SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
4
7
4
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20 Tháng Mười Một 2004 9:55:00 SA

Tình hình chế biến xuất khẩu gỗ, lâm sản của nước ta hiện nay và định hướng trong thời gian tới

 
   

1/Tình hình chế biến xuất khẩu gỗ, lâm sản:

Trong những năm qua, xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến và nội thất đã đạt được nhiều kết quả, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trở thành một trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thực hiện qua các năm như sau:

-Về gỗ nguyên liệu cho chế biến trong nước và xuất khẩu:

          +Khai thác từ rừng tự nhiên ( cả khai thác chính và tận thu, tận dụng): 500.000m3/ năm

          +Nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu: 800.000m3/năm.

          +Nguyên liệu từ gỗ rừng trồng: 1.200.000 –1.600.000m3/năm.

-Về kim ngạch xuất khẩu:

 

Năm 2002

Năm 2003

2004

(mục tiêu)

2005

(mục tiêu)

435 triệu USD

500 triệu USD tăng 28,7%

670 triệu USD tăng 19%

1 tỉ USD

 

Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thương mại mang tính ngành và quốc gia trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, thế giới chưa biết đến Việt Nam là một trong những quốc gia mạnh về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ. Để sự phát triển này mang tính bền vững góp phần thực hiện chủ trương tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì việc thực hiện công tác xúc tiến thương mại trong lĩnh vực này ở cả 3 cấp: Chính phủ, Tổ chức xúc tiến thương mại và Hiệp hội gỗ, lâm sản trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến và nội thất. Nhờ hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới một cách chủ động và hợp lý ngành chế biến gỗ và nội thất nói riêng đã được hưởng lợi từ tiến trình này. Đặc biệt, với việc ký kết Hiệp Định thương mại Việt - Mỹ, các doanh nghiệp của Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn nhất, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng sau Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì một vài năm nữa Việt Nam có thể vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến và nội thất lớn thứ 3 Đông Nam Á.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua rất khó duy trì nếu như không có các biện pháp xúc tiến thương mại và sự hổ trợ của địa phương, Bộ, ngành và chính đối với doanh nghiệp.

2/Định hướng cho chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu trong thời gian tới

a/ Phát triển sản xuất chế biến gỗ, lâm sản:

          -Khai thác sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả, hạn chế sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên để thực hiện mục đích kinh doanh rừng bền vững, khuyến khích sử dụng gỗ từ rừng trồng.

          -Phát triển công nghiệp chế biến sử dụng gỗ rừng trồng.

          -Phát triển ngành nghề truyền thống gắn với làng nghề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh chế biến hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ và các lâm sản ngoài gỗ mà nước ta có lợi thế so sánh trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế.

          -Quan tâm đầu tư thích đáng về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và tiền vốn để tăng khả năng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu được thị trường ưa chuộng.

b/ Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm:

          -Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư.

          -Tạo cơ hội xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của hàng gỗ, lâm sản trong khu vực và trên thế giới.

c/ Thực hiện chương trình phát triển chế biến gỗ, lâm sản đến năm 2010 của ngành nông nghiệp và PTNT.

3/Một số giải pháp thực hiện:

a/ Bảo đảm nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhu cầu theo kế hoạch, tiến độ phát triển sản xuất đã đề ra.

-Gỗ rừng tự nhiên: cung cấp ổn định cho các nhu cầu theo nguyên tắc ưu tiên sản xuất sản xuất hàng thủ công  mỹ nghệ và đồ mộc tinh chế xuất khẩu.

-Gỗ rừng trồng: cung cấp chủ yếu cho công nghiệp giấy, chế biến ván nhân tạo làm nguyên liệu cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phải đi trước một bước và phải gắn với nhà máy chế biến. Đầu tư các giải pháp khoa học công nghệ để tạo ra các giống cây có năng suất cao và xây dựng được tập đoàn cây chủ lực trong trồng rừng kinh tế, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp.

-Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu sản xuất từ nguồn gỗ, lâm sản nhập khẩu.

b/ Quy mô sản xuất, công suất thiết bị:

Phát triển sản xuất trên mọi phương diện, kết hợp giữa qui mô sản xuất lớn với qui mô vừa và nhỏ, phát huy công suất thiết bị:

-Đối với các doanh nghiệp trên cơ sở nguồn vốn đã có, phát huy nội lực, khả năng thu hút vốn đầu tư, thực hiện từng bước mở rộng qui mô, nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

-Các làng nghề truyền thống, hộ gia đình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cần có sự giao lưu, truyền bá kinh nghiệm, liên kết kinh tế, trao đổi công cụ, đầu tư sử dụng thiết bị công suất vừa và nhỏ, cơ giới hóa khâu chế biến nguyên liệu, tạo phôi sản phẩm. Cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng cho các làng nghề truyền thống tập trung.

-Tại các vùng xa, để tiêu thụ được gỗ rừng trồng nên áp dụng qui mô sản xuất nhỏ, chế biến ra dăm gỗ cung cấp cho công nghiệp giấy, ván nhân tạo.

c/ Công nghệ sản xuất:

Đối với các cơ sở hiện có: từng bước áp dụng công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến, ưu tiên công nghệ sản xuất gỗ rừng trồng, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Đối với các cơ sở xây dựng mới: ưu tiên lựa chọn các công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển với công suất thiết bị đủ lớn.

d/ Cơ cấu sản phẩm:

Trên cơ sở công nghệ sản xuất, trình độ tay nghề của cán bộ, công nhân, căn cứ thị hiếu thị trường tiêu thụ để xác định cho được mặt hàng chủ lực và các sản phẩm kinh doanh khác của doanh nghiệp. Tăng khối lượng sản phẩm chế biến từ ván nhân tạo.

Tập trung đầu tư để nâng cao trình độ của đội ngũ tiếp thị có khả năng phát hiện nhanh, chính xác nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Xây dựng các trung tâm thiết kế mỹ thuật sản phẩm cho ngành chế biến gỗ có đủ điều kiện tạo ra nhiều mẩu mã, chủng lọai hàng hóa và xúc tiến công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm.

e / Một số thị trường chính cần quan tâm:

Thị trường EU:

EU là thị trường nội thất lớn nhất thế giới, theo thống kê năm 2000, thị trường nội thất EU đạt 66 tỉ USD trong đó Đức là thị trường lớn nhất, chiếm khỏang 27%. EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm nội thất, chiếm khỏang 50% nhập khẩu tòan thế giới tương đương 19,5 tỉ USD (năm 2000), trong đó 45% nhập khẩu là từ các nước nằm ngoài EU. Trong số các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất, Việt Nam là một trong số các nước đang gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu vào thị trường này.

Thị trường Mỹ:

Thị trường nội thất của Mỹ trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng ổn định. Theo Bộ Thương Mại Mỹ, nhập khẩu nội thất của Mỹ đã tăng trưởng 200%, trong thời gian từ năm 1996-2001. Khoảng 40% sản phẩm gỗ nội thất được bán trên thị trường Mỹ được nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng đầu. Việt Nam cũng có sự gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ, đạt 110 triệu USD năm 2003 so với 10 triệu năm 2001

(T.Hồng - Tổ Tin học- 29/10/04 nguồn Cục Lâm Nghiệp)


Số lượt người xem: 36348    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm