SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
7
0
3
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26 Tháng Mười Một 2004 3:00:00 CH

Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tính kháng thuốc Phosphine và nghiên cứu phương pháp sử dụng Phosphine có phối hợp với CO2 để khử trùng sâu mọt hại nông sản có hiệu quả”

Ngày 24/11/2004, tại Sở Khoa học và công nghệ TPHCM, Hội đồng nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tính kháng thuốc Phosphine và nghiên cứu phương pháp sử dụng Phosphine có phối hợp với CO2 để khử trùng sâu mọt hại nông sản có hiệu quả” do TS Võ Mai làm chủ tịch cùng với 6 thành viên khác đã họp nghiệm thu kết quả nghiên cứu cua đề tài.

 

 Đề tài do GS-TS Nguyễn Thơ - hiện đang công tác tại Phân viện cơ diện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch – làm chủ nhiệm và được thực hiện từ tháng 10/2001 – 10/2004, trễ hạn 1 năm so với thời gian được duyệt do có sự thay đổi về tổ chức của Phân viện công nghệ sau thu hoạch.

Được biết, nước ta hàng năm sản xuất hơn 30 triệu tấn ngũ cốc và hàng trăm ngàn tấn nông sản khác như: hồ tiêu, cà phê, sắn lát…Các loại n6ng sản này khi bảo quản trong kho tàng đều bị côn trùng và nấm mốc phá hoại làm mất mát rất lớn về số lượng (10% - 15% sản lượng) và mất mát về chất lượng, phát sinh độc tố nấm mốc gây hại đến sức khỏa con người và gia súc. Để phòng trừ sâu mọt hại nông sản xuất nhập khẩu cũng như lưu trữ trong các kho, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, người ta thường sử dụng 2 loại thuốc khử trùng chính là Methyl Bromide và Phosphine.

Hợp chất Methyl Bromide (CH3Br) có ưu điểm diệt trùng mạnh, diệt được cả pha trứng và nhộng của côn trùng (trong khi Phosphine không diệt được pha trứng và nhộng), thời gian khử trùng rất nhanh nên rất thuận lợi khi khử trùng các phương tiện vận chuyển và tàu viễn dương. Ngoài ra, chất này còn diệt được nấm mốc trong nông sản. Tuy nhiên, chất này rất độc hại cho người, gia súc và phá hại môi trường, đặc biệt là nó có thể làm thủng tầng Ozon. Do vậy, theo Ngjị định thư Montréal, Methyl Bromide sẽ bị cấm khử trùng từ năm 2005 ở các nước phát triển và đối với các nước đang phát triển sẽ bắt đầu cấm từ năm 2015. Hàng hóa nông sản xuất sang các nước phát triển sau năm 2005 sẽ khó được chấp nhận nếu chúng ta tiếp tục khử trùng bằng Methyl Bromide.

Hiện nay, trên thế giới đã khuyến nghị sử dụng Phosphine là hợp chất dùng để khử trùng thay thế cho Methyl Bromide trong tương lai.Sở dĩ có sự đề xuất đó là vì Phosphine có ưu điểm rẻ tiền, hiệu quả khử trùng tốt, không làm hư hại nông sản, không để lại dư lượng và gây độc hại cho môi trường. Tuy nhiên, cần nghiên cứu khắc phục những nhược điểm có liên quan đến tính kháng của sâu mọt từ khâu bảo quản nông sản đến khâu khử trùng.

Đề tài được đề xuất thực hiện gồm 3 mục tiêu chính: một là, điều tra thu thập mẫu sâu mọt hại tại một số kho nông sản trên địa bàn TPHCM. Hai là, nghiên cứu mức độ và tính kháng thu6óc của 3 loài sâu mọt hại chính phổ biến trong kho tàng, gồm: Rhyzopertha dominica, Sitophylus oryzae, Tribolium castaneum trên địa bàn TP. Ba là, nghiên cứu ứng dụng phương pháp phối hợp Phosphine với CO2 trong điều kiện có gia nhiệt cao để khử trùng xông hơi nhằm diệt được pha trứng và pha nhộng để rút ngắn thời gan ủ thuốc so với phương pháp chỉ dùng Phosphine đơn thuần.

Sau hơn 2 năm nghiên cứu, với sự hỗ trợ của tổ chức SCIRO (Australia), đề tài đã nghiên cứu thành công liều lượng phối trộn và các thức tiến hành hành khử trùng nhằm đạt đựơc mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tức là phối trộn Phosphine với CO2 để diệt được cả pha trứng lẫn pha nhộng của 3 loại mọt gây hại như trên. Qua nghiên cứu, đề tài cũng đã chỉ ra các hạn chế về điều kiện bảo quản trong các kho nông sản của một số Công ty lớn trong thành phố đã ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng hàng hóa, đồng thời Ban chủ nhiệm cũng đã đề xuất ứng dụng biện pháp quản lý nông sản tổng hợp (ICM) ở các kho nông sản và tiếp tục nghiên cứu sử dụng Phosphine và CO2 đã được điều chế và phối trộn sẵn đựng trong bình nén, trang bị trong hầm hàng có hệ thống đảo khí và gia nhiệt chính xác nhằm tăng hiệu quả khử trùng đối với nông sản.

TMT

Số lượt người xem: 6728    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm