SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
8
4
3
3
2
7
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20 Tháng Sáu 2013 2:50:00 CH

Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản thực phẩm (Kế hoạch 160/KH-SNN ngày 28/01/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013 như sau:

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách về ATTP

 

1.1. Xây dựng chiến lược, đề án, dự án, chương trình

 

1.1.1. Lĩnh vực rau, củ quả

- Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Canada tài trợ (Dự án CIDA):

+ Triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo mô hình thí điểm áp dụng VietGAP/GMPs ngành hàng rau an toàn.

+ Giám sát việc áp dụng quy trình điều hành chuẩn (SOPs) đảm bảo duy trì chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) tại Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phước An và Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung.

+ Đánh giá nội bộ tại 02 mô hình đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP để làm thủ tục chứng nhận lại và chứng nhận mở rộng VietGAP tại Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phước An và Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung.

- Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm quản lý rau theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” năm 2013.

1.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi

Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” đối với thịt heo, thịt gà, trứng gà giai đoạn 2013.

 

1.1.3. Lĩnh vực thủy sản

Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm quản lý thực phẩm thủy sản theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” năm 2013.

 

1.1.4. Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn” của Thành phố

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn thành phố năm 2013 (Kế hoạch số 1003/KH-SNN ngày 5/6/2013).

- Phối hợp với Ban Quản lý Đề án Chuỗi thực phẩm an toàn xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015.

 

1.2. Ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện

- Ban hành Kế hoạch về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm năm 2013 (Kế hoạch số 160/KH-SNN ngày 28/01/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Triển khai công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh (văn bản số 292/SNN-TS ngày 27/02/2013).

- Triển khai tháng hàng động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 (Kế hoạch số 552/KH-SNN ngày 9/4/2013).

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP

 

2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật

 

2.1.1. Số lớp tuyên truyền, phổ biến và số người tham dự

Tổng số lớp tuyên truyền, phổ biến là 158 lớp, số người tham dự là 6.086 người (Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản: 19 lớp, 876 người tham dự; Chi cục Thú y: 139 lớp, 5.210 người tham dự).

 

2.2. Nội dung tuyên truyền, phổ biến

- Tập huấn Luật An toàn thực phẩm; Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh.

  - Tập huấn cho các hộ kinh doanh sản phẩm động vật các chợ lẻ, bếp ăn tập thể, nhà hàng quán ăn về các quy định trong kinh doanh sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi vi phạm và biện pháp xử lý; tập huấn cho các hộ chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, chấp hành tiêm phòng các bệnh bắt buộc cho gia súc, thực hiện khai báo kiểm dịch khi nhập xuất đàn… nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; không sử dụng các chất kích thích tố tăng trọng, sử dụng thuốc thú y đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ... nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm động vật; bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo tính ổn định tình hình kinh tế xã hội của thành phố. 

  - Tập huấn, hướng dẫn cho các đối tượng kinh doanh giết mổ và công nhân giết mổ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong việc giết mổ, thực hiện đúng quy định về khám sức khỏe định kỳ, bảo hộ lao động... Đồng thời tuyên truyền cho chủ cơ sở giết mổ, hộ kinh doanh giết mổ các nội dung về biện pháp xét nghiệm và hình thức xử phạt đối với các lô heo nhập vào giết mổ vi phạm các quy định về tồn dư chất cấm theo Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT; Cải thiện  điều kiện VSTY các CSGM theo Thông tư 60/2010/TT-BNN-PTNT và Thông tư 61/2010/TT-BNN-PTNT.

- Phối hợp Ban quản lý Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Canada tài trợ giới thiu phim quảng bá về rau đạt tiêu chuẩn VietGAP tại 24 siêu thị Co.op Mart (trong khuôn khổ “ Mua rau VietGAP nhận ngay túi xinh” và trên màn hình tinh thể lỏng tại 600 tòa nhà cao ốc văn phòng, chung cư và khu vực nhà ga, bến xe.

- Phối hợp Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Đài Truyền hình Thành phố thực hịện tọa đàm với chủ đề “Bữa ăn an toàn”.

- Thực hiện tin thời sự về công tác kiểm tra gừng củ nhập khẩu và đánh giá nguy cơ ATTP đối với gừng củ lưu thông trên địa bàn thành phố.

  2.2. Sản xuất và đăng tải sản phẩm truyền thông về ATTP

 

TT

Sản phẩm

 

truyền thông

 

Nội dung

 

thông điệp chính

Hình thức chuyển tải

 

Số lượng

01

Băng rôn

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; lựa chọn thực phẩm an toàn.

Treo tại cơ quan, đường phố và các chợ

793 cái

02

Tờ rơi

Phòng chống dịch bệnh; 10 thông điệp về an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Phát cho người kinh doanh, người sản xuất và người tiêu dùng

80.195

 tờ

03

Thông báo trên hệ thống loa phát thanh nội bộ của chợ đầu mối

Tuyên truyền, phổ biến Nghị định 91 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về VSATTP

Phát loa trong nhà lồng chợ

Hàng ngày

04

Phát loa

Chấn chỉnh vệ sinh thú y các quày sạp; Nghị định 91/2012/NĐ-CP về xử phạt về VSATTP.

Xe lưu động, phát loa cố định tại các chợ

3.693 lần

3. Công tác xây dựng và phát triển mô hình sản xuất an toàn

3.1. Lĩnh vực rau, quả

Diện tích gieo trồng rau 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 8.388 ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó rau an toàn là 8.220 ha; sản lượng ước đạt 168.731 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT (rau an toàn). Lũy kế đến nay thành phố đã có 18 tổ chức/cá nhân (diện tích 73,18ha; số hộ: 176 hộ) được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.

- Cấp Giấy chứng nhận chuyên môn về sản xuất, sơ chế rau: Lũy kế đến nay đã cấp 5.684 Giấy chứng nhận chuyên môn về sản xuất rau (5.000 hộ trồng rau) và 455 giấy chứng nhận chuyên môn về sơ chế rau, quả.

- Số hộ trồng rau trên địa bàn thành phố ký Bản cam kết chấp hành đúng các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật: đến nay đã có 4.129 hộ/5.000 hộ trồng rau (đạt tỷ lệ 82,5%) ký Bản cam kết chấp hành đúng các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

- Về chứng nhận VietGAP: Đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 329 tổ chức, cá nhân (là xã viên của các Hợp tác xã Nhuận Đức, Ngã 3 Giòng, Thỏ Việt, Phước An, Liên tổ Tân Trung; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích là 145 ha, tương đương 650ha diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến 15.637 tấn/năm.

- Kết quả thực hiện Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển khí sinh học trên địa bàn thành phố (Dự án QSEAP-BPD): Ban Quản lý dự án đã tổ chức tập huấn cho nông dân về sản xuất rau an toàn theo VietGAP tại 06 mô hình thuộc vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn tại các xã Nhuận Đức, Bình Mỹ, Phước Thạnh, Trung Lập Hạ (Huyện Củ Chi) và xã Tân Quy Tây (Huyện Bình Chánh).

3.2. Lĩnh vực chăn nuôi

- Tình hình chăn nuôi 6 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố:

+ Bò: Tổng đàn 117.370 con, tăng 4,6% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 93.767 con, tăng 5,9% so với cùng kỳ; sản lượng sữa bò tươi trong 6 tháng đầu năm đạt 128.169 tấn, tăng 6,4% so cùng kỳ.

+ Heo: Tổng đàn 356.481 con, tăng 5,5% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 46.822 con.

- Cơ sở chăn nuôi đạt an toàn dịch bệnh: Đến nay thành phố đã có 56 cơ sở chăn nuôi đạt an toàn dịch bệnh (chăn nuôi heo: 43 cơ sở, tổng đàn là 74.743 con; bò sữa: 09 cơ sở, tổng đàn là 3.556 con; gà: 03 cơ sở, tổng đàn là 218.000 con/đợt và 01 cơ sở nuôi bồ câu).

 

- Cấp giấy chứng nhận chăn nuôi an toàn theo VietGAHP: đến nay thành phố đã có 04 trại chăn nuôi heo thuộc hợp tác xã chăn nuôi Tiên Phong được chứng nhận trại chăn nuôi an toàn theo VietGAHP, với tổng đàn 30.000 con/năm và 04 trại gà (thuộc Công ty Phạm Tôn) được chứng nhận trại chăn nuôi an toàn theo VietGAHP, với tổng đàn là 42.000 con. 

 

- Dự án nâng cao năng lực ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố (Dự án Lifsap): Đến nay Ban quản lý dự án đã hình thành được 15 nhóm GAHP (thực hành chăn nuôi an toàn) tại 4 xã Huyện Củ Chi (xã Nhuận Đức, xã An Phú, xã Phú Hòa Đông, xã Tân Thạnh Đông) với sự tham gia của 300 hộ chăn nuôi, với tổng đàn: 23.893 con. Ngoài ra, Ban quản lý dự án cũng đã tổ chức huấn luyện quy trình chăn nuôi an toàn (VietGAHP) cho các nông hộ tham gia dự án, thực hiện sửa chữa chuồng trại, cung cấp vật tư chăn nuôi (bình bơm tay khử trùng, ủng cao su, tủ thuốc thú y, hóa chất, thuốc sát trùng, máng ăn cho heo con, máng ăn cho heo thịt,…).

3.3. Lĩnh vực thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 28.200 tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ, trong đó:

+ Sản lượng nuôi trồng: 15.500 tấn, tăng 9% so cùng kỳ. Trong đó: nghêu, sò đạt 4.630 tấn, tăng hơn 2.300 tấn, đạt gấp đôi so cùng kỳ; cá nước ngọt 4.504 tấn, đạt 95,8% so cùng kỳ; tôm sú đạt 805 tấn, đạt 95,8% so cùng kỳ; tôm thẻ đạt 4.594 tấn, đạt 90,1% so cùng kỳ.

+ Sản lượng đánh bắt: 12.700 tấn, tăng 9,5% so cùng kỳ.

- Xây dựng mô hình nuôi thủy sản an toàn: Tính đến nay, tại vùng nuôi tôm tập trung 2 huyện Nhà Bè, Cần Giờ có tổng cộng 191 cơ sở nuôi tôm (Nhà Bè: 51 cơ sở, Cần Giờ: 140 cơ sở) xây dựng mô hình nuôi tôm đảm bảo an toàn thực phẩm, với tổng diện tích là 348,5 ha.

- Thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng: Chi cục phối hợp cùng cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Nam Bộ và Trung tâm vùng 4 triển khai thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại tôm nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ, Nhà Bè: Lấy 06 mẫu tôm sú và 35 mẫu tôm chân trắng để phân tích các chỉ tiêu dư lượng chất độc hại. Kết quả không phát hiện dư lượng độc chất vượt ngưỡng cho phép.

-  Thực hiện Chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: Chi cục phối hợp cùng với cơ quan Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Nam Bộ, Trung tâm chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản vùng 4 triển khai thực hiện Chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại huyện Cần Giờ: Trong 6 tháng đầu năm, đã lấy 26 mẫu nghêu, 48 mẫu nước để phân tích độc tố sinh học biển, kim loại nặng và vi sinh; kết quả phân tích không phát hiện độc tố sinh học biển, kim loại nặng và vi sinh.

4. Công tác kiểm tra, giám sát ATTP

 

4.1. Lĩnh vực rau củ quả

Tổng số mẫu kiểm tra phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 6 tháng đầu năm là: 5.468 mẫu (phân tích nhanh: 5.389 mẫu, phân tích định lượng: 79 mẫu) cụ thể tại từng khu vực như sau:

4.1.1. Khu vực xuất:

- Lấy mẫu phân tích test nhanh 680 mẫu rau đang thu hoạch, kết quả phân tích 680/680 (tỷ lệ 100%) không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

- Phân tích định lượng 44 mẫu rau thuộc nhóm nguy cơ cao (rau muống, cải các loại) đang thu hoạch, kết quả 44/44 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

 4.1.2. Khu vực sơ chế - kinh doanh:

Kiểm tra 13 đơn vị sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau, quả (02 siêu thị và 11 doanh nghiệp) và lấy 28 mẫu rau, trái cây đang kinh doanh phân tích định lượng dư lượng thuốc BVTV (rau nội địa: 22 mẫu, trái cây ngoại nhập: 03 mẫu và sản phẩm nhập khẩu khác: 03 mẫu). Kết quả 28/28 (tỷ lệ 100%) không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

4.1.3. Tại 3 chợ đầu mối:

- Kiểm tra phân tích nhanh rau, quả nhập vào 3 chợ: tổng số mẫu lấy phân tích nhanh là 4.709 mẫu (rau nội địa: 4.341 mẫu; rau ngoại nhập: 103 mẫu ; trái cây nội địa: 233 mẫu; trái cây ngoại nhập: 9 mẫu; sản phẩm nông sản khác: 23 mẫu). Kết quả 8/4.709 (tỷ lệ 0,16%) phát hiện dư lượng thuốc BVTV; phân tích định lượng 8 mẫu này, kết quả có 01/8 mẫu (mẫu bông cải) có hàm lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép. Chi cục Bảo vệ thực vật đã xử lý vựa kinh doanh tại chợ NSTP Hóc Môn có mẫu bông cải vượt ngưỡng cho phép.

 

- Kiểm tra định lượng dư lượng thuốc BVTV: 7 mẫu (nhóm rau, cải có nguy cơ cao), kết quả 100% số mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.   

 

 

4.2. Lĩnh vực thủy sản

4.2.1. Khu vực sản xuất: Trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiến hành lấy 43 mẫu tại vùng nuôi kiểm soát dư lượng chất độc hại tại vùng nuôi thủy sản tập trung tại 2 huyện Cần Giờ, Nhà Bè (trong chương trình mục tiêu quốc gia), kết quả có 01 mẫu tôm sú thương phẩm phát hiện nhiễm CAP; Chi cục đã thông báo cho hộ nuôi và tiếp tục tăng cường lấy mẫu vùng nuôi có mẫu thủy sản bị nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.

 

4.2.2. Tại chợ Bình Điền:

- Kiểm tra ngoại quan, cảm quan các sản phẩm thủy sản tươi, ướp đá tại các ô vựa: Trong 6 tháng đầu năm 2013, Chi cục đã kiểm tra ngoại quan, cảm quan được 66.100 tấn thủy sản đảm bảo độ tươi, không có tạp chất.

- Lấy mẫu kiểm tra nhanh hàn the trong chả cá: trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã lấy 121 mẫu chả cá kiểm tra nhanh hàn the, kết quả không phát hiện hàn the trong mẫu kiểm.

 

4.3. Lĩnh vực thú y

Trong 06 tháng đầu năm 2013, các đoàn kiểm tra của Chi cục thú y đã phát hiện và xử lý 16 trường hợp giết mổ trái phép (gia cầm: 10 trường hợp; gia súc: 06 trường hợp). Tang vật xử lý gồm: 528 con gia cầm sống, 114 con gia cầm làm sẵn, 06 con chim bồ cầu, 02 kg phụ phẩm gia cầm, 46 con heo sống, 02 mảnh heo bên, 243 kg thịt và 50 kg phụ phẩm heo. Trạm Thú y chuyển hồ sơ đề nghị UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp và 03 trường hợp chủ bỏ hàng.

 

5. Công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra liên ngành

 

5.1. Lĩnh vực rau, quả

- Thực hiện Chương trình giám sát ATTP do Cục bảo vệ thực vật triển khai: Chi cục BVTV phối hợp với Trung tâm BVTV phía Nam tổ chức 01 đợt lấy mẫu rau có nguy cơ cao (09 mẫu rau bồ ngót và 13 mẫu khổ qua) tại các vựa kinh doanh rau tại Chợ Bình Điền và Chợ đầu mối NS TP Hóc Môn kiểm tra gửi kiểm tra định lượng dư lượng thuốc BVTV. Kết quả 100% số mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.

- Thực hiện Chương trình giám sát thí điểm ATTP nông sản, thủy sản do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản triển khai: Chi cục BVTV đã tổ chức 01 đợt lấy 24 mẫu rau và 04 mẫu gạo tại các vựa kinh doanh 3 Chợ đầu mối NS TP kiểm tra định lượng dư lượng thuốc BVTV, kết quả 100% số mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.

 

5.2. Lĩnh vực thú y

- Trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Thú y đã xử phạt 2.179 trường hợp với số tiền là 2.424.000.000 đồng (giảm 12,56% số trường hợp và giảm 8,22% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2012). Trong đó Trạm KDĐV Thủ Đức đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 170 trường hợp với số tiền phạt là 386.950.000 đồng và số tang vật tiêu hủy khoảng 16.018,8 kg.

- Ngoài xử phạt vi hành chính, Chi cục thú y cùng với các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý 3.880 trường hợp (không phạt), tang vật tiêu hủy khoảng 167.220,5 kg.

Các hành vi vi phạm chủ yếu tập trung việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước, không chấp hành tiêm phòng bắt buộc theo quy định.

 

5.3. Lĩnh vực thủy sản

          - Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra và phát hiện 03 ô/vựa chợ Bình Điền vi phạm về điều kiện đảm bảo ATTP, Chi cục đã ra quyết định xử phạt, tổng số tiền phạt là 4.500.000 đồng.

- Phối hợp với Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sảnthủy sản Nam bộ tham gia kiểm tra, đánh giá phân loại 05 cơ sở chế biến xuất khẩu.

- Phối hợp với Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra 01 cơ sở kinh doanh thủy sản tươi sống phát hiện 712 kg cá Tầm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hồ sơ giao cho Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường xử lý.

- Phối hợp với Tổng cục Thủy sản tiến hành thanh, kiểm tra 02 cơ sở sản xuất sản phẩm phục vụ trong NTTS và lấy 04 mẫu sản phẩm xử lý, cải tạo nước nuôi trồng thủy sản. Hồ sơ do Tổng cục Thủy sản xử lý.

 

6. Tình hình áp dụng GMP, HACCP, ISO 22000 trong sơ chế, giết mổ, chế biến kinh doanh thực phẩm

- Lĩnh vực rau củ quả: Có 2 cơ sở đang áp dụng GMP trong sơ chế rau (Hợp tác xã Nông nghiệp SX TM và DV Phước An và Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung).

- Lĩnh vực thủy sản: 3 cơ sở đang áp dụng GMP trong sơ chế, chế biến thủy sản.

 

7. Tăng cường năng lực quản lý ATTP

 

7.1.Về tổ chức, bộ máy

Bộ máy quản lý ATTP của Sở ngành nông nghiệp thành phố gồm: Phòng quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Chi cục: Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Phát triển nông thôn.

 

7.2. Về nhân sự

Phòng quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Sở có 05 nhân sự. Đối với cán bộ tại các Chi cục vừa thực hiện công tác ATTP vừa thực hiện các công tác chuyên ngành khác.

7.3. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật:

Hiện tại, cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đầy đủ cho hoạt động đảm bảo ATTP của ngành nông nghiệp thành phố.

 

7.4. Về năng lực kiểm nghiệm, xét nghiệm

- Trạm Chẩn đoán xét nghiệm của Chi cục Thú y thực hiện kiểm nghiệm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 17025.2005 đã được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận đạt Vilas 338; được Bộ Nông nghiệp chỉ định là phòng thử nghiệm của Bộ Nông nghiệp với mã số LAS-NN 10. Thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý về ATTP.

- Ngoài ra, các Chi cục Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng có phòng kiểm nghiệm trực thuộc có thể kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý về ATTP.

8. Phối hợp với các tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

Triển khai thực hiện đề án chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp, khảo sát chọn các đơn vị đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của chuỗi, tham gia vào để án chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố.

8.1. Lĩnh vực rau củ quả

- Số tỉnh ký kết với Thành phố: 05 tỉnh (Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Long).

- Nội dung ký kết: Thỏa thuận hợp tác về sản xuất và tiêu thụ rau, quả an toàn.

- Sản lượng rau, quả vào 3 chợ đầu mối NSTP từ  tháng 01 - 04/2013 611.787 tấn, trong đó sản lượng của thành phố và 5 tỉnh là 347.267 tấn, chiếm 56,76% tổng sản lượng rau, quả vào 3 chợ đầu mối NSTP.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tại 3 Chợ đầu mối NSTP, Chi cục BVTV đã kiểm tra: 4.709 mẫu, trong đó có 3.832 mẫu rau, quả của Thành phố và 5 tỉnh. Kết quả kiểm tra nhanh dư dượng thuốc BVTV bằng phương pháp test nhanh (GT-test kit) có 3.826/3.832 mẫu âm tính (đạt tỷ lệ 99,84%) và 6/3.832 mẫu phát hiện dư lượng thuốc BVTV (tỷ lệ 0,16%). Phân tích định lượng 6 mẫu này, kết quả không phát dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép..

8.2. Lĩnh vực thú y

        - Chi cục Thú y tiếp tục duy trì hợp tác trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản và nâng cao chất lượng sản phẩm động vật nhập về TP. Hồ Chí Minh với Chi cục Thú y các tỉnh giáp ranh Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An và các Chi cục Thú y Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa nhằm tăng cường hợp tác trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và nâng cao chất lượng sản phẩm động vật nhập về TP. Hồ Chí Minh.

 

- Lượng động vật và SPĐV nhập từ các tỉnh về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ gồm: Trâu bò hơi: 2.446 con (giảm 1.212 con so với cùng kỳ); thịt trâu bò: 89.882 kg (giảm 437 kg so với cùng kỳ); heo hơi: 1.185.816 con (tăng 161.438 kg so với cùng kỳ); thịt heo: 467.531 kg (tăng 2.190 kg so với cùng kỳ); gia cầm sống: 10.492.396 con (tăng 1.231.536 con so với cùng kỳ); thịt gia cầm: 7.893.854 kg (giảm 792.500 kg so với cùng kỳ); trứng gia cầm: 581.409.775 quả (giảm 61.002.751 quả so với cùng kỳ); sản phẩm đông lạnh 23.483.505 kg (tăng 853.686 kg so với cùng kỳ).        

 

          - Kết quả xử lý vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm nguồn gốc từ các tỉnh: 141 trường hợp vi phạm, với số tiền 184.750.000 đồng.

8.3. Lĩnh vực thủy sản

-  Số tỉnh/thành liên kết, phối hợp: 15 tỉnh/thành.

- Nội dung phối hợp:   

+ Tuyền truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

+ Kiểm soát về an toàn thực phẩm thủy sản từ nơi sản xuất đến nơi lưu thông tiêu thụ sản phẩm trong đó có “Chuỗi thực phẩm an toàn”.

 

+ Trao đổi, cung cấp thông tin kinh nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

-Tổng sản lượng thực phẩm thủy sản từ các tỉnh/thành đã kiểm soát 66.100/66.100 tấn (đạt 100%).

 

9. Công tác kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

9.1. Kết quả kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT

9.1.1. Chi cục Thú y

        - Lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y, hành nghề dịch vụ thú y: Thanh tra thú y kết hợp Trạm thú y quận, huyện tổ chức kiểm tra 123/355 (t lệ 34,65%) cơ sở doanh thuốc thú y, hành nghề dịch vụ thú (bao gồm 06 cơ sở loại A đợt 1 năm 2012 tại địa bàn quận 5, quận 7; 28 cơ sở loại B và 01 cơ sở loại C xếp loại trong năm 2012,  98 cơ sở chưa hoạt động và đăng ký mới). Kết quả kiểm tra:

        Số cơ sở kiểm tra đang hoạt động là 66 cơ sở, trong đó: loại A là 46/66 cơ sở (69,7%), loại B là 18/66 cơ sở (27.3%) và loại C là 02/66 cơ sở (3,0%).

Loại

Kinh doanh thuốc thú y

Kinh doanh dịch vụ

Tổng cộng

 

Công ty

Hộ kinh doanh

Công ty

Hộ kinh doanh

A

14

10

01

21

46/66 (69,7%)

B

07

08

01

02

18/66 (27.3%)

C

0

02

0

0

02/66 (3,0 %)

Qua kiểm tra, đoàn phát hiện 05 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 53.550.000 đồng, gồm: Kinh doanh thuốc thú y không đảm bảo chất lượng theo đăng ký, công bố (01 trường hợp); kinh doanh thuốc thú y không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định (02 trường hợp); kinh doanh thuốc thú y ngoài danh mục (02 trường hợp).

        - Lĩnh vực kiểm soát giết mổ động vật: Tiến hành thanh, kiểm tra đánh giá 20 cơ sở giết mổ, kết quả: đạt loại A: có 01/20 cơ sở (cơ sở Nam Phong), đạt loại B là 19/20 cơ sở.

 

9.1.2. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

+ Kiểm tra đánh giá lần đầu 05 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, kết quả: 05/05 cơ sở đạt loại B.

+ Kiểm tra đánh giá lần đầu 06 cơ sở kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, kết quả: 06/06 cơ sở đạt loại A.

+ Kiểm tra đánh giá lần đầu 03 cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, kết quả: 03/03 cơ sở đạt loại B.

+ Kiểm tra định kỳ 92 điểm kinh doanh tại Chợ Bình Điền, kết quả 83 đạt loại B, 08 cơ sở đạt loại C (do cơ sở không có sổ ghi chép truy xuất nguồn gốc, trang thiết bị kinh doanh không đảm bảo an toàn thực phẩm). Đối với cơ sở đạt loại C, Chi cục ra thông báo yêu cầu cơ sở khắc phục trong 3 tháng và tiến hành kiểm tra lại; trường hợp cơ sở không khắc phục, Chi cục chuyển hồ sơ cho Ban Quản lý Công ty Chợ Bình Điền và không cho tiếp tục kinh doanh.

+ Kiểm tra định kỳ 12 cơ sở kinh doanh thực ăn thủy sản, kết quả 02 cơ sở đạt loại A, 10 cơ sở đạt loại B.

 

9.2. Công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

9.2.1. Chi cục Thú y

          Từ ngày 11/4/2013 đến ngày 27/5/2013, Chi cục Thú y đã tiếp nhận 17 hồ sơ đăng ký, đã tiến hành thẩm định và cấp được 04 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 01 hồ sơ cơ sở xin ngưng thẩm định, 12 hồ sơ còn lại đang tiến hành xem xét, giải quyết theo quy định.

 

9.2.2. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT được 06 cơ sở, gồm: 03 cơ sở sản xuất nước mắm và sản phẩm dạng mắm, 02 cơ sở thu mua, sơ chế thủy sản, 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản khô

 

9.2.3. Chi cục Bảo vệ thực vật

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  là 12 cơ sở, bao gồm sản xuất rau quả (03 cơ sở), sơ chế rau quả (04 cơ sở) và sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông sản khác (5 cơ sở).

 

9.2.4. Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 42 cơ sở/ 59 cơ sở nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận.

 

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

1.     Thuận lợi

Các cơ quan chức năng duy trì thường xuyên, liên tục công tác phối hợp kiểm tra, không xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Từ đó, tạo sự ổn định trong công tác phối hợp. Đặc biệt là sự tham gia tích cực của lực lượng Cảnh sát giao thông, tăng cuờng hiệu quả việc ngăn chặn tình trạng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, hư hỏng từ các tỉnh về thành phố, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.

 

2.     Khó khăn

- Theo Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên đến nay chưa có hướng dẫn về tổ chức bộ máy thanh tra.

- Đến nay chưa có Thông tư liên tịch giữa 3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương hướng dẫn triển khai công tác quản lý ATTP theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP nên công tác quản lý nhà nước về ATTP còn khó khăn.

 

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành đầy đủ các Thông tư để triển khai Nghị định 38/2012/NĐ-CP về công tác cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dụng cụ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; về biểu mẫu kiểm tra, đánh giá; về thu phí, lệ phí...   

 

 

III. KIẾN NGHỊ

Từ những khó khăn vướng mắc nêu trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị như sau:

 

1. Chính phủ

Chỉ đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn triển khai công tác quản lý ATTP theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ.

 

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

-  Ban hành quy định về tập huấn kiến thức vệ sinh, an toàn thực phẩm và cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

-  Đề xuất Bộ Tài chính ban hành Thông tư  “Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn thực phẩm”. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến chỉ đạo về việc áp dụng Quyết định 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính về việc “Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh áp dụng.

- Ban hành đầy đủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho các loại hình sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 38/2012/NĐ-CP.

IV. KẾ HOẠCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013

1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách về ATTP

- Góp ý xây dựng quy chế cấp và thu hồi giấy chứng nhận tham gia chuỗi thực phẩm an toàn của Thành phố.

- Tiếp tục kiến nghị về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP

Tiếp tục tập huấn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức và biện pháp để phổ biến pháp luật đến mọi đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm liên quan đến nông lâm thủy sản.

 

3. Công tác xây dựng và phát triển mô hình sản xuất an toàn

3.1. Lĩnh vực rau, quả

- Triển khai các mô hình sản xuất rau an toàn thuộc Đề án phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an toàn tại các xã nông thôn mới.

 

- Triển khai 02 mô hình ứng dụng phân hữu cơ vi sinh và áp dụng VietGAP.

 

3.2. Lĩnh vực thú y

- Tiếp tục triển khai và thực hiện đề án chuỗi thực phẩm an toàn thịt heo, thịt gà, trứng gà (công tác khảo sát, tuyên truyền, xét nghiệm mẫu).

 

- Tiếp tục thực hiện và duy trì 10 mô hình mẫu trong chương trình CIDA.

 

3.3. Lĩnh vực thủy sản

Tập trung vận động, hướng dẫn và hỗ trợ phát triển mô hình nuôi thủy sản an toàn thực phẩm tại các vùng nuôi tôm, thủy sản tập trung trên địa bàn thành phố.

 

4. Công tác kiểm tra, giám sát ATTP

 

4.1. Lĩnh vực rau, quả

Tiếp tục Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-CCBVTV ngày 27/02/2013 của Chi cục Bảo vệ thực vật về “kiểm tra, thanh tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật trên địa bàn Thành phố năm 2013.

 

4.2. Lĩnh vực thú y

Tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình ISO trong công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y như:

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch SPĐV đông lạnh nhập khẩu đóng gói lại;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch SPĐV vận chuyển trong tỉnh tại cơ sở giết mổ;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch SPĐV tại nơi kinh doanh;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch SPTS vận cuyển trong nước dùng làm thực phẩm tại vùng, cơ sở có công bố dịch bệnh;

- Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở kinh doanh, sơ chế, bảo quản, chăn nuôi tập trung.

 

4.3. Lĩnh vực thủy sản

Tập trung kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các vùng nuôi, khu vự thu mua, sơ chế, chế biến, lưu thông, tiêu thụ theo quy định hiện hành.

 

5. Công tác thanh tra và xử lý vi phạm

 

5.1. Lĩnh vực thú y

- Duy trì công tác thanh tra và xử lý vi phạm về ATTP trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức công tác thanh tra định kỳ hàng năm (quí 2 / 2013 – Thanh tra diện rộng năm 2013).

- Xử lý nghiệm các hành vi, vi phạm về an toàn thực phẩm.

 

5.2. Lĩnh vực thủy sản

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát về các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm thủy sản trên địa bàn thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao.

6. Công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra liên ngành: Tiếp tục phối hợp liên ngành thanh kiểm tra thường xuyên, và đột xuất.

7. Tình hình áp dụng VietGAP, VietGAHP, An toàn dịch bệnh, GMP, HACCP, ISO 22000

Tiếp tục tuyên truyền vận động các cơ sở thực hiện, áp dụng VietGAP, VietGAHP, An toàn dịch bệnh, GMP, HACCP, ISO 22000.

8. Tình hình cảnh báo các sản phẩm nông lâm, thủy sản mất ATTP

Tập trung theo dõi thông tin cảnh báo về nông lâm thủy sản mất ATTP trên thông tin báo, đài,…và có biện pháp giải quyết kịp thời.

 

9. Tăng cường năng lực quản lý ATTP

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ được giao để kiện toàn tổ chức cho phù hợp với quy định Nhà nước.

- Tăng cường công tác tập huấn cho đội ngũ các bộ công tác về ATTP.

- Trang bị thiết bị dụng cụ cho phòng xét nghiệm theo kế hoạch quí 2/2013.

10. Phối hợp các tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối nông sản thực phẩm về thành phố

Tiếp tục phối hợp với các tỉnh đã ký kết để kiểm tra, kiểm soát nông sản thực phẩm về tiêu thụ trên thành phố

11. Công tác kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT theo kế hoạch đã đề ra.

 

12. Công tác khác

 

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” năm 2013 đối với nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tham gia kiểm tra công tác chuẩn bị nguồn hàng, kế hoạch cung cấp hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm hàng hóa phục vụ bình ổn giá của các doanh nghiệp được thành phố giao nhiệm vụ bình ổn giá lương thực, thực phẩm thiết yếu phục phục Tết Nguyên đán.


Số lượt người xem: 5484    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm