SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
9
7
3
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 07 Tháng Chín 2006 8:25:00 CH

Thông tin tuần từ 28/8/2006 đến 04/9/2006

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010. - Phối hợp tổ chức Festival Sinh vật cảnh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất - năm 2006 tại Công viên Văn hóa thành phố.

1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành các mặt công tác sau đây:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.

- Tiếp tục chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và kiểm tra công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp tổ chức Festival Sinh vật cảnh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất - năm 2006 tại Công viên Văn hóa thành phố.

- Tiếp tục kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản.

2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Tiến độ thu hoạch vụ Hè Thu 2006:

- Lúa: Tổng diện tích lúa đã sạ, cấy là 7.171 ha, đạt 93,61% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diện tích lúa đang trỗ, chín là 777 ha, chiếm 10,84% tổng diện tích; đến nay đã thu hoạch 6.394 ha, chiếm 89,16% tổng diện tích.

2.1.2/ Tiến độ sản xuất vụ Mùa 2006:

- Mạ Mùa: Diện tích mạ Mùa đã thực hiện là 967 ha/1.500 ha, đạt 64,46% kế hoạch.

- Lúa Mùa đã cấy: Trong tuần thực hiện 2.983 ha, cộng dồn từ đầu vụ 7.168 ha/23.000 ha, đạt 31,16% so với kế hoạch năm 2006 và đạt 97,48% so với cùng kỳ năm trước.

Diện tích lúa vụ Mùa bị úng thủy tại quận 7 là 04 ha, diện tích nhiễm phèn nặng tại huyện Củ Chi là 60 ha.

- Rau vụ Mùa: Tính đến nay, diện tích đã thực hiện là 1.746 ha, đạt 126,34% so với cùng kỳ năm trước.

2.1.3/ Tình hình sinh vật hại cây trồng:

   Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diễn biến tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố trong tuần qua như sau:

a/ Trên lúa:

- Lúa Hè Thu đang trong giai đoạn thu hoạch nên sinh vật gây hại không đáng kể.

- Trên mạ Mùa và lúa Mùa sớm, ngoài rầy nâu, bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá, các sinh vật gây hại khác không đáng kể.

- Tình hình rầy nâu hại lúa:

+ Trên mạ Mùa: Diện tích nhiễm 291,83 ha, trong đó nhiễm nặng 33,5 ha.

+ Trên lúa Mùa: Diện tích nhiễm 741 ha, trong đó nhiễm nặng 16 ha.

Hiện nay, lứa rầy tháng 8/2006 đang trong giai đoạn cuối lứa, số lượng rầy trưởng thành vào đèn thấp hơn rất nhiều so với đợt trước và cùng kỳ năm trước; khả năng lượng rầy di trú từ miền Tây giảm. Trên đồng ruộng, giai đoạn cây trồng thích hợp nên rầy không di trú mà gia tăng, tích lũy mật số tại chỗ.

Dự báo lứa rầy mới sẽ nở rộ vào trung tuần tháng 9/2006 và kéo dài đến cuối tháng 9/2006, tập trung tại các ruộng mạ, các trà lúa xuống giống trước và trong tháng 8/2006 như ở huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, huyên Bình Chánh,…

- Tình hình bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá: Đợt tháng 8/2006 đã qua thời gian ủ bệnh, đang biểu hiện triệu chứng trên đồng ruộng. Tổng diện tích điều tra phát hiện trong tuần là 100,6 ha, trong đó nhiễm nặng 10,5 ha (huyện Hóc Môn 5 ha, huyện Củ Chi 4,5 ha và huyện Cần Giờ 1 ha).

b/ Trên rau:

Do có biện pháp phòng trị kịp thời nên trong tuần qua không có diện tích rau nhiễm các sinh vật gây hại mức độ trung bình và nặng.

2.2/ Tình hình chăn nuôi – thú y:

2.2.1/ Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm:

Tại 03 cơ sở giết mổ gia cầm của thành phố, cán bộ thú y thường xuyên lấy mẫu để kiểm tra, giám sát tình hình dịch tễ đàn gia cầm sống nhập lò để giết mổ. Đồng thời, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và 24 quận, huyện vẫn thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm không đảm bảo các quy định về điều kiện vệ sinh thú y nhằm hạn chế mầm bệnh xâm nhập từ các tỉnh vào thành phố gây tái phát dịch bệnh cúm gia cầm.

Ngày 01/9/2006, nằm trong chương trình báo cáo tình hình phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, kiểm điểm chương trình phối hợp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm A (H5N1) ở người, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 tỉnh có cung cấp sản phẩm động vật cho thị trường thành phố, đánh giá công tác phối hợp trong thời gian qua và bàn biện pháp phối hợp trong công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm trong thời gian sắp tới nhằm khống chế không để xảy ra dịch bệnh.

2.2.2/ Công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng trên gia súc:

- Tại các hộ chăn nuôi: Vào ngày 28/8/2006 đã phát hiện và xử lý 02 trường hợp heo bị bệnh lở mồm long móng, với số lượng là 30 con heo, tại quận 9 có nguồn gốc tại địa phương, nguyên nhân do chưa được tiêm phòng.

Hiện nay, các quận, huyện vẫn đang tiếp tục tập trung tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin lở mồm long móng cho đàn gia súc (heo, trâu bò) trên địa bàn quản lý; đặc biệt chú trọng tại khu vực giáp ranh với các tỉnh, các khu vực ổ dịch cũ và các khu vực chăn nuôi trọng điểm.

          - Tại các cơ sở giết mổ gia súc: Ngày 29/8/2006, tại cơ sở giết mổ Trung tâm Quận 12 phát hiện 04 trường hợp heo bị bệnh lở mồm long móng với số lượng là 10 con heo tồn chuồng, tất cả đều có giấy chứng nhận kiểm dịch, có nguồn gốc ở Long An (04 con), Bình Dương (03 con), Bình Thuận (03 con).

2.2.3/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

          Theo báo cáo của Chi cục Thú y, tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến ngày 06/9/2006 như sau:

a/ Heo: Tổng đàn kiểm tra đạt 365.832 con, trong đó có 229.509 con heo thịt, cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 32.992 con (gồm: Xí nghiệp Gò Sao 8.885 con, Xí nghiệp Đồng Hiệp 12.933 con, Trại Tân Trung 3.920 con, Xí nghiệp Giống cấp I 3.413 con, Xí nghiệp Phước Long 3.841 con); trong đó, số lượng heo thịt là 8.458 con.

- Nuôi tại hộ dân: 332.840 con, trong đó, số lượng heo thịt là 221.051 con; số hộ chăn nuôi là 15.326 hộ.

b/ Trâu bò: Tổng đàn kiểm tra đạt 103.933 con, gồm 4.338 con trâu, 99.596 con bò (trong đó gồm 57.809 con bò sữa, 40.208 con bò lai Sind và bò ta, 1.579 con bò thịt), cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 3.470 con bò (gồm: Trại Tân Thắng 120 con bò, Trại An Phú 3.267 con bò, Trại Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi 83 con bò); trong đó, số lượng bò sữa là 943 con, bò lai Sind và bò ta 948 con, bò thịt 1.579 con.

- Nuôi tại hộ dân: 100.009 con, trong đó có 4.337 con trâu, 96.672 con bò (gồm: bò sữa 56.412 con, bò lai Sind và bò ta 39.260 con); số hộ chăn nuôi là 19.772 hộ.

- Xí nghiệp Delta: 454 con bò sữa và 01 con trâu.

c/ Dê: Tổng đàn 6.504 con, trong đó:

- Quốc doanh: 2.174 con (Trại An Phú).

- Nuôi tại hộ dân: 4.330 con (phân bố tại các quận 2, 8, 9, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè).

d/ Cừu: Tổng đàn 202 con, được nuôi tại các hộ dân (phân bố tại quận Thủ Đức, huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè).

e/ Thỏ: Tổng đàn 24.976 con, được nuôi tại các hộ dân (thuộc địa bàn các quận 2, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè).

2.2/ Tình hình sản xuất thủy sản:

          2.2.1/ Trên địa bàn huyện Cần Giờ:

- Từ đầu năm 2006 đến nay, nghề khai thác bằng ngư cụ rập xếp đang phát triển nhanh tại địa bàn huyện cần Giờ do việc đầu tư chi phí thấp, ngư trường khai thác rộng, dễ hoạt động và đặc biệt là thu nhập khá cao, ổn định so với các nghề khai thác ven bờ truyền thống khác. Theo báo cáo của phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, đến nay ngư dân đã đầu tư cho nghề này là 5,84 tỷ đồng; trong đó có 3,49 tỷ đồng đầu tư cho 103 phương tiện hành nghề và 2,35 tỷ đồng cho 13.055 ngư cụ rập xếp để khai thác, giải quyết việc làm cho hơn 237 lao động. Theo đánh giá chung sản lượng khai thác thủy sản nội địa sẽ tăng từ 10-20% đến cuối năm 2006; ước sản lượng đạt 20.000 tấn. Mặc dù nghề rập xếp mang lại hiệu quả, nhưng vì đây là nghề mới nên Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã chỉ đạo cho Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhằm hướng dẫn ngư dân khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo qui định.

- Nghề nuôi tôm sú đã phát triển trên địa bàn huyện Cần Giờ trong 5 năm qua nên nông dân ngày có nhiều kinh nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nuôi tôm sú. Từ đầu năm 2006 đến nay, nhiều hộ nông dân và trang trại nuôi tôm sú đã ứng dụng công nghệ nuôi tôm sạch bằng các chế phẩm vi sinh nên năng suất tăng lên rõ rệt cho nghề nuôi tôm công nghiệp. Trong 8 tháng đầu năm 2006, nông dân trên địa bàn huyện đã thả nuôi hơn 400 triệu con giống, sản lượng 8 tháng đạt 3.996 tấn và ước tháng 9 sẽ thu hoạch thêm 1.000 tấn. Hiện nay, để chuẩn bị tôm thương phẩm phục vụ cho các ngày lễ, tết vào cuối năm, bà con nông dân tiếp tục thả giống tôm sú, bình quân 50 triệu con/tháng. Ước sản lượng đến cuối năm 2006 đạt 6.800 – 7.000 tấn, tăng từ 3 – 5% so với cùng kỳ năm 2005.

          - Về nghêu, sò: thực hiện 8 tháng đầu năm 2006 là 9.210 tấn, ước 9 tháng là 10.810 tấn và cả năm là 16.000 – 18.000 tấn.

          2.2.2/ Trên địa bàn huyện Nhà Bè:

Hiện nay, huyện Nhà Bè phát triển nghề nuôi thủy sản khá mạnh, ngoài nghề nuôi tôm sú tập trung ở xã Hiệp Phước, nghề nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh ở các xã khác như Phước Kiểng, Nhuận Đức,…

- Nuôi tôm Sú: trong 8 tháng đầu năm 2006, số lượng giống thả nuôi là 120 triệu con trên diện tích là 630 ha. Đến nay đã thu hoạch 962,5 tấn và ước thu hoạch trong tháng 9 là 200 tấn. Hiện nay, nông dân đang tiếp tục thả giống để thu hoạch tôm thương phẩm chuẩn bị phục vụ lễ, tết, hàng tháng lượng giống thả 7 – 10 triệu con. Ước sản lượng đến cuối năm đạt 1.600 – 1.800 tấn.

- Nuôi cá nước ngọt: đến nay diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn huyện Nhà Bè là 350 ha, tăng 20% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch tập trung trong 2 tháng cuối năm.

          2.2.3/ Tại các quận, huyện khác:

          Các huyện Củ Chi, Bình Chánh hiện nay đang phát triển mạnh nghề nuôi cá nước ngọt có giá cao như thác lác, sặc rằng và sản lượng lớn như cá tra, cá vồ đém. Do đặc thù cá nước ngọt chỉ tập trung trong mùa mưa nên sản lượng thường thu hoạch vào cuối năm. Năng suất bình quân nuôi cá là 16 – 20 tấn/ha/ năm vì nông dân đầu tư kỹ về kỹ thuật nuôi và sử dụng thức ăn công nghiệp. Ước 9 tháng đầu năm 2006 đạt hơn 3.000 tấn và cuối năm đạt khoảng 7.000 tấn, tăng hơn 50% so với cùng kỳ.

2.3/ Tình hình sản xuất diêm nghiệp:

Tiến độ sản xuất diêm nghiệp trên địa bàn thành phố tính đến ngày 01/9/2006 như sau:

- Diện tích ruộng muối đang sản xuất: Đến nay đã thực hiện được 1.359 ha, đạt 103% kế hoạch năm 2006.

- Số hộ sản xuất muối là 575 hộ; trong đó số hộ có kết hợp nuôi thủy sản là 200 hộ với tổng diện tích nuôi thủy sản là 299,5 ha, số lượng con giống đã thả nuôi là 24,31 triệu con.

- Sản lượng thu hoạch: Sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến nay là 65.100 tấn, đạt 81,34% so với kế hoạch năm 2006.

- Sản lượng tồn kho hiện nay: 26.200 tấn.

- Giá muối hiện nay: 350 đồng/kg

- Tổ hợp tác: Đến nay, số tổ hợp tác sản xuất nghề muối là 07 tổ.

3/ Các hoạt động chuyên ngành:

3.1/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tuần qua như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo trong tuần    :        57.258 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò trong tuần         :        279 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê trong tuần      :        114 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm trong tuần        :        313.589 con.

   + Tiêu độc sát trùng                                              :        92.827 m2

-   Trong tuần, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 234 trường hợp với tổng số tiền phạt là 46.840.000 đồng.

3.2/ Hoạt động kiểm lâm:

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho 131 lượt người; cung cấp 30 văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh lâm sản.

- Tổ chức 15 lượt tuần tra bảo vệ rừng. Kiểm tra 25 cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã; kiểm tra gỗ nhập khẩu 8.367,652 m3 gỗ tròn, 419,054 m3 gỗ xẻ.

- Lập 05 biên bản vi phạm hành chính, gồm 01 vụ khai thác rừng trái phép; 02 vụ vận chuyển, mua bán gỗ trái phép, 02 vụ vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép. Đã xử phạt 15 vụ, gồm 13 vụ về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, 02 vụ vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép; thu nộp ngân sách 2.300.000 đồng.

3.3/ Công tác phát triển lâm nghiệp:

- Tiếp tục điều tra cây giống lâm nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2006; rà soát 3 loại rừng tại huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh theo Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiến độ thực hiện công văn số 3632/VP-CNN ngày 14/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc cung cấp cây trồng cây phân tán tạo bóng mát cho các trung tâm 05 - 06 và bảo trợ thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Sau khi tiến hành khảo sát đã xác định nhu cầu thực tế số lượng cây giống cần cung cấp là 34.530 cây.

- Tiến độ điều tra nhu cầu cây trồng phân tán của các trường cai nghiện thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong: Đã tổ chức đi khảo sát kiểm tra xác định nhu cầu số lượng cây giống cần cung cấp là 10.800 cây.

- Tiến độ thực hiện công văn số 286 ngày 23/8/2006 của Văn phòng Thành ủy về cung cấp 150 cây Sao giống cho Campuchia: Đã chuẩn bị xong số lượng cây Sao giống nói trên.

- Công tác gieo ươm giống cây trồng phân tán: Đến nay đã nghiệm thu đủ tiêu chuẩn xuất vườn với số lượng 320.000 cây, đạt 100% kế hoạch năm 2006. Số lượng cây đã xuất cho các cơ quan, đơn vị trồng cây phân tán là 303.214 cây.

3.4/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển giống bò sữa: trong tuần thực hiện 387 con, lũy kế từ đầu năm 5.857 con, đạt 92,62% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi khả năng sinh sản: Đến nay đã thực hiện được 1.010 con, đạt 43,91% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi năng suất bò sữa cao sản: trong tuần thực hiện 10 con, lũy kế từ đầu năm 420 con, đạt 105% kế hoạch năm 2006.

- Đánh giá đời sau bê con: Trong tuần thực hiện 06 con, lũy kế từ đầu năm 596 con, đạt 59,60% kế hoạch năm 2006.

- Khảo sát đánh giá tiến độ di truyền giống heo (BLUP): Đến nay đã thực hiện được 2.343 con, đạt 58,55 kế hoạch năm 2006.

- Giám định bình tuyển giống heo đực nông hộ: Đến nay đã thực hiện được 78 con, trong đó có 22 con đực, đạt 52% kế hoạch năm 2006.

- Kiểm tra chất lượng giống dứa Cayene: Đến nay đã thực hiện được 02 triệu chồi, đạt 20% kế hoạch năm 2006.

3.5/ Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

Theo báo cáo của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lượng nông sản được đưa vào hệ thống Siêu thị Metro trong tuần qua trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố và Metro Cash and Carry Việt Nam nhằm hỗ trợ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

- Các mặt hàng rau cải:

+ Nguồn cung cấp của Tổ rau an toàn xã Bình Chánh: Trung bình 629 kg/ngày, gồm rau muống 173 kg/ngày (2.800 đ/kg), cải bẹ xanh 127 kg/ngày (3.300 đ/kg), cải ngọt 112 kg/ngày (3.000 đ/kg), cải thìa 72 kg/ngày (3.500 đ/kg), dền 112 kg/ngày (3.500 đ/kg), mồng tơi 99 kg/ngày (3.000 đ/kg).

+ Nguồn cung cấp của Hợp tác xã Ngã Ba Giòng: Trung bình 479 kg/ngày, gồm dưa leo 130 kg/ngày (3.000 đ/kg), bầu 72 kg/ngày (4.000 đ/kg), bí xanh 80 kg/ngày (4.000 đ/kg), khổ qua 68 kg/ngày (4.000 đ/kg), cà tím 40 kg/ngày (3.000 đ/kg), đậu đũa 32 kg/ngày (3.500 đ/kg), đậu bắp 32 kg/ngày (3.000 đ/kg), đậu đũa 35 kg/ngày (3.500/kg), đậu bắp 30 kg/ngày (3.500 đ/kg), mướp 30 kg/ngày (4.000 đ/kg).

3.6/ Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 25.224 kg, sản phẩm động vật thủy sản 1.038 kg, cá cảnh 151.602 con.

- Kiểm dịch nhập khẩu: Tôm càng xanh giống 370.000 con, cá mú giống 107.000 con, cá chẽm giống 34.000 con, cá còm giống 4.000 con, tôm sú bố mẹ 357 con, tôm hùm Úc 10 con.

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: Thức ăn viên 531.500 kg, thức ăn bổ sung cho tôm 5.712 kg, thức ăn khác 6.840 kg, bột gan mực 255.000 kg, dầu gan mực và dầu cá 76.000 kg, bột cá 1.092,640 kg, nguyên liệu khác 2.504,155 kg, nguyên liệu sản xuất thuốc 41.000 kg, thuốc thú y thủy sản 2.658 kg, chế phẩm sinh học 6.500 kg, hóa chất 118.913 kg.

- Kiểm tra định kỳ 08 tàu, đăng ký mới 01 tàu, kiểm tra hủy bộ 01 tàu.

3.7/ Hoạt động phát triển nông thôn:

-    Hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh về kế hoạch chuyển Tổ hợp tác Rau an toàn ấp 3, xã Bình Chánh thành Hợp tác xã Rau an toàn Bình Chánh.

-    Tập huấn về trình tự thành lập hợp tác xã và Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh.

3.8/ Hoạt động khuyến nông:

-     Tổ chức các lớp tập huấn theo quy trình về kỹ thuật trồng lan cho nông dân huyện Hóc Môn; kỹ thuật nuôi tôm sú cho nông dân xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ; kỹ thuật trồng rau an toàn cho nông dân xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn; kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho nông dân quận 9, quận Thủ Đức, huyện Củ Chi; kỹ thuật trồng Bonsai - tiểu cảnh cho nông dân quận 8, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh; kỹ thuật chăn nuôi heo, heo sinh sản (thuộc chương trình Khuyến nông quốc gia) cho nông dân phường Long Bình, phường Long Phước, quận 9; kỹ thuật nuôi cá ghép cho nông dân xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; kỹ thuật thâm canh cỏ cho bò sữa (thuộc chương trình cỏ Quốc gia) cho nông dân huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh.

-     Tổ chức 02 cuộc tham quan mô hình nuôi thỏ ở quận 12 và huyện Củ Chi cho nông dân quận 12, quận Gò vấp; tham quan Hội chợ triển lãm Sinh vật cảnh thành phố tại Công viên Tao Đàn cho nông dân các quận 2, 9 và Thủ Đức.

4/ Tình hình giá cả thị trường nông sản:

4.1/ Ngành trồng trọt:

4.1.1/ Rau: Giá cả một số mặt hàng rau quả tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn so với tuần trước như sau:

- Rau ăn lá: Xà lách búp 3. 200 đ/kg (giảm 400 đ/kg), bông cải trắng 7.900 đ/kg (giảm 100 đ/kg), bắp cải 2.000 đ/kg (giảm 200 đ/kg), cải thảo 2.000 đ/kg (tăng 200 đ/kg).

- Rau củ quả: Su su 1.000 đ/kg (giảm 200 đ/kg), cà chua 3.000đ/kg (giảm 500 đ/kg), cà tím 2.500đ/kg (giảm 300 đ/kg), dưa leo 2.500đ/kg (giảm100 đ/kg), khoai lang 2.000đ/kg, khoai tây 4.200đ/kg, đậu đũa 2.500đ/kg (giảm 300 đ/kg), bí đao 2.800 đ/kg (tăng 300 đ/kg), đậu cove 4.000 đ/kg (tăng 800 đ/kg), cà rốt 6.500 đ/kg (tăng 500 đ/kg), khoai mỡ 5.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg); riêng củ cải trắng, su hào, khổ qua có giá không đổi so với tuần trước.

4.1.2. Trái cây:

Giá một số loại trái cây trong tuần qua như sau: Quýt đường 12.000 đ/kg (giảm 2.000 đ/kg), bơ 4.500 đ/kg (giảm 500đ đ/kg), cam sành 14.000 đ/kg (giảm 2.000 đ/kg), nho 5.000 đ/kg (giảm 3.000 đ/kg), bưởi 5 roi 9.000 đ/kg (tăng 2.500 đ/kg), mãng cầu 12.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), ổi hồng 2.800 đ/kg (tăng 800 đ/kg), thơm 2.500 đ/kg (tăng 500 đ/kg), nhãn 4.800 đ/kg (tăng 300 đ/kg), chôm chôm 2.200 đ/kg (tăng 200 đ/kg), thanh long 2.500 đ/kg (tăng 500 đ/kg); riêng sầu riêng, hồng xiêm, đu đủ có giá không đổi so với tuần trước.

4.2/ Ngành chăn nuôi:

Giá cả một số mặt hàng tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh như sau:

+ Lượng thịt heo về chợ bình quân 123 tấn/ngày, tăng 02 tấn/ngày so với tuần trước. Giá thịt heo hơi 14.000 đ/kg (giảm 3.000 đ/kg), thịt heo đùi 30.000 đ/kg (giảm 3.000 đ/kg), thịt bò thăn 85.000 đ/kg, thịt bò bắp 57.000 đ/kg (giảm 1.000 đ/kg), cá lóc giá 28.000 đ/kg (giá không đổi so với tuần trước).

               + Trứng vịt 1.300 đ/trứng (giảm 600 đ/trứng), trứng gà công nghiệp 1.300 đ/trứng (giảm 600 đ/trứng).

Số lượt người xem: 3670    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm