SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
5
8
3
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Chín 2006 8:20:00 CH

Thông tin tuần từ 16/9/2006 đến 22/9/2006

-

   
Thông tin tuần từ 16/9/2006 – 22/9/2006
 

 1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.

- Đánh giá giám sát hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 tại cơ quan Văn phòng Sở lần 1 - năm 2006.

- Chỉ đạo công tác phòng chống dịch hại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn lá xoắn trên lúa.

- Ký kết chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp, thủy sản giữa thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.

2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Tiến độ sản xuất vụ Mùa 2006:

- Lúa Mùa đã cấy: Trong tuần thực hiện 2.189 ha, cộng dồn từ đầu vụ 16.820 ha, đạt 90,58% so với cùng kỳ năm trước.

- Rau vụ Mùa: Tính đến nay, diện tích đã thực hiện là 1.748 ha, đạt 96,36% so với cùng kỳ năm trước.

2.1.2/ Tình hình sinh vật hại cây trồng:

   Ngày 20/9/2006, Ban chỉ đạo phòng chống rầy nâu và bệnh hại lúa đã tổ chức họp triển khai Chỉ thị số 30/CT/TTg ngày 11/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa; triển khai kế hoạch số 1257/SNN-NN ngày 18/9/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa vụ Mùa 2006 và vụ Đông - Xuân 2006 – 2007 trên địa bàn thành phố.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diễn biến tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố trong tuần qua như sau:

a/ Trên lúa:

- Tình hình rầy nâu hại lúa: Hiện rầy nâu tuổi 3 và tuổi 4 đang gây hại trên lúa vụ Mùa, mật độ trung bình từ 100 đến 2.000 con/m2, một vài nơi có mật độ 2.000 con/m2. Trên mạ vụ Mùa, mật số rầy (tuổi 2, 3 và trưởng thành) từ 300 đến 1.000 con/m2.

- Tình hình bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Đến nay diện tích lúa nhiễm nặng (trên 20%) là 1.002,4 ha, diện tích phải tiêu hủy (trên 30%) là 834,37 ha, nông dân đã tự tiêu hủy 34,17 ha.

So với cùng kỳ năm trước, diện tích lúa nhiễm sinh vật hại cao hơn hiều, đặt biệt là bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

b/ Trên rau:

Hiện nay, do có biện pháp phòng trị kịp thời nên trong tuần không có diện tích rau nhiễm các sinh vật gây hại mức độ trung bình và nhiễm nặng.

So với cùng kỳ năm trước, diện tích rau nhiễm bệnh phấn vàng và bệnh vàng lá tăng cao hơn.

2.2/ Tình hình chăn nuôi – thú y:

2.2.1/ Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm:

Trong tuần, đã thực hiện 104 mẫu (12 đàn) gồm: 04 mẫu giám sát chim hoang dã ở Khu du lịch Suối Tiên, 100 mẫu tại cơ sở giết mổ (90 mẫu ở cơ sở giết mổ An Nhơn và 10 mẫu ở cơ sở giết mổ Phú An Sinh). Kết quả không phát hiện mẫu dương tính.

Trong số 12 đàn xét nghiệm có 11 đàn (41 mẫu xét nghiệm) có tiêm phòng, kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể với bệnh cúm gia cầm như sau:

- 01 đàn tiêm phòng H5N1 hai lần (nguồn Tây Ninh) có 07/20 mẫu có kháng thể nhưng không đủ bảo hộ đàn.

- 06 đàn có tiêm phòng H5N1 một lần trong đó có 05 đàn (04 đàn nguồn Long An và 01 đàn nguồn Vĩnh Long) hoàn toàn không có kháng thể; 01 đàn nguồn Tây Ninh có 01/05 mẫu có kháng thể nhưng không đủ bảo hộ.

- 01 đàn tiêm H5N1 (nguồn Long An) nhưng không rõ số lần tiêm, có 01/10 mẫu có kháng thể nhưng không đủ bảo hộ.

- 01 đàn không rõ loại vắc xin (nguồn Đồng Nai), hoàn toàn không có kháng thể.

2.2.2/ Công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng trên gia súc:

- Tại các hộ chăn nuôi: Trong tuần không phát hiện trường hợp nào gia súc có triệu chứng bệnh lở mồm long móng trên địa bàn thành phố.

Các quận, huyện vẫn đang tiếp tục tập trung tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin lở mồm long móng cho đàn gia súc (heo, trâu bò) trên địa bàn quản lý, đặc biệt chú trọng tại khu vực giáp ranh với các tỉnh, các khu vực ổ dịch cũ và các khu vực chăn nuôi trọng điểm.

            - Tại các cơ sở giết mổ gia súc: Trong tuần không phát hiện trường hợp nào gia súc bị bệnh lở mồm long móng tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố.

2.2.3/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

          Theo báo cáo của Chi cục Thú y, tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến ngày 21/9/2006 như sau:

a/ Heo: Tổng đàn kiểm tra đạt 370.491 con, trong đó có 231.774 con heo thịt, cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 33.016 con (gồm: Xí nghiệp Gò Sao 8.797 con, Xí nghiệp Đồng Hiệp 12.933 con, Trại Tân Trung 3.920 con, Xí nghiệp Giống cấp I 3.525 con, Xí nghiệp Phước Long 3.841 con); trong đó, số lượng heo thịt là 8.152 con.

- Nuôi tại hộ dân: 337.475 con, trong đó, số lượng heo thịt là 223.622 con; số hộ chăn nuôi là 15.380 hộ.

b/ Trâu bò: Tổng đàn kiểm tra đạt 105.704 con, gồm 4.581 con trâu, 100.494 con bò (trong đó gồm 58.257 con bò sữa, 40.627 con bò lai Sind và bò ta, 1.610 con bò thịt), cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 3.533 con bò (gồm: Trại Tân Thắng 120 con bò, Trại An Phú 3.330 con bò, Trại Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi 83 con bò); trong đó, số lượng bò sữa là 983 con, bò lai Sind và bò ta 940 con, bò thịt 1.610 con.

- Nuôi tại hộ dân: 101.087 con, trong đó có 4.580 con trâu, 96.507 con bò (gồm: bò sữa 56.820 con, bò lai Sind và bò ta 39.687 con); số hộ chăn nuôi là 20.132 hộ.

- Xí nghiệp Delta: 454 con bò sữa và 01 con trâu.

c/ Dê: Tổng đàn 8.013 con, trong đó:

- Quốc doanh: 2.152 con (Trại An Phú).

- Nuôi tại hộ dân: 5.861 con (phân bố tại các quận 2, 8, 9, Bình Tân, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè).

d/ Cừu: Tổng đàn 293 con, được nuôi tại các hộ dân (phân bố tại quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè).

e/ Thỏ: Tổng đàn 24.976 con, được nuôi tại các hộ dân (thuộc địa bàn các quận 2, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè).

3/ Các hoạt động chuyên ngành:

3.1/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tuần qua như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo trong tuần :  59.574 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò trong tuần : 243 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê trong tuần : 122 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm trong tuần : 286.552 con.

   + Tiêu độc sát trùng : 70.545 m2

-   Trong tuần, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 214 trường hợp với tổng số tiền phạt là 39.020.000 đồng.

3.2/ Hoạt động kiểm lâm:

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho 78 lượt người; cung cấp 10 văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh lâm sản.

- Tổ chức 20 lượt tuần tra bảo vệ rừng.

- Kiểm tra 18 cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã; số lượng gỗ nhập khẩu được kiểm tra là 2.023,028 m3.

- Lập 5 biên bản vi phạm hành chính, bao gồm 4 trường hợp khai thác rừng trái phép, 01 trường hợp mua bán lâm sản trái phép. Đã xử phạt 01 vụ về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; thu nộp ngân sách 6.636.000 đồng.

3.3/ Công tác phát triển lâm nghiệp:

- Tiếp tục thực hiện rà soát 3 loại rừng tại huyện Cần Giờ, huyện  Củ Chi, huyện Bình Chánh theo Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện công văn số 3632/VP-CNN ngày 14/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc cung cấp cây trồng cây phân tán tạo bóng mát cho các trung tâm 05 - 06 và bảo trợ thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Đã nghiệm thu đủ 34.530 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn và xuất đợt 1 cho 3 đơn vị số cây là: 30,330 cây.

- Điều tra nhu cầu cây trồng phân tán của các trường cai nghiện thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong: Đã khảo sát kiểm tra xác định nhu cầu số lượng cây giống cần cung cấp là 10.800 cây.

- Công tác gieo ươm giống cây trồng phân tán: Đến nay đã nghiệm thu đủ tiêu chuẩn xuất vườn với số lượng 320.000 cây, đạt 100% kế hoạch năm 2006. Số lượng đã xuất cho các cơ quan, đơn vị trồng cây phân tán là 320.000 cây.

3.4/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển giống bò sữa: trong tuần thực hiện 210 con (lũy kế từ đầu năm 6.225 con, đạt 103,75% kế hoạch năm 2006).

- Theo dõi khả năng sinh sản: Đến nay đã thực hiện được 1.010 con, đạt 43,91% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi năng suất bò sữa cao sản: trong tuần thực hiện 53 con (lũy kế từ đầu năm 500 con, đạt 142,86% kế hoạch năm 2006).

- Đánh giá đời sau bê con: Trong tuần thực hiện 9 con (lũy kế từ đầu năm 610 con, đạt 76,25% kế hoạch năm 2006).

- Bò trận: Trong tuần thực hiện 1 con (lũy kế từ đầu năm 16 con, đạt 80% kế hoạch năm 2006).

- Khảo sát đánh giá tiến độ di truyền giống heo (BLUP): Trong tuần thực hiện 3.067 con (lũy kế từ đầu năm 5.410 con, đạt 135,2% kế hoạch năm 2006).

- Giám định bình tuyển giống heo đực nông hộ: Trong tuần thực hiện 1 con (lũy kế từ đầu năm 93 con, đạt 62% kế hoạch năm 2006).

- Kiểm tra chất lượng giống dứa Cayene: Đến nay đã thực hiện được 2 triệu chồi, đạt 20% kế hoạch năm 2006.

3.5/ Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

Theo báo cáo của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lượng nông sản được đưa vào hệ thống Siêu thị Metro trong tuần qua trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Metro Cash and Carry Việt Nam nhằm hỗ trợ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

- Các mặt hàng rau cải: Nguồn cung cấp chủ yếu của Tổ rau an toàn xã Bình Chánh, trung bình 291,4 kg/ngày, gồm rau muống 107 kg/ngày (3.000 đ/kg), cải bẹ xanh 46 kg/ngày (3.500 đ/kg), cải ngọt 70 kg/ngày (3.300 đ/kg), dền 33 kg/ngày (3.500 đ/kg), mồng tơi 35 kg/ngày (3.000 đ/kg).

- Rau mầm: Nguồn cung cấp chủ yếu của hộ nông dân sản xuất rau mầm Quách Vĩnh Tấn, trung bình 10 kg/ngày (20.000 đ/kg).

3.6/ Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 23.801kg, sản phẩm động vật thủy sản 7.405 kg, cá cảnh 90.300 con.

- Kiểm dịch nhập khẩu: Tôm hùm giống 6.000 con, cá mú giống 34.000 con, tôm sú bố mẹ 382 con.

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: Thức ăn viên 527.000 kg, thức ăn bổ sung cho tôm 16.505 kg, thức ăn khác 50.000 kg, bột gan mực 166.432 kg, dầu gan mực và dầu cá 295.870 kg, bột cá 788.620 kg, nguyên liệu khác 154.960 kg, thuốc thú y thủy sản 16.330 con, chế phẩm sinh học 2.107 kg, hóa chất 426.190 kg.

- Kiểm tra định kỳ 10 tàu.

3.7/ Hoạt động phát triển nông thôn:

- Xúc tiến thành lập Hợp tác xã Rau an toàn tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã thành phố tổ chức Hội nghị giao lưu hợp tác xã điển hình.

3.8/ Hoạt động khuyến nông:

- Tổ chức 11 lớp tập huấn quy trình về  kỹ thuật trồng và chăm sóc lan cho nông dân huyện Hóc Môn; kỹ thuật chăn nuôi thỏ cho nông dân huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh; kỹ thuật  nuôi bò sữa cho nông dân quận Thủ Đức huyện Hóc Môn; kỹ thật trồng rau an toàn cho bà con nông dân xã Thới Tam Thôn; kỹ thuật nuôi cá thác lác cho nông dân xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh; kỹ thuật nuôi lươn cho nông dân huyện Hóc Môn.

- Tổ chức 5 cuộc hội thảo về phát triển hoa lan cho nông dân huyện Củ Chi; hội thảo hướng phát triển hoa kiểng trên địa bàn quận 12; hội thảo chuyển đổi sản xuất nông nghiệp cho nông dân xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn; giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp hỗ trợ chuyển đổi đất lúa cho nông dân quận Thủ Đức.

- Tổ chức 03 cuộc tham quan đưa nông dân huyện Bình Chánh  đi tham quan mô hình hoa kiểng ở Củ Chi; nông dân xã An Thới Đông  huyện Cần Giờ tham quan mô hình nuôi tôm sú trong huyện; nông dân huyện Hóc Môn tham quan các mô hình hoa kiểng tại tỉnh Đồng Tháp.

4/ Tình hình giá cả thị trường nông sản:

4.1/ Ngành trồng trọt:

4.1.1/ Rau: Giá cả một số mặt hàng rau quả tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn so với tuần trước như sau:

- Rau ăn lá: Bắp cải 2.500 đ/kg (tăng 200 đ/kg), cải thảo 2.500 đ/kg (tăng  500 đ/kg), xà lách búp 3.800 đ/kg (tăng 600 đ/kg).

- Rau củ quả: Cà chua 3. 200 đ/kg (giảm 300 đ/kg), su su 1.600 đ/kg (tăng 400 đ/kg), khoai lang 2.600 đ/kg (tăng 400 đ/kg), củ cải trắng 1.200 đ/kg (tăng 200 đ/kg), su hào 4.200 đ/kg (tăng 1.400 đ/kg), đậu côve 4.000 đ/kg (tăng 200 đ/kg), cà rốt 6.500 đ/kg (tăng 500 đ/kg), khoai tây 4.200 đ/kg (tăng 600 đ/kg), khổ qua 3.500 đ/kg (tăng 300 đ/kg); các mặt hàng giá không đổi là cà tím (3.000 đ/kg), dưa leo (3.000 đ/kg), bí đao (3.000 đ/kg).

4.1.2. Trái cây:

Giá một số loại trái cây trong tuần qua như sau: Nho 7.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg), thơm 2.800 đ/kg (tăng 600 đ/kg), nhãn 5.000 đ/kg (tăng 500 đ/kg), mãng cầu 8.000 đ/kg (giảm 1.000 đ/kg), bưởi 5 roi 6.000 đ/kg (giảm 1.000 đ/kg), thanh long 3.000 đ/kg (giảm 200 đ/kg); các mặt hàng giá không thay đổi là ổi hồng (2.000 đ/kg), quýt đường (8.000 đ/kg), sầu riêng (16.000 đ/kg), hồng (6.000 đ/kg), đu đủ (3.000 đ/kg), cam sành (9.000 đ/kg), chôm chôm (3.000 đ/kg).

4.2/ Ngành chăn nuôi:

Giá cả một số mặt hàng tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh như sau:

+ Lượng thịt heo về chợ bình quân 124 tấn/ngày, giảm 01 tấn/ngày so với tuần trước. Giá thịt heo và thịt bò không đổi so với tuần trước: Thịt heo hơi 14.000 đ/kg, thịt heo đùi 30.000 đ/kg, thịt bò thăn 85.000 đ/kg, thịt bò bắp 57.000 đ/kg; riêng cá lóc giá 34.000 đ/kg (tăng 4.000 đ/kg).

                  + Trứng vịt 1.400 đ/trứng (tăng 100 đ/trứng), trứng gà công nghiệp 1.300 đ/trứng (không đổi so với tuần trước).

 


Số lượt người xem: 3625    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm