SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
7
2
2
3
9
8
Chương trình - báo cáo 30 Tháng Sáu 2010 2:55:00 CH

Kết quả thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 và dự kiến Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020

Trong giai đoạn 2001 - 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả như sau:


I. Công tác chỉ đạo, triển khai:

1. Phổ biến, quán triệt Chương trình tổng thể:

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cải cách hành chính, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các chương trình, kế hoạch của Chính phủ và của UBND thành phố ban hành trong suốt giai đoạn 2001 – 2010, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức các phòng ban, đơn vị trực thuộc.

Quán triệt tổ chức triển khai thực hiện các văn bản sau:

- Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.

- Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010.

- Quyết định số 119/2002/QĐ-UB ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2005.

- Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 21/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chương trình cải cách hành chính và chống quan liêu giai đoạn 2006 – 2010.

 

 - Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế ‘một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Văn bản số 4849/UB-CCHC ngày 16/8/2004 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại các sở ngành, quận huyện và UBND các phường xã, thị trấn.

- Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001: 2000 vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2006 của UBND thành phố về thực hiện Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về giảm văn bản, giấy tờ trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nước…

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:

- Quyết định số 267/QĐ-NN-TCCB ngày 24/10/2002, kiện toàn Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do Giám đốc Sở làm Trưởng ban và 07 thành viên là lãnh đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc có liên quan. Sau đó, tiếp tục ban hành Quyết định số 97/QĐ-NN-TCCB ngày 18 tháng 5 năm 2004 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Sở, trong đó Giám đốc Sở là Trưởng ban, Phó Giám đốc thường trực Sở là Phó ban thường trực, các thành viên khác là lãnh đạo các phòng ban Sở và một số đơn vị thuộc Sở có liên quan, bố trí cán bộ chuyên trách cải cách hành chính của Sở. Tất cả các đơn vị trực thuộc Sở đều thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của đơn vị và duy trì hoạt động thường xuyên.

- Quyết định số 507/QĐ-SNN-TCCB, ngày 22/07/2005 về kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính và Quyết định số 521/QĐ-SNN-TCCB, ngày 08/08/2005 về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cải cách hành chính và bố trí 01 uỷ viên chuyên trách về công tác cải cách hành chính của Sở.

- Quyết định số 124/QĐ-SNN-VP ngày 10/4/2007 về kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính và chống quan liêu đến 2010.

- Quyết định số 525/QĐ-SNN-TCCB ngày 10/8/2005 về việc thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” tại văn phòng Sở; Quyết định số 524/QĐ-SNN-TCCB ngày 10/8/2005 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hàng năm, căn cứ Chương trình cải cách hành chính, chống quan liêu của thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chương trình cải cách hành chính, chống quan liêu để triển khai, thực hiện trong phạm vi Sở.

3. Thông tin, tuyên truyền:

Công tác cải cách hành chính được Đảng Ủy, Ban Giám đốc Sở, Công đoàn, Đòan Thanh niên Sở quan tâm chỉ đạo và có nhiều hình thức vận động cán bộ, công chức, viên chức  thực hiện. Tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quyết định và Chỉ thị, các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của UBND thành phố, phát động thi đua hưởng ứng “năm cải cách hành chính” của thành phố, cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các hội thi của Trung ương và Thành phố. Đăng tải chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, Thành phố, Sở và các đơn vị trực thuộc trên các trang website của Sở và các đơn vị, báo cáo kết quả cải cách hành chính tháng, quý, năm, công bố bộ thủ tục hành chính và các nội dung liên quan chủ đề cải cách hành chính lên website Sở và các đơn vị trực thuộc, tại các phòng tiếp dân và một số hình thức tuyên truyền phổ biến khác.

Hàng năm, Sở tổ chức đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công tác đoàn thể tại các phòng ban, đơn vị trực thuộc.

Kiểm tra theo chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về công tác cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và kiểm tra ngoài kế hoạch theo tình hình thực tế công tác tại cơ sở.

4. Công tác sơ kết, tổng kết cải cách hành chính:

Định kỳ tháng, quý, năm các phòng ban, đơn vị trực thuộc báo cáo công tác cải cách hành chính, đánh giá tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện so với chương trình kế hoạch được UBND thành phố và Sở ban hành và đề xuất chương trình công tác sắp tới. Báo cáo UBND thành phố, Ban chỉ đạo cải cách hành chính, Sở Nội vụ, Tổ Công tác đề án 30 đúng quy định.

Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác cải cánh hành chính 5 năm 2001 – 2005 và kết hợp sơ kết công tác cải cách hành chính hàng năm với tổng kết công tác ngành của Sở.

II.  Tổng kết, đánh giá các nội dung cải cách hành chính:

1.     Cải cách thể chế hành chính:

a) Thể chế:

Quán triệt thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 05/02/2007 của UBND thành phố về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND các cấp tại TP.HCM và Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND ngày 21/01/2010 của UBND thành phố về chấn chỉnh, tăng cường công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn TPHCM.

Thực hiện Chương trình hành động thực hiện chương trình cải cách hành chính và chống quan liêu (giai đoạn 2001 – 2010); Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2006 của UBND thành phố về thực hiện Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về giảm văn bản, giấy tờ trong hoạt động cơ quan quản lý nhà nước, Văn bản số 7416/UBND-CCHC Ngày 06 tháng 11 năm 2006 Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số việc cần làm ngay nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giao dịch hành chính giữa tổ chức, công dân với các cơ quan hành chính nhà nước.

Sở đã tham mưu, soạn thảo trình UBND thành phố ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để tăng cường công tác quản lý ngành, góp phần thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố. 

(Đính kèm phụ lục văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do UBND thành phố ban hành giai đoạn 2001 – 2010)

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  trình UBND thành phố  ban hành đã phát huy hiệu quả to lớn trong thực tế, trong đó phải kể đến các văn bản như:  Chỉ thị Số 37/2006/CT-UBND ngày  03/12/2006 của UBND thành phố  về việc triển khai các phương án phòng, chống cơn bão số 9 (bão Durian), giúp thành phố đối phó rất hiệu quả với cơn bão số 9, hạn chế tối đa thiệt hại về người và của của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn huyện Cần Giờ; Chỉ thị số 29/2006/CT-UBND ngày 14/9/2006 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn TPHCM giúp thành phố nhanh chóng dập tắt dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa; các Chỉ thị về phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 đã góp phần quan trọng bảo vệ thành phố tránh khỏi dịch cúm gia cầm H5N1 và Cúm A ở người (trong trường hợp dịch cúm gia cầm H5N1 và Cúm A ở người xảy ra thì thiệt hại về kinh tế xã hội, về tính mạng, sức khoẻ của nhân dân thành phố là không thể lường trước được).

Thực hiện Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND thành phố về ban hành kế hoạch tổng rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật tại TPHCM từ năm 1976 đến 6/2008; Văn bản số 2211/STP-KTrVB ngày 28/7/2008 của Sở Tư pháp về việc thực hiện kế hoạch tổng rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản số 2528/STP-KTrVB ngày 20/8/2008 về gửi danh mục văn bản QPPL của UBNDTP để rà soát, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  đã có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện đến tất cả phòng ban đơn vị trực thuộc Sở, tiến hành thống kê rà soát văn bản do UBND thành phố  ban hành và Sở ban hành, tổ chức rà soát theo hướng dẫn của Sở Tư pháp, báo cáo tổng hợp và gửi phiếu rà soát về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND thành phố  theo đúng quy định về thời gian và nội dung công việc.

 Triển khai đến các đơn vị trực thuộc đóng góp dự thảo nhiều văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định , quyết định, chỉ thị của Trung ương và thành phố.

Để nâng cao nhận thức, nắm bắt kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành, Sở đã tổ chức Hội nghị phổ biến đến toàn thể CBCC về Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thanh tra, Luật lao động (sửa đổi), Pháp lệnh dân số, Luật phòng cháy, chữa cháy ….. theo kế hoạch phổ biến pháp luật chung của UBND thành phố và các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, thông tư chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tham gia các hội thi tìm hiểu pháp luật do Liên đoàn lao động thành phố và các cơ quan đơn vị trung ương, địa phương tổ chức.

b) Thủ tục hành chính:

Ban Giám đốc Sở Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Lãnh đạo UBND thành phố về Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2005, giai đoạn 2006 - 2010 và Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Quán triệt quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện  công tác thống kê rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong phạm vi Sở kịp thời, sâu sát, kiên quyết phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu của Trung ương và thành phố giao, đồng thời bảo đảm thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và công dân. Phân công, bố trí công tác cán bộ và theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện Đề án 30 thành phố trong phạm vi Sở.

Căn cứ Đề án 30 của Chính phủ, Hướng dẫn của Văn phòng UBND thành phố và Tổ Công tác thực hiện Đề án 30 thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản và tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác thống kê rà soát chuẩn hóa thủ tục hành chính chuyên ngành áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện Kế hoạch số 4490/KH-UBND-ĐA30 ngày 03/09/2009 của UBND thành phố về triển khai giai đoạn rà soát thủ tục hành chính (Giai đoạn II) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Văn bản số 6390/VP-ĐA30 ngày 01/09/2009 của Văn phòng UBND thành phố về việc hướng dẫn thực hiện giai đoạn rà soát thủ tục hành chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 1196/SNN-VP ngày 10/9/2009 triển khai trong phạm vi Sở để tiến hành giai đoạn II, rà soát và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Sở đã có văn bản số 1566/SNN-VP ngày 19/11/2009 gửi 9 hội nghề nghiệp thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp tham gia rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các ý kiến góp ý gửi về địa chỉ email Sở và các đơn vị trực thuộc, tại chuyên mục góp ý trên trang web của Sở.

Sở đã có văn bản số 1558/SNN-VP ngày 19/11/2009 gửi 11 đơn vị trực thuộc có liên quan để chỉ đạo các đơn vị phổ biến đến người dân và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực do đơn vị quản lý, lấy ý kiến góp ý để hoàn chỉnh kết quả rà soát thủ tục hành chính.

Kết quả thực hiện giai đoạn thống kê thủ tục hành chính theo Đề án 30, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống kê, chuẩn hóa tổng số 144 thủ tục hành chính chuyện ngành do Sở quản lý, áp dụng tại thành phố.

Sở đã xây dựng và trình UBND thành phố ban hành Quyết định số 4261/QĐ-UBND ngày 11/09/2009 về việc công bố Bộ thủ tục hành chính (144 thủ tục) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa bàn thành phố.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố 144 thủ tục trên website Sở và đơn vị trực thuộc để doanh nghiệp và công dân thực hiện.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo thành phố để tiến hành rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiên quyết sửa đối bổ sung, bải bỏ các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai, yêu cầu điều kiện không hợp lý, không hợp pháp.

Kết quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đơn giản hóa: 74/144 tục hành chính của Sở; tỷ lệ đơn giản hóa đạt 51,39%. Trong đó: Hủy bỏ, bãi bỏ: 15,28%; sửa đổi, bổ sung: 36,11% và giữ nguyên: 48,61%  và đã được UBND thành phố thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Quyết định số 21/QĐ-UBND-ĐA30 ngày 20/4/2010 về việc thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khẩn trương tổ chức thực thi Quyết định số 21/QĐ-UBND-ĐA30 ngày 20/4/2010 của UBND thành phố về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố thuộc Giai đoạn III của Đề án 30.

c) Thực hiện cơ chế “một cửa”:

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 4849/UB-CCHC ngày 16/8/2004 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại các sở ngành, quận huyện và UBND các phường xã, thị trấn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai tại văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc có chức năng giải quyết thủ tục hành chính.

-          Sở đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-SNN-TCCB ngày 10/8/2005 về việc thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” tại văn phòng Sở; Quyết định số 524/QĐ-SNN-TCCB ngày 10/8/2005 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phân công một cán bộ chuyên trách và bố trí phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Bộ phận này chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 22/8/2005.

-          Tiến hành rà soát, hệ thống hóa quy trình thủ tục hành chính và công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên website Sở, thông báo đến sở ngành, quận huyện và trên báo đài để nhân dân biết và liên hệ.

-          Thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000  vào hoạt động của các cơ quan nhà nước và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009  của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg, Sở đã xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 thực hiện tại Văn phòng Sở.

         Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 chính thức hoạt động từ ngày 22/08/2005, đến tháng 12/2005 Sở đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn - Quacert Tổng cục tiêu chuẩn đo lường cấp Giấy chứng nhận phù hợp chuẩn. Sở đang triển khai thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 (Phiên bản mới).

           Hiện tại, Cơ quan văn phòng Sở áp dụng 26 quy trình theo tiêu chuẩn ISO như sau:

1.       Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án.

2.       Thẩm định và trình duyệt  dự án đầu tư nhóm B.

3.       Thẩm định và trình duyệt  dự án đầu tư nhóm C.

4.       Thẩm định và trình duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình.

5.       Xem xét yêu cầu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ.

6.       Xem xét yêu cầu giải quyết cán bộ công chức đi nước ngoài.

7.       Xem xét yêu cầu giải quyết xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

8.       Xem xét yêu cầu giải quyết tiếp nhận, chuyển công tác, thôi việc đối với cán bộ công chức.

9.       Xem xét yêu cầu giải quyết tuyển dụng hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

10.   Quản lý và tổ chức thực hiện văn bản đi và đến theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở.

11.   Thông báo và theo dõi tiến độ thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở.

12.   Giải quyết khiếu nại -tố cáo.

13.   Giải quyết chế độ nâng bậc lương trước khi nghỉ hưu.

14.   Xem xét bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức do thi tuyển, xét tuyển; chuyển xếp ngạch lương do thay đổi công tác và chuyển loại công chức, viên chức.

15.   Xét duyệt biên chế và quỹ tiền lương.

16.   Thẩm định và trình duyệt dự toán thu chi ngân sách hàng năm của các đơn vị trực thuộc Sở.

17.   Thẩm định và trình duyệt điều chỉnh dự toán thu chi ngân sách hàng năm của các đơn vị trực thuộc Sở.

18.   Thẩm định và trình duyệt điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của các đơn vị trực thuộc Sở.

19.   Thẩm định, trình duyệt mua sắm phương tiện, thiết bị mới, sửa chữa tài sản cố định của các đơn vị trực thuộc Sở.

20.   Thông báo xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc Sở.

21.   Xem xét công nhận kết quả xét tuyển viên chức.

22.   Xem xét nâng ngạch không qua thi đối với công chức, viên chức khi có thông báo nghỉ hưu.

23.   Tiếp nhận công bố sản phẩm rau an toàn.

24.   Tiếp nhận công bố hợp quy phân bón.

25.   Đăng ký chỉ định, chỉ định lại tổ chức chứng nhận Vietgap cho rau, quản an toàn.

26.   Đăng ký chỉ định, chỉ định lại tổ chức chứng nhận Vietgahp cho bò sữa, heo và gia cầm.

 Đồng thời Sở cũng đã triển khai mở rộng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đến các đơn vị trực thuộc. Hiện nay, Sở có 6 đơn vị đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO theo cơ chế “một cửa” gồm: Văn phòng Sở, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục QLCL và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tất cả các đơn vị đều áp dụng cơ chế “một cửa”.

Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính đã nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại Sở, giúp quản lý chặt chẽ quy trình thực hiện gắn với kết quả xử lý hồ sơ của từng cá nhân được phân công phụ trách, nhờ đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn và mức độ hài lòng của doanh nghiệp và công dân đạt khá cao. Mặt khác, ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức được nâng cao, tinh thần thái độ phục vụ khách quan hơn, trường hợp cán bộ, công chức làm trái quy trình thủ tục, gây phiền hà, giải quyết trễ hẹn sẽ được phát hiện kịp thời và chấn chỉnh ngay.

Sở đã công khai trên website Sở danh sách, địa chỉ và nội dung dịch vụ nông nghiệp của các đơn vị như sau:

-          Chi cục Thú y: Xét nghiệm theo yêu cầu khách hàng; dịch vụ khử trùng tiêu độc;  khám, chuẩn đoán, điều trị, phẩu thuật, tiêm phòng các loại bệnh trên chó, mèo; khám, chuẩn đoán, điều trị, tiêm phòng các loại bệnh trên gia súc, gia cầm và dịch vụ thú y bò sữa.

-          Chi cục Bảo vệ thực vật: Hướng dẫn, tiếp nhận và giao trả hồ sơ thuộc lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật; thực hiện kiểm tra kiểm dịch thực vật nội địa; thực hiện các bước công nhận vùng rau an toàn theo trình tự thủ tục quy định; thực hiện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả.

-          Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn: Cung cấp nước sinh hoạt nông thôn.

-           Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thuỷ lợi: Cung cấp cây, con giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, đặc biệt chuyên ngành hoa lan;  tư vấn kỹ thuật thiết kế, thi công các mô hình trồng hoa lan, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao.

-          Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp: Cung cấp thông tin nông nghiệp; xúc tiến thương mại; dịch vụ tư vấn; hoạt động huấn luyện đào tạo.

III.  Công tác cải cách tổ chức bộ máy:

1. Về chức năng nhiệm vụ:

- Sở đã tham mưu trình UBND thành phố ban hành Quyết định số 90/2006/QĐ-UBND ngày 16/6/2006 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay thế Quyết định số 29/2003/QĐ-UB ngày 06/3/2003, theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 02/4/2004 và Thông tư Liên tịch số 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 03/02/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản và Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ do UBND thành phố giao trong giai đoạn mới.

2. Về sắp xếp bộ máy tổ chức:

a) Văn phòng Sở.

- Giảm hai phòng: Phòng Lâm nghiệp và phòng Phát triển Nông thôn (trên cơ sở sáp nhập với Ban quản lý rừng phòng hộ Môi trường và Chi cục di dân phát triển vùng kinh tế mới)

- Thành lập mới phòng Quản lý đầu tư trên cơ sở tách nhiệm vụ từ phòng Kế hoạch - Tài chính Sở.

b) Đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Sở.

- Sáp nhập và đổi tên hai đơn vị thuộc Sở: Chi cục Lâm nghiệp (sáp nhập phòng Lâm nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ môi trường thành phố); Chi cục Phát triển Nông thôn (sáp nhập phòng Nông thôn và Chi cục di dân phát triển vùng kinh tế mới).

- Thành lập mới 04 đơn vị trực thuộc Sở do được giao thêm nhiệm vụ (Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản; Trung tâm Công nghệ Sinh học; Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp; Trung tâm quản lý và kiểm định giống cây trồng vật nuôi).

c) Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc.

Tiếp tục thực hiện chỉ thị 05/CT-UB ngày 3/4/2000 của UBND thành phố, về việc củng cố sắp xếp các DNNN trên địa bàn thành phố. Từ năm 2003 tiến hành các thủ tục sắp xếp các doanh nghiệp theo Đề án được UBND thành phố phê duyệt cụ thể: Cổ phần hóa Cty Sadaco và bàn giao về Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn từ tháng 11/2006; phối hợp với ban ngành thành phố bàn giao 02 đơn vị kinh tế mới thuộc Cty Lâm Hà - Cty Sadaco về địa phương (tỉnh Lâm Đồng và Đaklak) quản lý. Hiện còn 03 doanh nghiệp trực thuộc đang tiến hành sắp xếp.

3. Tổ chức bộ máy hiện nay sau khi được sắp xếp:

- Cơ quan văn phòng Sở (07 phòng: Văn phòng Sở, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Quản lý đầu tư, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng thanh tra, Phòng Thủy sản, Phòng Nông nghiệp).

- Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp.

- 07 Chi cục chuyên ngành, gồm: Chi cục Thú y, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão, Chi cục lâm nghiệp, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

          - 05 Trung tâm, gồm: Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Quản lý và kiểm định giống cây trồng vật nuôi; Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- 02 Ban Quản lý, gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Sở, Ban Quản lý Trung tâm thủy sản thành phố.

- 03 doanh nghiệp, gồm: Công ty Quản lý khai thác và Dịch vụ thuỷ lợi (đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên); Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Hùng vương (đang thực hiện các thủ tục cổ phần hóa; Công ty LDTH Lâm Hà (đang thực hiện thủ tục phá sản).

Trong các năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chế độ giảm họp, nâng cao chất lượng và hiệu quả các cuộc họp, lãnh đạo tăng cường đi cơ sở để nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh tại cơ sở.

IV. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CB-CCVC:

1. Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức:

Từ năm 2001 đến nay, Sở đã phối hợp với Sở Nội vụ thành phố thực hiện các mặt công tác về quản lý cán bộ, công chức, viên chức thông qua các quy trình thủ tục theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức và các văn bản hương dẫn thi hành.

2. Công tác điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, cán bộ:

Được thực hiện trên cơ sở quy hoạch cán bộ và các bước theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm được ban hành theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đã bổ nhiệm và bổ nhiệm lại gần 170 cán bộ, điều động, luân chuyển, tiếp nhận gần 190 công chức, viên chức; giải quyết chế độ nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển đi gần 1.600 trường hợp (kể cả hợp đồng trong các đơn vị HCSN).

3. Công tác tuyển dụng công chức:

Từ năm 2001, mặc dù được Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ cho Sở tổ chức thi tuyển công chức các ngạch thuộc chuyên ngành nông nghiệp. Qua kết quả rà soát, thì số lượng của từng ngạch thi tuyển rất ít, nên hàng năm Sở cử dự thi tuyển các ngạch cán sự, chuyên viên, kế toán, kỹ sư do Hội đồng thi của Sở Nội vụ, Sở Tài chính và Sở Khoa học Công nghệ thành phố tổ chức, với tổng số gần 120 người dự thi. Sau khi có Nghị định 116/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ (thay thế NĐ 95/1998/NĐ-CP), về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp, Sở đã phối hợp với Sở Nội vụ thành phố hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức công tác tuyển dụng viên chức thông qua hình thức xét tuyển, do hội đồng xét tuyển của các đơn vị thực hiện theo trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ, sau đó trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định công nhận kết quả xét tuyển viên chức cho trên 600 người (loại B: 110 người; loại Ao và A1: 383 người), bao gồm các ngạch bảo vệ thực vật, thú y, kế toán, giáo viên trung học, chuyên viên, cán sự.

          4. Chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức:

Thực hiện thường xuyên hàng năm theo đúng quy định về điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương. Từ năm 2006, Sở đã phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức hướng dẫn các đơn vị thực hiện nâng lương niên hạn và nâng lương trước thời hạn kết hợp với nhập cơ sở dữ liệu, giảm bớt thủ tục xét duyệt nâng lương hàng năm, đồng thời áp dụng chế độ xét nâng lương hàng tháng, hàng quý kể từ năm 2008, đã giải quyết nâng lương niên hạn cho trên 2.000 trường hợp và 262 trường hợp được xét nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc.

          5. Các chế độ chính sách khác như nâng ngạch, chuyển ngạch, chế độ hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí, thôi việc, .... đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện thường xuyên theo đúng quy trình, quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức và Luật Lao động.

          V. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

Thực hiện kết hợp với công tác quy hoạch cán bộ, từ năm 2001 đến nay, Sở đã cử hơn 2500 lượt CBCC-VC tham dự các lớp do thành phố tổ chức (bồi dưỡng QLNN, vi tính, ngoại ngữ, chính trị, ..... và cử đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ 50% và cá nhân tự lo 50% theo yêu cầu của ngành và các đơn vị,  Nhìn chung những cán bộ được cử đi học đều tham gia học tốt và biết vận dụng kiến thức đã học vào xử lý, giải quyết công việc thực tế tại đơn vị.

Tổ chức quán triệt và học tập sâu sắc, có hiệu quả Cuộc vận động lớn: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở.

VI. Cải cách tài chính công:

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Sở đã tổ chức thực hiện và trình UBND thành phố quyết định giao tự chủ tài chính cho các đơn vị: 02 cơ quan thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; 13 đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và 01 đơn vị tự chủ theo kinh phí quản lý dự án. Qua thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm làm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có ý thức tiết kiệm và kiểm soát việc thu chi của mỗi cơ quan, đơn vị, hạn chế tình trạng lãng phí ngân sách.

VII.      Công tác hiện đại hoá nền hành chính:

Toàn Sở có 08 trang web được kết nối với nhau (Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm công nghệ sinh học, Trung tâm QL và KĐ giống cây trồng vật nuôi, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trung tâm Tư vấn và HTNN, Chi cục thuỷ lợi và PCLB), cung cấp thông tin hoạt động của ngành, hoạt động trang web của Sở ngày càng có nhiều thông tin phong phú, giúp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phục vụ người dân, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, thông tin hoạt động của ngành, trong đó các quy định, quy trình và thủ tục hành chính trên các lĩnh vực hoạt động của Sở, được duy trì hoạt động thường xuyên và luôn cập nhật thông tin mới, mặt khác website Sở phục vụ hiệu quả công tác hướng dẫn về phòng chống lụt bão, phòmg chống cháy rừng, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Tính từ ngày khai trương (tháng 10/2003) đến nay, trang web Sở đã có 2.083.968 lượt người truy cập.

Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị thiết bị vi tính các loại, nối mạng nội bộ, nối mạng Internet, trao đổi hồ sơ văn bản qua mạng, lưu trữ tài liệu trên mạng nội bộ để dùng chung, tạo thuận lợi trong truy cập thông tin nội bộ, tiết kiệm giấy tờ và thời gian giải quyết công việc.

Sở đang triển khai thực hiện dự án và đã được Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án đầu tư “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng mạng của Sở.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả dự án “Tăng cường công tác thông tin khuyến nông và thị trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” trên  địa bàn thành phố.

VIII. Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020:

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 theo Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, của Thành ủy và UBND thành phố.

 -  Kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Sở và các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2020, đề xuất bố trí cán bộ chuyên trách cải cách hành chính tại các đơn vị cơ sở để giúp lãnh đạo cơ sở tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính do Trung ương và Thành phố ban hành.

 -  Tiếp tục thực hiện Quyết định số 21/QĐ-UBND-ĐA30 ngày 20/4/2010 của UBND thành phố về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố kịp thời gian tiến độ và chất lượng công việc, sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của TW và thành phố.

-  Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn.

-  Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy, kiện toàn một số Ban chỉ đạo; tiếp tục rà soát bổ sung quy chế hoạt động của đơn vị trực thuộc. Triển khai thực hiện Thông tư số 61/2008/TTLT/BNN-BNN ngày 15/5/2008, về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố .

-  Xây dựng củng cố và đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ, năng lực công tác của cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc Sở theo yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn 2011 – 2020.

-  ng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan, đơn vị, tăng cường công tác truyền thông về cải cách hành chính.

-  Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc duy trì và mở rộng hoạt động Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

       -  Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công tác đào tạo, thi đua khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuển cán bộ, công tác tài chính của đơn vị theo quy định; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ công chức trong đơn vị./.


Số lượt người xem: 5731    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm