Thú y đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 15 trường hợp giết mổ gia súc trái phép với tang vật gồm 138 con heo hơi, 08 heo mảnh và 150 kg thịt heo; 13 trường hợp giết mổ gia cầm trái phép với tang vật gồm 1.432 con gà vịt sống.

Tại các lò mổ, điểm giết mổ gia súc, công tác xử lý đã thực hiện như sau : hủy phụ phẩm, thịt mất phẩm chất 9.260 kg thịt heo, 01 con bò, 6 kg thịt chó; luộc 34 con heo, hạ phẩm 202 con heo và 04 con bò.

          Các đơn vị thuộc Chi cục Thú y thành phố cũng đã xử lý 131 trường hợp hủy gia cầm, gồm : 2.871 quả trứng gia cầm, 3.512 con gia cầm sống, 194 con và 130 kg gia cầm tươi, 172 con chim cút và 840 quả trứng cút.

- Tình hình thực hiện công tác thú y tại Công ty Bò sữa Tp.HCM :

     + Tổ công tác của Chi cục Thú y tại Công ty Bò sữa đã phối hợp với Công ty Bò sữa và Công ty TNHH một thành viên Bảo vệ thực vật Sài Gòn tiến hành thử nghiệm thuốc diệt ve trên giấy bìa cứng và diệt ve trên đồng cỏ bằng 3 chế phẩm : Sapen Alpha 5 EC, Sec Saigon 25 EC và dầu khoáng SK Enspray 99 EC với 3 nồng độ khác nhau. Kết quả ghi nhận như sau : 2 chế phẩm Sapen Alpha 5 EC và Sec Saigon 25 EC có thể sử dụng diệt ve cám trên đồng cỏ; hiệu quả diệt ve trưởng thành không cao. Tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi đánh giá hiệu quả diệt ve trên đồng cỏ sau khi phun thuốc vài ngày.

     + Tổng đàn bò sữa của Công ty Bò sữa thành phố là 2.783 con. Vừa qua đã tiêm phòng 1.666 liều vaccine Aftovax (đạt 90% toàn đàn) và 143 liều vaccine Tụ huyết trùng (đạt 100% diện tiêm). Công ty đã phân loại đàn bò theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y thành phố để điều trị; trang bị thêm quạt, đổ cát vào lối đi, sân chơi và phát quang khu vực chung quanh trại 4, trại 5; tăng cường công tác chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc sát trùng theo quy trình. Nhìn chung, tình hình sức khỏe của đàn bò hiện nay có chiều hướng cải thiện tốt hơn trước đây.

3.- Tình hình thủy sản :

- Phối hợp với hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ chuẩn bị tổng kết nuôi tôm sú vụ II năm 2004.

- Dự thảo quy hoạch – quy định về nuôi cá bè trên sông Tắc, phường Long Trường, quận 9.

- Chuẩn bị báo cáo tổng kết 05 năm từ 2001 – 2005 và kế hoạch phát triển ngành Thủy sản thành phố Hồ Chí Minh từ 2006 – 2010. Phối hợp góp ý các văn bản : Dự thảo Nghị định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thú y, Thông tư liên tịch quản lý nhà nước về thủy sản, Luật thanh tra chuyên ngành thủy sản.

- Phối hợp triển khai các vấn đề liên quan đến chương trình cá cảnh như xây dựng Làng nghề cá cảnh ở huyện Củ Chi, Trung tâm Kinh doanh cá cảnh tại khu vực quận 10.

- Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản :

Trong tháng qua, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố đã thực hiện :

+ Kiểm dịch xuất khẩu 117.367,3 kg động vật thủy sản, 88.057,8 kg sản phẩm động vật thủy sản, 194.495 con cá cảnh và 300 con cá sấu giống.

+ Kiểm dịch nhập khẩu 1.474 con tôm hùm giống, 813 con tôm sú bố mẹ, 165.950 con cá mú giống, 1.170.000 con cá chẽm giống và 9.600 con cá cảnh.

+ Công tác đăng kiểm tàu cá tiếp tục thực hiện như sau : Trong tháng đã kiểm tra gia hạn 11 tàu, kiểm tra giám sát sửa chữa 01 tàu, kiểm tra đăng ký mới 07 tàu và 90 bè cá.

- Hoạt động Ban quản lý Trung tâm Thủy sản thành phố :

Trong tháng qua, Ban quản lý Trung tâm Thủy sản thành phố đã thực hiện các mặt công tác sau :

+ Phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh lại dự án để trình thẩm định.

+ Phối hợp với Ban quản lý dự án và Ban đền bù giải tỏa huyện Nhà Bè lập các thủ tục đền bù giải tỏa để trình duyệt.

+ Các bộ phận thực hiện đề tài đã đi tham quan, khảo sát một số cảng cá tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm thực hiện hai chuyên đề về “Giải pháp thu hút đầu tư và các chính sách ưu đãi hỗ trợ di dời” và “Xác định nguồn nguyên liệu thủy sản”.

4.- Hoạt động kiểm lâm :

- Trong tháng qua, Chi cục Kiểm lâm thành phố đã kiểm tra, phát hiện và lập 19 biên bản vi phạm hành chính gồm : 02 vụ phá rừng trái phép, diện tích thiệt hại 0,0034 ha; 06 vụ vận chuyển, mua bán trái phép động vật rừng; 09 vụ vận chuyển, mua bán trái phép gỗ; 02 vụ gây thiệt hại đất rừng, diện tích thiệt hại 0,0640 ha.

- Trong tháng qua, Chi cục Kiểm lâm thành phố đã quyết định xử phạt 17 vụ vi phạm hành chính, trong đó phạt tiền 16 vụ với tổng số tiền phạt là 45.271.000 đồng; tịch thu 25,5552 m3 gỗ xẻ, 11 con và 578,5 kg động vật rừng các loại.

- Đến nay, Chi cục Kiểm lâm đã thực hiện hoàn thành Dự án điều tra gắn chíp điện tử để quản lý động vật hoang dã quý hiếm nuôi nhốt trên địa bàn thành phố, với tổng số gấu nuôi nhốt đã được gắn chíp là 356 con.

5.- Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão :

- Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương trước diễn biến của cơn bão số 4, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố đã tổ chức trực ban liên tục 24/24 giờ, đồng thời đã gửi Công điện khẩn số 01 CĐ/PCLB vào lúc 14 giờ 30 ngày 22/11/2004 và Công điện khẩn số 02 CĐ/PCLB vào lúc 7 giờ 00 ngày 23/11/2004 đến Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các sở - ngành và quận - huyện để yêu cầu tổ chức trực ban liên tục 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; khẩn trương triển khai các phương án phòng chống và khắc phục hậu quả do bão hoặc ảnh hưởng của bão; sẵn sàng mọi điều kiện, phương tiện, phối hợp lực lượng theo kế hoạch phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn của ngành, đơn vị, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống do bão, mưa to, triều cao, sẵn sàng các biện pháp di dời và ứng cứu kịp thời khi cần thiết; không cho tàu thuyền ra khơi; bảo đảm hệ thống thông tin hoạt động tốt, liên tục, tiếp nhận và thông báo kịp thời thông tin về cơn bão.

     Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố cũng đã báo cáo nhanh với Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thông tin và kiểm tra an toàn của tàu thuyền trên biển.

- Trong tháng qua, Chi cục Quản lý nước và Phòng chống lụt bão đã tổ chức và phối hợp kiểm tra công tác nạo vét, tu bổ kênh, cống, điều tiết nguồn nước kênh Đông Củ Chi, công tác chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố; kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, ngập úng, sạt lở tại hai phường 27 và 28, quận Bình Thạnh; nghiệm thu công trình phòng chống lụt bão năm 2004 tại quận 12.

6.- Công tác quản lý kiểm định giống :

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi thành phố đã thực hiện bình tuyển được 1.093 con bò sữa / 2.000 con theo kế hoạch, đạt 54,65%, nâng tổng số bò sữa được bình tuyển từ đầu dự án đến nay là 25.244 con. Công tác gieo tinh bò sữa bằng các dòng tinh cao sản thực hiện được 1.830 liều tinh / 2.000 liều theo kế hoạch, đạt 91,50%, như vậy tổng số liều tinh đã được gieo kể từ khi bắt đầu thực hiện dự án đến nay là 25.335 liều.

7.- Hoạt động khuyến nông :

          Trong tháng qua, hoạt động khuyến nông thành phố có những nội dung chính sau đây :

- Tổ chức 63 lớp tập huấn khuyến nông cho gần 2.200 lượt nông dân tham dự tại các địa bàn : Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, quận 9, 12, Gò Vấp, Bình Tân và Thủ Đức. Nội dung tập huấn bao gồm : các biện pháp làm hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất cho bò sữa, kỹ thuật nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt, kỹ thuật nuôi dê, thỏ, heo hướng nạc; kỹ thuật nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao theo đặc điểm từng vùng; kỹ thuật canh tác rau an toàn, rau hữu cơ, đậu phộng; kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan, cây kiểng,…

- Tổ chức 13 chuyến tham quan cho gần 700 lượt nông dân ở quận 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi đi tham quan các mô hình sản xuất tiêu biểu để bà con có điều kiện học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

- Tổ chức 12 cuộc hội thảo về các nội dung : nâng cao năng suất cá nuôi, phương pháp chọn giống và giải pháp phòng bệnh cho tôm sú, định hướng phát triển nuôi và dịch vụ cá kiểng, chăn nuôi heo nái sinh sản, biện pháp hạ giá thành thức ăn và xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bò sữa, phát triển rau an toàn, các mô hình khuyến lâm trồng cây tràm Úc và hướng phát triển các mô hình trồng lan cắt cành, đáp ứng với tốc độ đô thị hóa của thành phố, nhằm giúp bà con nông dân có hướng phát triển sản xuất trong điều kiện mới.

8.- Một số công tác chính khác :

- Tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện chương trình mục tiêu phát triển bò sữa thành phố giai đoạn 2002 – 2005. Họp giao ban chuẩn bị Hội nghị sơ kết chương trình rau an toàn, dứa Cayene và thông qua kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 200/TTg.

- Dự Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết TW 5. Dự lễ ra quân thực hiện dự án vệ sinh môi trường nông thôn 12 phường – xã năm 2004 – 2005 và phát động ra quân tổng vệ sinh, thu gom bao bì vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 264/2003/QĐ-TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp quản lý, sử dụng đất trong các nông, lâm trường quốc doanh, Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh và Chỉ thị số 26/CT-UB ngày 15/9/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về quy hoạch đất các nông trường trên địa bàn thành phố.

- Làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm (thức ăn chăn nuôi, phân bón, bảo vệ thực vật, thú y). Sở đã hoàn chỉnh và gửi báo cáo tổng kết ngành muối của thành phố cho Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối.

- Báo cáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về kết quả khảo sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất giống của một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh giống. Đưa Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố đi thăm một số điểm trồng dứa Cayene và rau an toàn.

- Họp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và một số sở, ngành liên quan thống nhất diện tích hưởng kinh phí bảo vệ rừng.

- Họp giao ban đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản 10 tháng đầu năm 2004 và đi kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án xây dựng cơ bản.

- Họp giao ban Ban tổ chức, Ban giám khảo, Ban thư ký Hội thi Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp thành phố năm 2004 và Ban chỉ đạo Chương trình phát triển hoa – cây kiểng.

- Tiếp và làm việc với đoàn Bộ trưởng Bộ Thủy sản Na Uy, đoàn Nhật và Trường Đại học Praha (Cộng hòa Czech).
 

Số lượt người xem: 4325    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm