SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
8
8
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Chín 2006 8:25:00 CH

Thông tin tháng 9 - 2006

-

   

1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 9/2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010

- Tổ chức hội nghị ký kết liên tịch giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, Hội nông dân TPHCM và Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn huyện Củ Chi.

- Chỉ đạo công tác phối hợp tổ chức Festival sinh vật cảnh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất - năm 2006 tại Công viên Văn hóa thành phố; tổ chức hội thảo về các vấn đề có liên quan đến tình hình phát triển và tiêu thụ các sản phẩm sinh vật cảnh cũng như kinh nghiệm phát triển sinh vật cảnh của một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Đài Loan…trong thời gian diễn ra festival.

- Đánh giá giám sát hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại cơ quan Văn phòng Sở lần thứ hai - năm 2006.

- Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng công tác phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn lá xoắn trên lúa.

- Khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Cần Giờ.

- Họp về công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm thủy sản chợ Bình Điền.

- Đi công tác tại tỉnh Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang theo chương trình liên tịch nông nghiệp và thủy sản giữa thành phố với các tỉnh.

- Tiếp tục chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản và kiểm tra công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Tiến độ sản xuất vụ Mùa 2006:

- Lúa Mùa đã cấy: Diện tích thực hiện từ đầu vụ đến nay là 14.631 ha, đạt 65,02% kế hoạch, đạt 91,23% so với cùng kỳ năm trước.

- Rau vụ Mùa: Tính đến nay, diện tích đã thực hiện là 1.746 ha, đạt 100,29% so với cùng kỳ năm trước.

2.1.2/ Tình hình sản xuất hoa, cây kiểng:

            Diện tích hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố hiện có là 991,2 ha, trong đó: hoa nền 412,9 ha, lan 64,3 ha, kiểng lâu năm và bonsai 291 ha, mai 223 ha.

2.1.3/ Tình hình sinh vật hại cây trồng:

   Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diễn biến tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố trong tháng qua như sau:   

a/ Trên lúa:

- Tình hình rầy nâu: So với cùng kỳ, tình hình rầy nâu hại lúa vào đầu tháng thấp hơn do đang trong giai đoạn cuối lứa, tuy nhiên trung tuần tháng 9/2006 và kéo dài đến cuối tháng 9/2006 có tăng cao do lứa mới được hình thành. Tính đến nay, tổng diện tích lúa nhiễm rầy nâu là 1.891,8 ha; trong đó nhiễm mức độ nhẹ là 1.753,3 ha, mức độ trung bình là 69 ha và nhiễm nặng (lúa vụ Mùa) là 9,5 ha.

- Tình hình bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Hiện tại đã biểu hiện rõ rệt sau thời gian ủ bệnh vào cuối tháng 8/2006. Tính đến nay, tổng diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là 3.255 ha; trong đó nhiễm mức độ nhẹ (dưới 10%) là 792,4%, nhiễm trung bình (10 – 20%) là 640,8 ha, nhiễm nặng (trên 20%) là 1.002,4 ha, tiêu hủy (trên 30%) là 819,5 ha.

b/ Trên rau:

So với tháng trước, diện tích rau nhiễm các sinh vật hại đều thấp hơn. Hiện nay, do có biện pháp phòng trị kịp thời nên không có diện tích rau nhiễm các sinh vật gây hại mức độ trung bình và nhiễm nặng.

2.2/ Tình hình chăn nuôi – thú y:

2.2.1/ Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm:

Trước tình hình dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người tại các nước trong khu vực và trên thế giới đang diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể trong công tác phòng chống dịch, cụ thể:

- Ngày 11/9/2006, Sở đã có văn bản số 1220/SNN-NN báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả phối hợp với 13 tỉnh trong phòng chống dịch tại cuộc họp ngày 01/9/2006, qua đó đã nêu một số kết quả đã đạt được và các nội dung hợp tác trong thời gian tới để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Triển khai tháng tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm (văn bản 791/KH-CCTY-PCD của Chi cục Thú y ngày 16/9/2006), tập trung cao điểm tuyên truyền từ 15/9/2006 – 15/10/2006 và duy trì cho đến tháng 2/2007. Qua đó nhằm thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng chống để người dân tự giác tham gia phòng chống dịch cúm gia cầm đạt hiệu quả cao, tránh gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.

- Triển khai công tác giám sát, thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm (văn bản 790/CCTY-PCD của Chi cục Thú y ngày 16/9/2006). Thông qua hệ thống giám sát dịch bệnh phát hiện nhanh dịch bệnh gia súc; xử lý nhanh gọn, kịp thời và khoanh vùng  bao vây dập dịch không để lây lan trong diện rộng  nhằm hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại hội nghị giao ban Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người ngày 19/8/2006 như sau:

             + Ủy ban nhân dân 24 quận huyện đã hoàn tất công tác củng cố Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các cấp, đồng thời đã thiết lập đầy đủ các số điện thoại (đường dây nóng) để tiếp nhận thông tin của người dân phản ảnh về công tác phòng chống dịch.

             + Tình hình dịch tễ 2 đàn gà được nuôi tại 2 hộ của bà Nguyễn Thị Lạc (huyện Hóc Môn) và bà Trần Thị Quang (huyện Củ Chi) vẫn bình thường. Tại 3 cơ sở giết mổ gia cầm, cán bộ thú y thường xuyên lấy mẫu để kiểm tra, giám sát tình hình dịch tễ đàn gia cầm sống nhập lò để giết mổ. Đồng thời, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và 24 quận huyện vẫn thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh, gia cầm, sản phẩm gia cầm không đảm bảo các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, nhằm hạn chế mầm bệnh xâm nhập từ các tỉnh vào thành phố gây tái phát dịch bệnh cúm gia cầm.

             + Hiện nay, trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng kinh doanh và vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, tập trung là gà, vịt sống và trứng gia cầm, tại một số quận huyện có số trường hợp xử lý nhiều như: quận 6, quận 9, quận 12, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Bình Tân, huyện Củ Chi.

2.2.2/ Công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng trên gia súc:

Sau một thời gian tạm ổn định, tình hình bệnh lở mồm long móng tại các huyện ngoại thành có chiều hướng tái phát trở lại. Hiện nay, Chi cục Thú y đang tăng cường các biện pháp phòng chống dịch lở mồm long móng, tăng cường kiểm tra tình hình dịch tễ các địa bàn, thực hiện công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch lở mồm long móng đảm bảo mỗi hộ chăn nuôi tiếp cận được với tờ bướm tuyên truyền, củng cố hoạt động hệ thống giám sát cung cấp thông tin dịch bệnh, triển khai sớm công tác tiêm phòng.

2.2.3/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

          Theo báo cáo của Chi cục Thú y, tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến ngày 14/9/2006 như sau:

a/ Heo: Tổng đàn kiểm tra là 370.002 con, đạt 163,75% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 231.859 con heo thịt, cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 32.935 con (gồm: Xí nghiệp Gò Sao 8.716 con, Xí nghiệp Đồng Hiệp 12.933 con, Trại Tân Trung 3.920 con, Xí nghiệp Giống cấp I 3.525 con, Xí nghiệp Phước Long 3.841 con); trong đó, số lượng heo thịt là 8.386 con.

- Nuôi tại hộ dân: 337.067 con, trong đó, số lượng heo thịt là 223.203 con; số hộ chăn nuôi là 15.364 hộ.

b/ Trâu bò: Tổng đàn kiểm tra là 105.901 con, đạt 125,83% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 4.581 con trâu, 100.511 con bò (gồm 58.263 con bò sữa, 40.638 con bò lai Sind và bò ta, 1.610 con bò thịt), cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 3.533 con bò (gồm: Trại Tân Thắng 120 con bò, Trại An Phú 3.330 con bò, Trại Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi 83 con bò); trong đó, số lượng bò sữa là 983 con, bò lai Sind và bò ta 940 con, bò thịt 1.610 con.

- Nuôi tại hộ dân: 101.104 con, trong đó có 4.580 con trâu, 96.542 con bò (gồm: bò sữa 56.826 con, bò lai Sind và bò ta 39.698 con); số hộ chăn nuôi là 20.133 hộ.

- Xí nghiệp Delta: 454 con bò sữa và 01 con trâu.

c/ Dê: Tổng đàn 8.013 con, trong đó:

- Quốc doanh: 2.152 con (Trại An Phú).

- Nuôi tại hộ dân: 5.861 con (phân bố tại các quận 2, 8, 9, Bình Tân, , Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè).

d/ Cừu: Tổng đàn 293 con, được nuôi tại các hộ dân (phân bố tại quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè).

e/ Thỏ: Tổng đàn 24.976 con, được nuôi tại các hộ dân (thuộc địa bàn các quận 2, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè).

2.3/ Tiến độ nuôi trồng và khai thác thủy sản:

Tiến độ nuôi trồng và khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố tính đến ngày 20/9/2006 như sau:

2.3.1/ Nuôi trồng:

- Diện tích nuôi trồng đến nay khoảng 8.567 ha, đạt 94,66% so với cùng kỳ, đạt 86,40% kế hoạch năm 2006.

- Sản lượng:  22.331 ha, đạt 125,46% so với cùng kỳ, đạt 67,53% kế hoạch năm 2006.

2.3.2/ Khai thác: Sản lượng khai thác thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 16.000 tấn, đạt 94,12% so với cùng kỳ, đạt 80% kế hoạch năm 2006.

2.3.3/ Cá cảnh: Sản lượng cá cảnh từ đầu năm đến nay ước đạt 28 triệu con, đạt 100% so với cùng kỳ, đạt 77,78% kế hoạch năm 2006.

3/ Các hoạt động chuyên ngành:

3.1/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tháng qua như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo : 174.063 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò : 852 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê :  387 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm :  933.049 con.

   + Tiêu độc sát trùng : 255.779 m2

-   Trong tháng, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 638 trường hợp với tổng số tiền phạt là 13.897.000 đồng.

3.2/ Hoạt động kiểm lâm:

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho 640 lượt người; cung cấp 98 văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản; lập biên bản cam kết 09 nhà hàng yêu cầu không kinh doanh động vật hoang dã.

- Quản lý lâm sản và động vật hoang dã: Kiểm tra 114 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã; kiểm tra lâm sản nhập xưởng 15.956,898 m3 gỗ các loại và 2.000 kg gỗ Gió bầu băm mảnh; đóng búa kiểm lâm 14.568,721 m3 gỗ các loại.

- Pháp chế, thanh tra: Trong tháng phát hiện 15 trường hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, cộng dồn từ đầu vụ là 141 trường hợp, đạt 107% so với cùng kỳ; 9 trường hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, cộng dồn từ đầu vụ là 76 trường hợp, đạt 50% so với cùng kỳ; thu nộp ngân sách 28.517.000 đồng, cộng dồn từ đầu năm là 1.034.208.000 đồng.

- Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm thành phố:

+ Cá sấu: Tổng đàn cá sấu tính đến nay đạt 70.935 con.

+ Trăn: Tổng đàn trăn tính đến nay ước khoảng 8932 con (của 6 hộ nuôi chính).

+ Gấu: Tổng đàn gấu được gắn chíp điện tử để theo dõi nuôi nhốt đến nay là 427 con.

3.3/ Công tác phát triển lâm nghiệp:

- Tiếp tục thực hiện rà soát 3 loại rừng tại huyện Cần Giờ, huyện  Củ Chi, huyện Bình Chánh theo Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện công văn số 3632/VP-CNN ngày 14/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc cung cấp cây trồng cây phân tán tạo bóng mát cho các trung tâm 05 - 06 và bảo trợ thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Sau khi tiến hành khảo sát đã xác định nhu cầu thực tế số lượng cây giống cần cung cấp là 34.530 cây.

- Điều tra nhu cầu cây trồng phân tán của các trường cai nghiện thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong: Đã tổ chức đi khảo sát kiểm tra xác định nhu cầu số lượng cây giống cần cung cấp là 10.800 cây.

- Thực hiện công văn số 286 ngày 23/8/2006 của Văn phòng Thành ủy về cung cấp 150 cây Sao giống cho Campuchia: Đã chuyển giao cho phía Campuchia.

- Làm việc với ban quản lý khu di tích lịch sử Củ Chi về việc thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại văn bản số 5873/UBND-ĐT ngày 17/8/2006 về dự án Hồ cảnh quan mô phỏng Biển Đông trong Khu di tích địa đạo Bến Dược, huyện Củ Chi.

- Công tác gieo ươm giống cây trồng phân tán: Đến nay đã nghiệm thu đủ tiêu chuẩn xuất vườn với số lượng 320.000 cây, đạt 100% kế hoạch năm 2006. Số lượng đã xuất cho các cơ quan, đơn vị trồng cây phân tán là 303.214 cây.

- Kết quả thực hiện điều tra cây giống lâm nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2006:

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh cây giống lâm nghiệp: 06 doanh nghiệp (trong đó có 05 công ty TNHH, 01 DNNN) và 01 Trung tâm dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp và cây xanh; quy mô sản xuất 45 ha; số lượng cây giống sản xuất thực tế là 6.341.000 cây (từ 3 tháng đến 8 năm tuổi, chủ yếu là cây Sao, Dầu, Me chua, Me tây, Bò cạp nước, Móng bò, Xà cừ, Bạch đàng, Bằng lăng, Viết, Muồng vàng, Dó bầu,…).

Hiện nay các công ty sản xuất cây giống lâm nghiệp chưa có chứng nhận xuất xứ nguồn gốc cây giống.

+ Đối với hộ gia đình sản xuất và kinh doanh cây giống lâm nghiệp: 36 hộ (tập trung tại các huyện Bình Chánh, Hốc Môn, Củ Chi và quận Thủ Đức); diện tích gieo ươm hiện tại là 7,8 ha; số cây giống sản xuất thực tế hiện có là 54.071.500 cây, đã xuất bán tại thời điểm điều tra là 50%.

3.4/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển giống bò sữa: Đến nay đã thực hiện được 6.015 con, đạt 100,25% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi khả năng sinh sản: Đến nay đã thực hiện được 1.010 con, đạt 43,91% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi năng suất bò sữa cao sản: Đến nay đã thực hiện được 447 con, đạt 111,75% kế hoạch năm 2006.

- Đánh giá đời sau bê con: Đến nay đã thực hiện được 601 con, đạt 60,1% kế hoạch năm 2006.

- Khảo sát đánh giá tiến độ di truyền giống heo (BLUP): Đến nay đã thực hiện được 5.410 con, đạt 135,25% kế hoạch năm 2006.

- Giám định bình tuyển giống heo đực nông hộ: Đến nay đã thực hiện được 92 con, đạt 61,33% kế hoạch năm 2006.

- Bò trận: Đến nay đã thực hiện được 15 con, đạt 30% kế hoạch năm 2006.

- Kiểm tra chất lượng giống dứa Cayene: Đến nay đã thực hiện được 2 triệu chồi, đạt 20% kế hoạch năm 2006.

3.5/ Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

Theo báo cáo của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lượng nông sản được đưa vào hệ thống Siêu thị Metro trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Metro Cash and Carry Việt Nam nhằm hỗ trợ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 – 2010, tính đến thời điểm 19/09/2006 như sau:

- Các mặt hàng rau cải:

+ Nguồn cung cấp của Tổ rau an toàn xã Bình Chánh, gồm cải xanh 71 kg/1ngày (giá 3.000 đ/kg), cải ngọt 92 kg/ngày (giá 3.000 đ/kg), cải thìa 52 kg/ngày (giá 3.500 đ/kg), rau muống 121 kg/ngày (giá 2.800 đ/kg), dền 56 kg/ngày (giá 3.000 đ/kg), mồng tơi 54 kg/ngày (giá 2.800 đ/kg).

+ Nguồn cung cấp của Hợp tác xã nông nghiệp Ngã Ba Giòng, gồm dưa leo 45 kg/ngày (giá 2.500 đ/kg), bầu 31 kg/ngày (giá 2.500 đ/kg, bí xanh 36 kg/ngày (giá 3.500 đ/kg), khổ qua 19 kg/ngày (giá 4.000 đ/kg), cà tím 15 kg/ngày (giá 3.000 đ/kg), đậu đũa 14 kg/ngày (giá 3.500 đ/kg), đậu bắp 11 kg/ngày (giá 3.500 đ/kg), mướp 10 kg/ngày (giá 2.500 đ/kg).

- Rau mầm: Nguồn cung cấp chủ yếu của hộ sản xuất Quách Vĩnh Tấn, trung bình 15 kg/ngày, giá 20.000 đ/kg (tăng 2.000  đ/kg).

3.6/ Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch thủy sản nội địa: Trong tháng thực hiện 121,94 triệu con, lũy kế từ đầu năm là 460,13 triệu con, đạt 65,7% kế hoạch năm 2006, đạt 78% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm tra thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn: Trong tháng thực hiện 8.718 tấn, lũy kế từ đầu năm là 53.519 tấn, đạt 60,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm tra hóa chất, chế phẩm: Trong tháng thực hiện 937 tấn, lũy kế từ đầu năm là 14.676 tấn, đạt 91,7% kế hoạch năm 2006, đạt 100,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu: Trong tháng thực hiện 98,995 tấn, lũy kế từ đầu năm là 3.341 tấn, đạt 51,4% kế hoạch năm 2006, đạt 57,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch cá cảnh xuất khẩu: Trong tháng thực hiện 222.848 con, lũy kế từ đầu năm là 2,33 triệu con, đạt 66,6% kế hoạch năm 2006, đạt 109,6% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch cá cảnh nhập khẩu: Lũy kế từ đầu năm là 109,14 ngàn con, đạt 109,1% kế hoạch năm 2006, đạt 113,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu: Trong tháng thực hiện 655,98 triệu con, lũy kế từ đầu năm là 12,514 triệu con, đạt 83,4% kế hoạch năm 2006, đạt 81% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu: Trong tháng thực hiện 1.154 con, lũy kế từ đầu năm là 16.674 con, đạt 83,4% kế hoạch năm 2006, đạt 119,7% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm tra điều kiện kinh doanh thủy sản: Trong tháng kiểm tra 01 cơ sở, lũy kế từ đầu năm là 72 cơ sở, đạt 48% kế hoạch năm 2006, đạt 98,6% so với cùng kỳ năm trước.

- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: Trong tháng thực hiện 49 chiếc, lũy kế từ đầu năm là 482 chiếc, đạt 68,9% kế hoạch năm 2006, đạt 62,4% so với cùng kỳ năm trước.

3.7/ Hoạt động phát triển nông thôn:

-    Hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh về kế hoạch chuyển Tổ hợp tác Rau an toàn ấp 3, xã Bình Chánh thành Hợp tác xã Rau an toàn Bình Chánh.

-    Tập huấn về trình tự thành lập hợp tác xã và Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh.

-    Triển khai thu thập thông tin tại 3 xã điểm và 14 xã phường dự kiến nhân rộng nhằm đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm của mô hình phát triển nông thôn để tổng kết và nhân rộng vào cuối năm 2006.

-    Công tác cập nhật cơ sở dữ liệu hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành, đã xuất dữ liệu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

-    Làm việc với xã Tân Nhựt về kế hoạch, nội dung thực hiện Chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tuyên truyền, tập huấn chính sách hỗ trợ lãi vay trong Chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố.

-    Điều tra, khảo sát thực trạng nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, đất ở để dùng cho phát triển công nghiệp đô thị tại 05 huyện ngoại thành thành phố.

-    Hoàn thiện và chuyển giao chương trình Năng suất xanh tại xã Phú Hòa Đông, xã Trung An, huyện Củ Chi.

-    Phối hợp với Hội Nông dân thành phố hoàn chỉnh kế hoạch Hội thi “Nhà nông đua tài” năm 2006.

3.8/ Hoạt động khuyến nông:

-     Tiếp tục theo dõi và triển khai hoạt động các dự án khuyến nông quốc gia (chăn nuôi heo, cỏ), khuyến ngư quốc gia ( tôm sú, cá chẽm, cá mú); thực hiện 2 đề tài nghiên cứu cấp thành phố (nghiên cứu xây dựng hệ thống sản xuất cung ứng hoa kiểng phù hợp với điều kiện TPHCM; Chọn lọc, nhân giống một số loài cây rừng làm nguyên liệu để sản xuất cây kiểng).

-     Tổ chức 20 lớp tập huấn (79 buổi) theo quy trình kỹ thuật về: Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa (quận 9, quận Thủ Đức, huyện Hóc môn, huyện Củ Chi ); 11 chuyến tham quan (cho nông dân quận 12, quận Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ); 10 cuộc hội thảo về phòng bệnh cho bò sữa, trồng mai ghép (quận 12), hội thảo rau mầm (huyện Bình Chánh), nuôi tôm sú (huyện Cần Giờ), hiện trạng và hướng phát triển thỏ (huyện Củ Chi).

-     Điều tra  khảo sát về tình hình tiêu thụ và sản xuất cây mai ghép; sử dụng phân hữu cơ trên địa bàn thành phố; một số loài rau hoang dã trên đất phèn; hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

-     Chuẩn bị triển khai các mô hình trồng nấm bào ngư, trồng chanh Limca, nuôi thỏ sinh sản, nuôi tôm sú thâm canh, nuôi tôm càng xanh, nuôi cua, mô hình trình diễn xây dựng khẩu phần thức ăn phù hợp với vùng nguyên liệu, ủ phân trồng rau an toàn tại các trường, trung tâm cai nghiện ma túy.

-     Triển khai các mô hình thực nghiệm: Sử dụng nấm Trichoderma SP để ủ phân phục vụ sản suất rau an toàn; trồng và nhân giống 1 số kiểng lá có giá trị trong môi trường thủy canh; trồng rau trên giá thể (vỏ trấu, vỏ đậu phộng) để tăng hiệu quả kinh tế và kiểm soát dịch bệnh; xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho chăn nuôi bò sữa.

- Một số mô hình thực nghiệm đang tiếp tục theo dõi: Xây dựng khẩu phần thức ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của thỏ tại trại thỏ Thanh Tâm, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi; hai mô hình thử nghiệm lan Cattleya  nhằm khảo nghiệm một số giống mới (8 giống, mỗi giống 60 cây) tại phường 17, quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12; mô hình thực nghiệm lô hội Mỹ tại Trạm Thực nghiệm Nhị Xuân: đang  phát triển; sưu tập và nhân giống lan Mokara tại trạm thực nghiệm Nhị Xuân; theo dõi các giống lan lai tạo mới và sưu tập được năm 2005 tại Trạm Văn Thánh.

4/ Tình hình giá cả thị trường nông sản:

4.1/ Ngành trồng trọt:

4.1.1/ Rau: Giá cả một số mặt hàng rau quả tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn trong tháng qua như sau:

- Rau ăn lá: Nhìn chung, giá các loại rau ăn lá trong tháng có biến động nhưng không đáng kể, cụ thể như xà lách búp tăng 6%, cải thảo tăng 20%, bắp cải giảm 28-38%.

- Rau củ quả: Khoai lang, cà rốt, khoai tây giá giảm từ 6-14%, cà tím, dưa leo, su hào, bí đao, khổ qua, đậu côve tăng 16-36%; riêng su su, cà chua giảm khoảng 20 -50% vào cuối tháng 8 nhưng đến nửa đầu tháng 9 giá tăng khoảng 14%.

4.1.2. Trái cây:

Giá của thanh long, chôm chôm tăng từ 27-57%; ổi hồng, quýt đường, nho, mãng cầu, bưởi 5 roi, thơm, nhãn, hồng, cam sành giảm từ 10-60%; riêng đu đủ giảm từ 36% vào cuối tháng 8 nhưng đến nửa đầu tháng 9 giá tăng từ 7%; sầu riêng có giá không đổi.

4.2/ Ngành chăn nuôi:

Giá cả một số mặt hàng tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh trong tháng nhìn chung có biến động nhẹ vào đầu tháng, tuy nhiên đã bình ổn vào cuối tháng, cụ thể như sau: Thịt bò thăn 85.000 đ/kg (khổng đổi so với tháng trước), thịt bò bắp 57.000 đ/kg (giảm 1.000 đ/kg), cá lóc giá 30.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg); giá của trứng vịt, trứng gà công nghiệp tuy biến động nhẹ vào đầu tháng nhưng đã ổn định vào cuối tháng và có giá không đổi so với tháng trước (1.400 đ/trứng).

 


Số lượt người xem: 3438    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm