SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
5
3
8
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24 Tháng Mười Một 2004 9:50:00 SA

Tình hình quản lý 3 loại rừng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh

-
 
   

 1/Xây dựng và thực hiện quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn TP.HCM:

Tổng diện tích đất tự nhiên của TP quy hoạch cho lâm nghiệp đến thời điểm ngày 31/12/2003 là 209.198 ha , gồm:

-Đất lâm nghiệp là:                          36.394,50 ha trong đó

          +Đất rừng phòng hộ:          31.628,70 ha

          +Đất rừng đặc dụng :               24,90 ha

          +Đất rừng sản xuất:              4.740,90 ha

-Đất có rừng:                              35.361,20 ha

          +Diện tích rừng phòng hộ:          30.594,40 ha

          +Diện tích rừng đặc dụng:         24,90 ha

          +Diện tích rừng sản xuất:     4.740,90 ha

-Đất trống, đồi núi không có rừng:: gồm 1033,30 ha trong quy hoạch đất rừng phòng hộ.

-Đất khác: 172.803,50 ha

Phân loại rừng:

          -Rừng tự nhiên: 13.821,10 ha gồm

          +Rừng tự nhiên ngập mặn phòng hộ: 10.976,60 ha ( trong đó Rừng đước 527,9 ha ; Rừng hỗn giao 5.118,9 ha ; Rừng khác 5.329,8 ha)

          +Rừng ngập mặn sản xuất:            2.838,5 ha

          +Rừng phòng hộ trên núi đá :                6,60 ha

          -Rừng trồng:

          +Rừng trồng phòng hộ:               19.612,80 ha

          +Rừng trồng đặc dụng:                   24,90 ha

          +Rừng trồng sản xuất:              2.838,50 ha

2/Phân cấp quản lý rừng:

-Đối với Rừng phòng hộ:

          -Rừng ngập mặn phòng hộ huyện Cần Giờ giao cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ trực tiếp quản lý. Khu rừng được chia thành các phân khu, tiểu khu có các tổ- đội quản lý bảo vệ rừng kết hợp với các hộ dân được nhận khoán bảo vệ rừng và 6 nông trường thuộc các quận, huyện cùng BCH quân sự TP.

          -Rừng phòng hộ tại hai huyện Bình Chánh -Củ Chi do Chi cục Phát triển lâm nghiệp trực tiếp quản lý giao cho các nông trường Láng Le, Lê Minh Xuân, BQL Khu DTLS Bến Dược, BCH Quân sự TP (được UBNDTP có quyết định tạm giao trong khi chờ ý kiến của Thủ tướng chính phủ), Hạt kiểm lâm Củ chi quản lý bảo vệ rừng.

          -Rừng phòng hộ được đầu tư theo chương trình 327 do Quân đoàn 4 trực tiếp quản lý là 341 ha và 25 ha rừng xây dựng Vườn cây lâm nghiệp thuộc  Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.

-Đối với rừng đặc dụng: do Chi cục Phát triển Lâm nghiệp trực tiếp quản lý, đang đầu tư xây dựng Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Tạo.

-Đối với rừng sản xuất: do chủ rừng được nhà nước giao đất trực tiếp quản lý.

3/ Tình hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng tại TP.HCM:

Trên cơ sở phân cấp quản lý, việc tổ chức quản lý bảo vệ rừng được giao về cho các đơn vị chủ rừng địa phương và các cơ quan quản lý chuyên ngành như: Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm Lâm… nên việc bảo vệ rừng tại thành phố HCM rất tốt. Việc phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương sở tại nơi có đất rừng rất đồng bộ, hình thành được mạng lưới bảo vệ rừng xuyên suốt và đạt hiệu quả cao. Do thực hiện tốt chỉ thị 12 của Thủ tướng chính phủ, được UBND Thành phố và các quận huyện quan tâm đã có những chủ trương và biện pháp đúng đắn kịp thời như tăng tiền lương cho hộ giữ rừng từ 185,000đ/ha lên 316.000 đ/ha, giải quyết mua lại rừng và đất rừng bổ sung trong Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu Dự trữ sinh quyển (diện tích này là 1.130 ha sẽ được cập nhật bổ sung vào diện tích rừng ngập mặn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên và Khu dự trữ sinh quyển); đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho các khu vực rừng phòng hộ tại Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh..

Hiện nay diện tích rừng ngập mặn phòng hộ tại huyện Cần Giờ đã tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng nhưng diện tích giao chỉ chiếm 1/3 diện tích đất rừng hiện có, phần còn lại vẫn do các đơn vị nông lâm trường trực tiếp quản lý. Về lâu dài, để ổn định và phát triển bền vững nên có chính sách tiếp tục giao số diện tích còn lại cho các hộ dân sống xung quanh rừng. Chỉ dành một số diện tích để nghiên cứu, thí nghiệm, xây dựng rừng giống…, giao cho đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý sử dụng sẽ phù hợp hơn.

Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ phát triển và nghiên cứu khoa học cho các khu rừng phòng hộ môi trường đã thực hiện tốt, bảo vệ được rừng hiện có, không để xảy ra các vụ thiệt hại đến rừng và đất rừng phòng hộ. Đã có những dự án đầu  tư lâu dài cho mục đích phát triển rừng phòng hộ môi trường, khi hoàn thành Thành phố sẽ có một khu rừng phòng hộ bên cạnh các khu công nghiệp để bảo vệ môi trường trong lành cho thành phố và tương lai là nơi nghỉ ngơi, giải trí và nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.

 


Số lượt người xem: 27651    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm