SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
9
4
9
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 29 Tháng Mười Một 2004 9:55:00 CH

Nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài “ Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi ếch thâm canh tại Tp. Hồ Chí Minh”

Ngày 26/11/2004, Sở Khoa học và công nghệ đã tổ chức kiểm tra thực tế để nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài “ Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thâm canh ếch tại TPHCM” do TS Lê Thanh Hùng - Giảng viên Trường Đại học Nông lâm TPHCM– làm chủ nhệm. Hội đồng do PGS-TS Hoàng Dức Đạt làm chủ tịch cùng với 8 thành viên khác đã khảo sát các địa điểm ương nuôi tại huyện Hóc Môn và Trường Đại học Nông lâm.

Trong thời gian, với xu hướng đa dạng hóa vật nuôi và cây trồng để tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, việc đưa các giống mới có giá trị kinh tế, phù hợp với môi trường là mục tiêu quan trọng để phát triển nông nghiệp và thủy sản. Ở Thành phố, trong lĩnh vực thủy sản, tôm sú và cá điêu hồng là 2 đối tượng nuôi đang được phát triển mạnh ở các huyện ngoại thành.

Trong các đối tượng nuôi của lĩnh vực thủy sản, ếch là loài lưỡng cư có đời sống gắn bó với môi trường nước và có nhu cầu cao cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Từ lâu, sản xuất ếch cung cấp cho thị trường vẫn chủ yếu dựa vào đánh bắt trong tự nhiên. Tuy nhiên, nguồn cung cấp này càng khan hiếm nên việc nuôi đối tượng này đã nhận được sự lưu ý và quan tâm của nhiều người. Tại nước ta, đã có nhiều cố gắng nuôi ếch đồng (Rana tigrina) bằng phương pháp thủ công dân gian với con giống tại chỗ và thức ăn tự nhiên. Nhưng việc nuôi ếch đồng không phát triển vì tỉ lệ chết khá cao, sản lượng thấp và không hiệu quả. Việc nuôi ếch thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp nếu phát triển tốt sẽ mở rộng khả năng cung cấp nguyên liệu cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, giảm áp lực khai thác ếch trong thiên nhiên. 

Đề tài có 3 mục tiêu chính: một là, thực nghiệm sản xuất nhân tạo giống ếch Thái lan (Rana rugulosa) và nuôi thâm canh ếch Thái Lan để xác định khả năng sinh sản, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở cũng như các thông số trong nuôi thâm canh như hệ số thức ăn, tăng trọng và hiệu quả kinh tế. Hai là, so sánh sự tăng trọng , tỉ lệ sống giữa loài ếch đồng và ếch Thái Lan với việc sử dụng thức ăn viên và so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi ếch. Ba là, tổ chức nuôi thử nghiệm các mô hình nuôi ếch tại các hộ nông dân.

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy khả năng sinh sản của ếch Thái Lan tương tự ếch Việt Nam. Ếch Thái Lan có ưu thế so với ếch Việt Nam về tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở, tốc độ tăng trưởng và biến thái của nòng nọc, tăng trọng và tỉ lệ sống. Do đó, mô hình thực nghiệm nuôi ếch Thái Lan thâm canh với thức ăn viên cho kết quả rất khả quan và có triển vọng phát triển mạnh trong sản xuất. Như vậy, kết quả của đề tài cho thấy nghề nuôi ếch Thái lan thâm canh có khả năng trở thành một ngành nuôi thủy sản mới tại TP nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trên địa bàn TP. Vấn đề còn lại là cần phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến từ ếch, tạo thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước lẫn xuất khẩu, nhằm phát triển nghề nuôi ếch thâm canh theo hướng ổn định và hiệu quả.

TMT


Số lượt người xem: 4218    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm