SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
8
0
0
2
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26 Tháng Tư 2005 2:20:00 CH

30 NĂM NHÌN LẠI VÀ HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TP. HỒ CHÍ MINH

-
 
   

Tp. Hồ Chí Minh với tổng diện tích tự nhiên 209.523,9 ha, nằm trong khu vực tiếp giáp giữa miền Đông Nam bộ và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, thuộc hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, với địa bàn đa dạng; quỹ đất nông nghiệp hạn chế độ phì nhiêu kém (trong đó có trên 50% là đất nhiễm phèn, mặn và 20% là đất xám, đồi gò, bạc màu)

Những ngày đầu sau chiến tranh, nông thôn ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh đầy rẫy hố bom, bãi mìn, hàng rào kẽm gai với gần 100.000 ha đất hoang hóa (cứ mỗi ha đất ở Củ Chi có trên 1.000 hố bom pháo các loại). Hậu quả chiến tranh quá nặng nề, đã hủy diệt gần như toàn bộ hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở ngoại thành. Đại bộ phận nông dân ngoại thành trước đây bị tách khỏi ruộng vườn, nông thôn ngoại thành là một vành đai trắng, điển hình là vùng “Đất thép Củ Chi”, rừng sát “Cần Giờ”, vùng bưng Tây Nam làm cho hàng vạn hộ nông dân đứng trước nguy cơ nạn đói đe dọa. Việc khôi phục và phát triển nông thôn ngoại thành là việc làm hết sức khó khăn, gian khổ, nhìn lại có thể điểm làm 03 thời kỳ:

1- Thời kỳ khôi phục màu xanh trên “Vùng đất trắng” thành vành đai lương thực, thực phẩm. Ổn định đời sống nhân dân (1975-1980)

2- Thời kỳ xây dựng ngoại thành thành vành đai thực phẩm và vành đai cây công nghiệp ngắn ngày có chất lượng cao (1981-1990)

3- Thời kỳ phát triển theo định hướng “Chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Hình thành và phát triển nền nông nghiệp đô thị (1991-2005)

Trong mỗi thời kỳ có từng dấu ấn in đậm mà những người có tâm huyết với ngành nông nghiệp thành phố không thể quên được :

Thời kỳ đầu, đây là thời kỳ đầy gian khổ, quyết liệt, không chỉ có “mồ hôi” mà còn có “mất mát, hy sinh, thương tật”, thời kỳ giúp dân ổn định chỗ ở, tháo gỡ bom mìn, phục hóa khai hoang với hơn 128.000 quả bom mìn, gần 2.000 tấn đạn dược các loại. Một thời kỳ ghi nhận sự đóng góp lớn của phong trào thanh niên xung phong, thanh niên xung kích, bộ đội, du kích không nề cực khổ hy sinh xương máu trong thời bình để biến đất trắng - vùng đất chết thành vành đai thực phẩm, khôi phục môi trường sinh thái. Thời kỳ nầy thành quả lao động đạt được vô cùng to lớn đó là :

- Khai hoang phục hóa đưa vào SX 70.000 ha vùng đất trắng, góp phần đưa diện tích trồng trọt từ 45.000 ha lên 115.000 ha, đưa sản lượng lúa từ 95.000 tấn (1975) lên 160.000 tấn (1976). Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo lương thực thực phẩm cho thành phố trong giai đoạn thử thách (khó khăn về khách quan và chủ quan về cơ chế); chỉ sau 1 năm, màu xanh đã phủ trên vùng đất trắng bị phá hủy bởi chiến tranh, tiến hành khôi phục, trồng lại rừng đước Cần Giờ. Là thời kỳ không thể quên với biết bao tấm gương dám hy sinh hoàn thành nhiệm vụ khôi phục vùng đất chết, vùng trắng thành vành đai “lương thực - thực phẩm”.

Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ xây dựng ngoại thành thành “Vành đai thực phẩm” với nhiệm vụ cung cấp thực phẩm tươi sống và một phần nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của TP (1981-1990), với các giai đoạn trọng tâm:

v    Giai đoạn 1981-1985: Với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp để tạo bước phát triển toàn diện, được đánh dấu từ NQTW6 (khóa IV), Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, Thành ủy đã cụ thể hóa thông qua các chủ trương phương hướng để tiếp tục xây dựng ngoại thành thành vành đai thực phẩm và vành đai cây công nghiệp ngắn ngày có chất lượng cao.

o  Giá trị SX tăng bình quân 5,9%/năm

- Về cơ cấu :

ª  Nông nghiệp = 83%

- Cây lương thực có xu hướng giảm còn 71%

- Cây rau và cây CN tăng: . Rau  Š 12%Š 14%

                                        . Cây CNŠ 3% Š14,5%

- Chăn nuôi :  Tăng 3,2%/năm

            . Bò sữa bắt đầu phát triển từ 1500con

- Lâm nghiệp :Trồng được 22.500 ha rừng tập trung

- Thủy sản : Tăng 16,4%/năm

- Thủy lợi : Đầu tư trên 40% tăng vốn đầu tư cho ngoại thành 3 huyện : Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Đây là thời kỳ cả TP tiến quân vào mặt trận thủy lợi, nhiều công trình  được triển khai để khai hoang phục hóa biến đất chết thành vành đai lương thực, thực phẩm...

Giai đoạn nầy có thể nói đời sống nhân dân nói chung và nông dân nói riêng được cải thiện đáng kể đã vượt qua giai đoạn đói kém và đi vào ổn định. Nông nghiệp ở ngoại thành đảm bảo giải quyết cơ bản lương thực cho nhân khẩu nông nghiệp và cho 60% nhu cầu rau đậu, 20-30% thịt cá cho từng nhu cầu của TP và trực tiếp một phần cho xuất khẩu trực tiếp.

v    Giai đoạn 1986-1990:  Đây là giai đoạn TP tập trung xây dựng nhiều công trình thủy lợi có ý nghĩa lịch sử như : Hệ thống thủy lợi kênh đông Củ Chi: với 11 km kênh trục chính, 22 tuyến kênh cấp I (62 km) tưới tiêu cho 15.000 ha vùng Củ Chi; hệ thống ngăn mặn, xổ phèn vùng Tây Nam Hóc Môn và Bắc Bình Chánh.

Các chương trình phát triển giống bò sữa, heo chất lượng cao được chú trọng và đạt thành quả khích lệ. Tuy nhiên do nhiều tác động khách quan vì cơ chế thị trường xoay quanh các vấn đề giá cả và khó khăn trong lưu thông nên tốc độ tăng giá trị SX nông lâm nghiệp có xu hướng chậm lại chỉ đạt bình quân 4,6%/năm.

Phát huy thành quả của hai thời kỳ trước, nông nghiệp thành phố thời kỳ thứ 3 là thời kỳ phát triển theo định hướng chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng SX hàng hóa có giá trị cao, từng bước hình thành nền nông nghiệp đô thị (1991-2005), với những mốc giai đoạn như sau:

v    Giai đoạn 1991-1995:  SX nông lâm thủy sản giai đoạn này phát triển khá đều ở cả 3 ngành và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt nhờ đổi mới cơ chế quản lý, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào nông nghiệp và áp dụng kịp thời các thành tựu KHKT vào SX nên cơ cấu SX từng bước chuyển đổi theo hướng SX hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

ª  Giá trị SX nông lâm thủy sản tăng bình quân 4,9%/năm

ª  Về cơ cấu:

-  Tỷ trọng trồng trọt giảm còn 45.3%

-  Tỷ trọng chăn nuôi giữ mức 29,1%

-  Tỷ trọng thủy sản 11,9%

ª  Đàn bò sữa tăng từ 2.100 con lên 6.650 con            (+ 25,9%/năm)

ª   Giảm diện tích đột canh cây lúa 1 vụ năng suất thấp, tăng cây trồng thực phẩm và công nghiệp, bắt đầu khôi phục phát triển cây ăn trái.

ª   Từng bước thí điểm phát triển đa dạng nuôi trồng thủy sản các loại, đặc biệt là tôm sú.

ª   Quản lý có hiệu quả 30.500 ha rừng phòng hộ.

ª  Hệ thống hạ tầng nông thôn : Điện, đường, trường, trạm, nước sạch được quan tâm đầu tư phát triển.

v    Giai đoạn 1996-2000: Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, thách thức lớn trong phát triển nông nghiệp. Do đô thị hóa, bất cập vì quy hoạch, chưa kể đất bị bỏ hoang do “quy hoạch treo” mà còn giảm hơn 5.000 ha. Xuất hiện dấu hiệu không mạnh dạn, an tâm đầu tư thâm canh tăng vụ.

ª  Tốc độ tăng trưởng bình quân 1,1%năm

ª  Tốc độ tăng đàn bò sữa là 11,9%/năm. Cuối năm 2000 đạt 25.089 con. Như vậy bình quân trong 10 năm đàn bò sữa tăng 5,7 lần (bình quân 21,3%/năm). Đây là thành tựu hiếm có trong ngành nông nghiệp.

ª  Sự chuyển dịch cơ cấu SX được đẩy mạnh

-  Tỷ trọng trồng trọt từ 45,2% giảm còn 39,%

-  Tỷ trọng chăn nuôi từ 29% lên 34%

-  Tỷ trọng thủy sản tăng nhẹ từ 11,9% lên 12,8%

v    Giai đoạn 2001-2004: Đây là giai đoạn chuyển dịch cơ cấu SX rất mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua chương trình giống chất lượng cao với mũi đột phá qua chương trình 2 cây - 2 con của TP. Từng bước khắc phục tình trạng khó khăn do đô thị hóa tích cực chuyển dần sang mô hình nông nghiệp đô thị. Năm 1995, chăn nuôi và thủy sản chiếm 41% nông nghiệp thành phố, năm 2000 chiếm 47%, nhưng đến năm 2004 đã là 60%.

ª  Tốc độ tăng trưởng 7,76%/năm - Giá trị SX đạt trên 3.500 tỷ đồng, tăng hơn 1,8 lần so năm 1995

ª  Cơ cấu

.Ngành thủy sản tăng từ 12,8% lên 29,5%

.Trồng trọt chỉ còn 29%, trong đó rau an toàn tăng 20 lần

ª  Thu nhập : Tạo ra nhiều mô hình hiệu quả như :

. Nuôi tôm sú công nghiệp thu nhập 140 triệu đồng/ha/năm

. Nuôi tôm sú bán công nghiệp thu nhập 70 triệu đồng/ha/năm

. Nuôi bò sữa 5 con/hộ, thu nhập 45 triệu đồng ha/năm

. Trồng rau an toàn thu nhập 150-180 triệu đồng/ha/năm

. Nuôi cá sấu 50 con/hộ thu nhập 150 triệu đồng/năm

ª  Nông thôn

. Đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu nâng cấp, tăng khả năng khám chữa bệnh của mạng lưới y tế cơ sở, chương trình y tế cộng đồng, các phường xã có đủ y bác sĩ, 98,5% số người biết chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở (2001).

. Đến cuối năm 2003 : 100% xã phường, thị trấn và 99,9% số hộ dân ngoại thành được cấp điện lưới từ lưới điện quốc gia theo giá quy định; trên 92% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh.

Một số định hướng đến năm  2010 đối với ngành nông nghiệp- nông thôn thành phố

o   Tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngoại thành theo tinh thần NQTW 15 khóa IX và chương trình hành động của Thành ủy, UBND thành phố; phát huy mọi nguồn lực, tăng nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh SX, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, thu hẹp khoảng cách giữa ngoại thành và nội thành, đồng thời tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, phát huy dân chủ ra sức hình thành nông thôn mới của TP văn minh hiện đại vào 2010.

o   Hoàn thành qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 và các qui hoạch chuyên ngành.Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; ứng dụng KHKT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

o   Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình giống cây - con chất lượng cao, các chương trình mục tiêu phát triển cây con chủ lực của thành phố tạo ra sự chuyển biến nhanh về chất lượng, giá trị đủ sức cung cấp cho TP và khu vực. Đây là mục tiêu chiến lược lâu dài là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành nông nghiệp.

o   Hoàn thành chương trình đào tạo nguồn nhân lực 100 cán bộ đại học, 200 cán bộ trung cấp phụ trách nông nghiệp- nông thôn cấp cấp xã phường ngoại thành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

o   Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ các chương trình trọng điểm kinh tế, xã hội, nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu hết 2006 hoàn thành cơ bản đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm Thủy sản Thành phố, xây dựng các làng nghề cá sấu, làng nghề cây hoa kiểng, cá cảnh …

Những kết quả đạt được trong các năm qua cũng như  những thắng lợi sau 30 năm giải phóng có được là do sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước; Đối với Tp đó là do sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, UBND TP, Bộ TS, Bộ NN- PTNT, sự hỗ trợ của các ban ngành liên quan, sự tập trung quan tâm chỉ đạo của các quận huyện, cùng sự phấn đấu liên tục, vươn lên khắc phục vượt qua  khó khăn của tập thể lãnh đạo, các đơn vị, sự nổ lực của CB-CC toàn ngành, của bà con, từ đó đã tác động tích cực và tạo điều kiện thúc đẩy bà con nông dân, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư, đưa ngành phát triển.

Những năm tiếp theo chắc chắn rằng ngành sẽ còn gặp phải những khó khăn không tránh khỏi và thực tế cho thấy thời tiết diễn biến phức tạp, bất lợi, ô nhiểm  trong sản xuất nông nghiệp và để vượt qua ngành, địa phương, các cán bộ kỹ thuật và bà con trực tiếp SX của ngành nông nghiệp sẽ phải còn nhiều vất vả, tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa, tuy nhiên phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua và với những lợi thế của mình, ngành nông nghiệp thành phố có thể tin tưởng  rằng dưới sự  lãnh đạo chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo TP, Bộ thủy sản, Bộ NN- PTNT, sự hỗ trợ ban ngành liên quan và với sự nổ lực của toàn ngành, lãnh đạo các đơn vị, của địa phương, của bà con nông dân, ngành nông nghiệp thành phố  sẽ tiếp tục giữ vững và phát triển./.

 

                                        NGUYỄN PHƯỚC THẢO


Số lượt người xem: 4510    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm