SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
5
7
1
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Mười Hai 2004 3:25:00 CH

Khả năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản giữa Tp. Hồ Chí Minh và Ân Độ

-
 
   

                                                                          

Quan hệ ngoại giao ở cấp bậc lãnh sự giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được thiết lập từ năm 1954. Về mặt thương mại, quan hệ giữa 2 nước đã được bắt đầu từ năm 1956 với sự kiện đoàn thương thảo Việt Nam với Bộ thương mại và công nghiệp Ấn Độ nhân chuyến tham dự Hội chợ công nghiệp tổ chức tại New Delhi. Khi đó, theo thỏa thuận, dự kiến các mặt hàng Ấn Độ xuất cho Việt Nam gồm:

-          Sản phẩm kỹ thuật: máy bơm nước, phụ tùng xe đạp, phụ tùng máy móc cơ khí, máy ép mía, máy làm thực phẩm, máy may nón và quần áo, máy ép dầu, ô tô và phụ tùng ô tô.

-          Đồ điện: máy thu thanh chạy đèn, quạt điện và phụ tùng, động cơ điện

-          Hàng vải: các loại hàng làm bằng bông vải, len, lụa, nilon.

-          Đồ gia dụng và dụng cụ xây dựng.

-          Dầu ăn và các loại dầu có hạt.

Và dự kiến các mặt hàng Việt Nam xuất cho Ấn Độ gồm:

-          Các sản phẩm có nguồn gốc động vật như: gia súc, lông vịt, sáp ong, mật ong, dược phẩm điều chế từ động vật.

-          Lâm sản: gỗ súc các cỡ

-          Các loại hạt lấy dầu, nhựa thông.

-          Hải sản: cá khô và nước mắm.

-          Thực phẩm: bắp hạt và bột bắp, các loại trái cây.

-          Hàng thủ công mỹ nghệ.

-          Khoáng sản.

Đến năm 1972, Việt Nam và Ấn Độ mới thiết lập bang giao trên cấp bậc Đại sứ, đặt nền tảng cho những kinh tế nhiều triển vọng hơn. Hơn 30 năm qua, Việt Nam và Ấn Độ đã có ký nhiều thỏa hiệp song phương như các Hiệp định thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần...;các hiệp định văn hóa, hàng không;các biên bản thỏa thuận về khai thác mỏ, địa chất, môi trường, y học dân tộc... Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực mà 2 bên đã có những hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo về nông nghiệp của Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ chí tình của Ấn Độ, trong đó có Viện nghiên cứu lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long ở Ô Môn và Trung tâm nghiên cứu trâu sữa Bình Dương. Ngoài ra, hàng năm, phía Tổng lãnh sự quán Ấn Độ ở TPHCM còn tài trợ cho nhiều suất học bổng tập huấn ngắn hạn rất đa dạng, từ ngoại ngữ cho đến kỹ thuật, quản lý..

Tháng 9/1997, hai nước hoàn tất một chương trình hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, xác định rõ lĩnh vực hợp tác về sau là công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, thông tin và công nghệ, điện tử và máy tính, nghiên cứu đại dương...Ấn Độ cũng dành cho các tu nghiệp sinh Việt Nam một số học bổng trong khuôn khổ chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa 2 nước (ITEC).

Tuy nhiên, về thương mại, các dữ liệu cho thấy mức độ giao dịch giữa 2 nước còn rất khiêm tốn. Năm 1999 – 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước hơn 200 triệu USD, trong đó phần Việt Nam xuất khẩu chỉ vào khoảng 30 triệu USD. Sang năm 2000 – 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước tăng lên khoảng 250 triệu USD. Nếu so sánh với qui mô giao dịch giữa Ấn Độ (và cả Việt Nam ) với thế giới, thì con số trên thật quá khiêm tốn. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ cho Việt Nam  (178 triệu USD) chỉ bằng 0,47% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ (33.599 triệu USD). Còn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ (30 triệu USD) chỉ bằng 0,06% tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ (47.212 triệu USD). Trong qui mô hạn hẹp này, điểm cần lưu ý là tình trạng nhập siêu của Việt Nam rất cao. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1999 – 2000 là 208 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ có 30 triệu USD, bằng 14,4%; phần nhập siêu (178 – 30 = 148 triệu USD) chiếm đến hơn 71% kim ngạch xuất nhập khẩu.

Những số liệu trên cho thấy, tuy có một quá trình hợp tác về nhiều mặt, nhưng thực chất quan hệ kinh tế giữa 2 nước còn rất đơn điệu và khiêm tốn. Giới doanh nhân Việt Nam nói chung cũng như của TPHCM nói riêng dường như quan tâm nhiều đến thị trường hơn tỉ dân này. Đây là điều đáng tiếc và cần có những thông tin khảo sát thị trường hữu hiệu để có thể nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước lên chỉ tiêu 1 tỉ USD trong 10 năm tới đã được lãnh đạo kinh tế 2 nước đề ra.

Ấn Độ hiện có hơn 200.000 công ty công nghiệp qui mô lớn, 2 triệu công ty qui mô vừa và nhỏ cùng hàng triệu doanh nghiệp tư nhân khác, hoạt động trên các lĩnh vực rất đa  dạng, từ những công ty tin học, xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng cao, đến những công  ty sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, phù hợp với nhu cầu phát triển ở nông thôn. Theo một số chuyên gia kinh tế của Ấn Độ, các doanh nghiệp Việt Nam  có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực, từ công nông nghiệp, chế biến thực phẩm đến mỹ phẩm, dệt và may mặc.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh có khả năng hợp tác với Ấn Độ trong các lĩnh vực cụ thể như:

  1. Công nghệ sinh học:

Đây là lĩnh vực nằm trong định hướng hợp tác giữa 2 nước, là thế mạnh của Ấn Độ và cũng là lĩnh vực đang được quan tâm phát triển mạnh ở TP. TP đã ra quyết định thành lập Trung tâm công nghệ sinh học vào tháng 9/2004. Đây là một tín hiệu đáng mừng và là cơ sở quan trọng để TP có thể hợp tác và phát triển công nghệ sinh học. Khả năng hợp tác cụ thể là:

-          Hợp tác nghiên cứu sản xuất các giống cây, giống con chất lượng cao: cây ăn trái, rau, hoa, bò, cá và đặc sản nước lợ mặn...

-          Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cấy mô, di truyền giống

-          Trao đổi chuyên gia và tu nghiệp sinh

  1. Chế biến thực phẩm:

TP có thể xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm chế biến hoặc thành lập các liên doanh để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm chế biến sang Ấn Độ như: mì ăn liền; các sản phẩm chế biến từ cá, thịt, rau quả...

  1. Trao đổi chuyên gia và tu nghiệp sinh trong các lĩnh vực như: quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất và kinh doanh các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, các triển khai các hoạt động khuyến nông cộng đồng...
  2. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản: với thế mạnh về CNTT, Ấn Độ có khả năng hợp tác xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản ở qui mô cả nước nói chung cũng như của TP HCM. Hệ thống thông tin thị trường nông sản có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh của nước ta hiện nay. Hệ thống này phải được nối mạng với các chợ đầu mối, các tổ chức sản xuất hợp tác, các Trung tâm giao dịch chuyên ngành nông nghiệp ... để lấy thông tin, từ đó, cung cấp lại các thông tin đã được xử lý nhằm thực hiện được ba chức năng chính: cung cấp thông tin chính xác, kịp thời; dự báo thông tin thị trường nông sản cho người sử dụng và tư vấn đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung.

Tuy nhiên, hạn chế chính trong mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước mà đến nay vẫn được xem là trở ngại trong việc nâng cao qui mô giao dịch đó là Thông tin về thị trường Ấn Độ còn rất ít. Như ta đã biết, lịch sử dân tộc và xã hội Ấn Độ khá phức tạp, nhiều ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục khác nhau, đây cũng vừa là điểm thuận lợi như cũng là điểm bất lợi trong nghiên cứu thị trường Ấn Độ. Thuận lợi là do tính đa dạng của thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến hành điều tra phân khúc thị trường và đa dạng hóa hàng hóa để thâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên, việc điều tra tương đối phức tạp và đòi hỏi phải tốn nhiều công sức, nếu thông tin thị trường không chính xác sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả giao thương. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị:

-          Sở Thương mại, Trung tâm đầu tư và xúc tiến thương mại (ITPC), cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Ấn Độ tăng cường hơn nữa thông tin về thị trường Ấn Độ với mức độ chi tiết hơn về các thế mạnh, nhu cầu, đặc điểm  kinh doanh của các doanh nghiệp Ấn Độ, các quy định về xuất nhập khẩu, kiểm tra vệ sinh thực phẩm, vận chuyển...

-          Tổ chức các cuộc hội thảo về sản phẩm và thương mại, hội nghị khách hàng giữa các doanh nghiệp Ấn Độ và doanh nghiệp Việt Nam.

-          Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo TP, lãnh đạo các Sở ngành có liên quan với các doanh nhân Ấn Độ và ngược lại.

-          Tổ chức đoàn xúc tiến thương mại TP tìm hiểu thị trường Ấn Độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Thi?n)

Số lượt người xem: 3543    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm