SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
9
3
3
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 Tháng Mười Hai 2004 3:20:00 CH

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đến 2010; mục tiêu - định hướng và giải pháp (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát)

Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới là xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, chất lượng , hiệu quả và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng KH và CN nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng khã năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đạt đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.
 
   

     I.     MỤC TIÊU:

Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới là xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, chất lượng , hiệu quả và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng KH và CN nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng khã năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đạt đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.

 

II.                ĐỊNH HƯỚNG:

Để thực hiện được mục tiêu trên, chúng ta chuyển đổi theo 2 hướng:

Hướng thứ nhất: chuyển đổi cơ cấu theo vùng trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng

-          Trung du miền núi phía bắc: thâm canh tăng sản lượng lúa nước, tăng diện tích cây màu, cây ăn quả và cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi hàng hóa (trâu, bò thịt, bò sữa), trồng mới và tái sinh 1,8 – 2 triệu ha rừng.

-          Đồng bằng sông Hồng: thâm canh tăng năng suất lúa, tăng diện tích cây vụ đông, cây ăn quả... phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo quy mô trang trại.

-          Khu 4 cũ: chuyển đổi cơ cấu cây trồng để né tránh thiên tai; tăng diện tích trồng ngô, đậu tương, cây ăn quả...phát triển chăn nuôi trâu, bò; trồng mới 900 gàn ha rừng phòng hộ và đặc dụng.

-          Duyện hải miền Trung: thâm canh cây lương thực, mở rộng diện tích ngô, ăn ăn quả, mía đường, bông, điều, cao su, tiêu điều, phát triển chs8n nuôi bò, sản xuầt muối công nghiệp.

-          Tây Nguyên: Đẩy mạnh sản xuất cao su, điều, ngô, bông, chăm sóc phục hôì vườn cà phê, tăng đàn bò thịt, bò sữa; bảo vệ rừng hiện có, trồng 200 ngàn ha rừng kinh tế.

-          Đông Nam bộ: Thâm canh cao su, mở rộng diện tích trồng điều, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại.

-          Đồng bằng sông Cửu Long: Ổn định diện tích gần 2 triệu ha lúa, trong đó có 1 triệu ha lúa đặc sản xuất khẩu, phát triển cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, đây mạnh công nghiệp chế biến.

 

Hướng thứ hai: chuyển đổi theo cơ cấu ngành hàng

Sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phát triển mạnh các loại cây trồng có khả năng cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng sản xuất cây trồng thay thế nhập khẩu, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, ngành nghề nông thôn.

 

III.             GIẢI PHÁP:

Để những định hướng trên đây trở thành hiện thực, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

-          Một, giải pháp phát triển thị trường gồm:

-          Chú trọng mở rộng thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước. Tiếp tục hỗ trợ phát triển các hình thức liên kết giữa nông dân với các nhà doanh nghiệp và nhà khoa học.

-          Về thị trường ngoài nước, cần củng cố các thị trường đã có và tích cực mở rộng thị trường mới, chú trọng thị trường Trung quốc, Mỹ, Đông Nam Á, Châu Phi. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm.

-          Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường để đáp ứng yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp và nông dân, phối hợp hoạt động của các điểm thông tin thị trường với hoạt động của các tổ chức khuyến nông, các câu lạc bộ, các hội, hiệp hội và doanh nghiệp để tác động đến định hưóng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trường.

-          Tăng cường tổ chức các hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chắp nối bạn hàng và đối tác kinh doanh, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và thị trường nông thôn phát triển.

 

-          Hai, Giải pháp về khoa học và công nghệ:

-          Tiếp tục đổi mới, tạo bước đột phá trong KH và CN, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình KH và CN trọng điểm, xây dựng và triển khai chương trỉnh KH và CN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu KH và CN mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất gạch, công nghệ chế biến, trước hết là chế biến cà phê, cao su, chè, hạt điều, rau quả, thịt sữa, nhằm nânhg cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

-          Đẩy mạnh chương trình xây dựng mô hình công nghệ cao phục vụ mục tiêu xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ ha/ năm.

-          Kiện toàn hệ thống khuyến nông từ trung ương tới cơ sở. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, chủ yếu gồm các nông dân sản xuất giỏi.

-          Tăng cường công tác thú y, bảo vệ thực vật; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu chất lượng và quản lý chất lượng, xây dựng và ban hành quy chế an toàn vệ sinh thụ7c phẩm, kiểm soat chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất kháng sinh trong sản xuất và chế biến hàng nông sản, thủy sản, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp.

 

-          Ba, phát triển cơ sở hạ tầng về thủy lợi giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc phục vụ chuển đổi cơ cấu sản xuất

-          Bốn, đổi mới tổ chức sản xuất, tiếp tục thực hiện chínhs ách phátt rei63n kinh tế nhiều thành phần

-          Năm, tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm:

+ Chính sách khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa, sản xuất theo quy hoạch, thực hiện hợp đồng bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản.

+ Chính sách hỗ trợ diêm dân cải tạo đồng muối và ứng dụng các thành tựu KH và CN mới trong sản xuất và chế biến muối.

+ Chính sách hỗ trợ nông dân mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nhằm nânhg cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

+ Chính sách đổi mới quản lý KH và CN, gắn khoa học với sản xuất.

-          Sáu, đổi mới bộ máy quản lý và phương thức chỉ đạo sản xuất:

-          Tăng cường đầu tư những khâu then chốt, tạo bước đột phá mới cho chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn như KH và CN, khuyến nông, cơ sở hạ tầng nông thôn  (thủy lợi, giao thông, hệ thống thương mại...); công nghiệp cbế biến; mạng lưới thông tin liên lạc. THông tin kịp thời các dữ liệu về thời tiết, mùa màng, giá cả thị trường các loại nông sản.

Trích “chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp - kết quả và định hướng” – Cao Đức Phát, tạp chí Hoạt động khoa học, 6/2004

10/12/2004

TMT


Số lượt người xem: 4130    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm