SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
0
3
8
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30 Tháng Tám 2006 8:25:00 CH

Thông tin tuần từ 21/8/2006 đến 27/8/2006

Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành các mặt công tác sau đây:

   
 

1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành các mặt công tác sau đây:

- Tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 của thành phố Hồ Chí Minh.

- Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 30/2006/CT-TTg ngày 11/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa; Công điện số 22/BNN-CĐ ngày 05/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Công văn số 5067/UBND-CNN ngày 20/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường công tác kiểm tra và kịp thời xử lý sâu bệnh trên cây lúa.

- Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 621/QĐ-BTS ngày 14/8/2006 của Bộ Thủy sản về việc phê duyệt kế hoạch phân công nhiệm vụ triển khai đợt 2 kiểm tra tăng cường tạp chất trong tôm nguyên liệu năm 2006 tại 12 tỉnh, thành phố phía Nam; Công văn số 1801/BTS-CL,ATVSTS ngày 14/8/2006 của Bộ Thủy sản về triển khai các biện pháp thúc đẩy thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật.

- Tiếp tục chỉ đạo kiểm tra công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Tiến độ thu hoạch vụ Hè Thu 2006:

- Lúa: Tổng diện tích lúa đã sạ, cấy là 7.171 ha, đạt 93,61% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diện tích lúa đang trỗ, chín là 777 ha, chiếm 10,58% tổng diện tích; đến nay đã thu hoạch 6.394 ha, chiếm 89,16% tổng diện tích.

2.1.2/ Tiến độ sản xuất vụ Mùa 2006:

- Mạ Mùa: Diện tích mạ Mùa thực hiện từ đầu vụ đến nay đạt 967 ha.

- Lúa Mùa đã cấy: Trong tuần thực hiện 1.738 ha, cộng dồn từ đầu vụ 4.425 ha, đạt 74,63% so với cùng kỳ năm trước.

- Rau vụ Mùa: Tính đến nay, diện tích đã thực hiện là 1.746 ha, đạt 126,34% so với cùng kỳ năm trước.

2.1.3/ Tình hình sinh vật hại cây trồng:

   Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 30/2006/CT-TTg ngày 11/8/2006 về một số biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa; chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công điện số 22/BNN-CĐ ngày 05/7/2006 và chỉ đạo của của Ủy ban nhân dân Thành phố tại công văn số 5067/UBND-CNN ngày 20/7/2006 về việc tăng cường công tác kiểm tra và kịp thời xử lý sâu bệnh trên cây lúa, ngày 25/8/2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn 122/SNN-NN gởi Ủy ban nhân dân các quận, huyện nhằm chỉ đạo việc phòng trừ rầy nâu gây hại trên mạ vụ Mùa; trong đó nêu rõ:

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện nhanh chóng hình thành Ban chỉ đạo, tổ chức phân công cán bộ đến tận đồng ruộng để kiểm tra, đôn đốc, hưóng dẫn nông dân phòng trừ rầy nâu trên mạ Mùa và lúa Mùa ở các xã, phường.

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp với trạm Bảo vệ thực vật, trạm Khuyến nông vận động nông dân phòng trừ triệt để rầy nâu trên các ruộng mạ và ruộng lúa Mùa sớm theo nguyên tắc “4 đúng”.

- Thông báo rộng rãi tình hình rầy nâu, biện pháp xử lý trên các phương tiện thông tin: Đài phát thanh của huyện, xã, phường; phát loa lưu động, phát tờ bướm hướng dẫn cách phòng trị.

- Do mạ gieo dày, cây yếu, khó xử lý nên nếu xử lý một lần hiệu quả sẽ không cao. Đề nghị Ban chỉ đạo các quận, huyện chỉ đạo theo hướng phun thuốc trừ rầy nâu ít nhất 02 lần:

+ Lần thứ nhất phát hiện rầy ở tuổi 1, 2 (rầy cám) dùng các loại thuốc Applaud 10WP, Butyl 10WP, Proferzin, Viaplla 10BTN.

+ Lần thứ 2 cách lần phun thứ nhất từ 3 – 5 ngày (nếu vẫn còn ở mật độ cao) sử dụng các loại thuốc Admire 50EC, Confidor 700WG, Actara 25WG, Oshin 20WP.

- Vụ Đông Xuân 2006 – 2007, đề nghị các quận huyện, nhất là huyện Củ Chi, Hốc Môn, tích cực vận động nhân dân chuyển diện tích lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn theo Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010 và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diễn biến tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố trong tuần qua như sau:

a/ Trên lúa:

- So với cùng kỳ năm trước, diện tích nhiễm sinh vật gây hại tăng cao hơn, đặc biệt là rầy nâu, ốc bươu vàng và bệnh vàng lá; riêng bệnh vàng lá trên mạ của huyện Bình Chánh chưa rõ nguyên nhân (trên diện tích 227 ha).

- Tình hình bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá:

+ Vụ Hè Thu: Bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá đã xuất hiện rải rác trên lúa Hè Thu, có 0,2 ha nhiễm nặng.

+ Vụ Mùa: trên mạ vụ Mùa, lúa vụ Mùa đến nay chưa phát hiện diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá.

- Tình hình rầy nâu gây hại lúa: So với đầu vụ Mùa năm trước, vụ Mùa năm nay rầy nâu du nhập sớm hơn với số lượng ước tăng 24 lần. Từ đầu vụ Mùa 2006 đến nay, theo thống kê tại huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và quận 7 có hai lứa rầy gây hại (lứa thứ nhất có nguồn gốc du nhập, lứa thứ 2 có nguồn gốc du nhập và tại chỗ), các huyện khác chỉ có một lứa rầy có nguồn gốc du nhập và tại chỗ. Lứa tháng 8/2006 nở rộ kể từ 10/8/2006 và gây hại kéo dài đến thời điểm hiện nay. Trên mạ vụ Mùa có 495/967 ha nhiễm rầy nâu, trong đó nhiễm nặng 70,4 ha, cháy 6 ha (chủ yếu ở huyện Bình Chánh); trên lúa vụ Mùa có 714 ha nhiễm rầy nâu, trong đó có 16 ha nhiễm nặng (chủ yếu ở huyện Bình Chánh).

b/ Trên rau:

So với tuần trước, diện tích rau nhiễm các sinh vật hại tăng không đáng kể; riêng sâu xanh, sâu tơ, rầy mềm, bệnh chết cây con, bệnh phấn vàng trên dưa leo tiếp tục tăng. Tuy nhiên, do có biện pháp phòng trị kịp thời nên không có diện tích nhiễm trung bình và nhiễm nặng.

2.2/ Tình hình chăn nuôi – thú y:

2.2.1/ Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm:

Trong tuần, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, Chi cục Thú y đã tổ chức thống kê lại danh sách Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch cấp quận, huyện, phường, xã; thống kê mạng lưới cộng tác viên nhằm phục vụ tốt công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trong thời gian tới.

2.2.2/ Công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng trên gia súc:

Trong tuần, Chi cục Thú y đã chuẩn bị kế hoạch rà soát việc thực hiện Chỉ thị 31/2005/CT-UB ngày 03/3/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người; bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch giết mổ trên địa bàn thành phố.

2.2.3/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

          Theo báo cáo của Chi cục Thú y, tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến ngày 29/8/2006 như sau:

a/ Heo: Tổng đàn kiểm tra đạt 364.064 con, trong đó có 229.132 con heo thịt, cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 32.689 con (gồm: Xí nghiệp Gò Sao 8.858 con, Xí nghiệp Đồng Hiệp 12.657 con, Trại Tân Trung 3.920 con, Xí nghiệp Giống cấp I 3.413 con, Xí nghiệp Phước Long 3.841 con); trong đó, số lượng heo thịt là 8.602 con.

- Nuôi tại hộ dân: 331.375 con, trong đó, số lượng heo thịt là 22.530 con; số hộ chăn nuôi là 15.277 hộ.

b/ Trâu bò: Tổng đàn kiểm tra đạt 104.801 con, gồm 4.698 con trâu, 100.104 con bò (trong đó có 58.147 con bò sữa, 40.378 con bò lai Sind và bò ta, 1.579 con bò thịt), cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 3.470 con bò (gồm: Trại Tân Thắng 120 con bò, Trại An Phú 3.267 con bò, Trại Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi 83 con bò); trong đó, số lượng bò sữa là 943 con, bò lai Sind và bò ta 948 con, bò thịt 1.579 con.

- Nuôi tại hộ dân: 100.877 con, trong đó có 4.697 con trâu, 96.180 con bò (gồm: bò sữa 56.750 con, bò lai Sind và bò ta 39.430 con); số hộ chăn nuôi là 19.685 hộ.

- Xí nghiệp Delta: 454 con bò sữa và 01 con trâu.

c/ Dê: Tổng đàn 6.504 con, trong đó:

- Quốc doanh: 2.174 con (Trại An Phú).

- Nuôi tại hộ dân: 4.330 con (phân bố tại các quận 2, 8, 9, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè).

d/ Cừu: Tổng đàn 202 con, được nuôi tại các hộ dân (phân bố tại quận Thủ Đức, huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè).

e/ Thỏ: Tổng đàn 24.976 con, được nuôi tại các hộ dân (thuộc địa bàn các quận 2, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè).

3/ Các hoạt động chuyên ngành:

3.1/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tuần qua như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo trong tuần    :        58.203 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò trong tuần         :        215 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê trong tuần      :        124 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm trong tuần        :        336.083 con.

   + Tiêu độc sát trùng                                              :        43.305 m2

-   Trong tuần, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 193 trường hợp với tổng số tiền phạt là 30.155.000 đồng.

3.2/ Hoạt động kiểm lâm:

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho 173 lượt người; cung cấp 34 văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh lâm sản.

- Tổ chức 26 lượt tuần tra bảo vệ rừng.

- Kiểm tra 31 cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã; kiểm tra gỗ nhập khẩu 2.182,352 m3 gỗ tròn, 9,357 m3 gỗ xẻ.

- Lập 07 biên bản vi phạm hành chính, trong đó có 02 vụ phá rừng (diện tích thiệt hại 77,4m2), 01 vụ khai thác rừng trái phép; 02 vụ vận chuyển, mua bán gỗ trái phép, 02 vụ vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép. Đã xử phạt 15 vụ, gồm 13 vụ về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, 02 vụ vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép; thu nộp ngân sách 19.005.000 đồng.

3.3/ Công tác phát triển lâm nghiệp:

- Tiếp tục điều tra cây giống lâm nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2006; rà soát 3 loại rừng tại huyện Cần Giờ, huyện  Củ Chi, huyện Bình Chánh theo Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiến độ thực hiện công văn số 3632/VP-CNN ngày 14/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc cung cấp cây trồng cây phân tán tạo bóng mát cho các trung tâm 05 - 06 và bảo trợ thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Sau khi tiến hành khảo sát đã xác định nhu cầu thực tế số lượng cây giống cần cung cấp là 34.530 cây.

- Tiến độ điều tra nhu cầu cây trồng phân tán của các trường cai nghiện thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong: Đã tổ chức đi khảo sát kiểm tra xác định nhu cầu số lượng cây giống cần cung cấp là 10.800 cây.

- Tiến độ thực hiện công văn số 286 ngày 23/8/2006 của Văn phòng Thành ủy về cung cấp 150 cây Sao giống cho Campuchia: Đã chuẩn bị xong số cây Sao giống trên.

- Công tác gieo ươm giống cây trồng phân tán: Đến nay đã nghiệm thu đủ tiêu chuẩn xuất vườn với số lượng 320.000 cây, đạt 100% kế hoạch năm 2006. Số lượng đã xuất cho các cơ quan, đơn vị trồng cây phân tán là 303.214 cây.

3.4/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển giống bò sữa: trong tuần thực hiện 415 con (lũy kế từ đầu năm 5.470 con, đạt 91,17% kế hoạch năm 2006).

- Theo dõi khả năng sinh sản: Đến nay đã thực hiện được 1.010 con, đạt 43,91% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi năng suất bò sữa cao sản: trong tuần thực hiện 10 con (lũy kế từ đầu năm 410 con, đạt 102,5% kế hoạch năm 2006.

- Đánh giá đời sau bê con: trong tuần thực hiện 3 con (lũy kế từ đầu năm 590 con, đạt 59% kế hoạch năm 2006.

- Khảo sát đánh giá tiến độ di truyền giống heo (BLUP): Đến nay đã thực hiện được 2.343 con, đạt 58,55 kế hoạch năm 2006.

- Giám định bình tuyển giống heo đực nông hộ: trong tuần thực hiện 13 con (lũy kế từ đầu năm 78 con, trong đó có 22 con đực, đạt 52% kế hoạch năm 2006.

- Kiểm tra chất lượng giống dứa Cayene: Đến nay đã thực hiện được 2 triệu chồi, đạt 20% kế hoạch năm 2006.

3.5/ Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

Theo báo cáo của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lượng nông sản được đưa vào hệ thống Siêu thị Metro trong tuần qua trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Metro Cash and Carry Việt Nam nhằm hỗ trợ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

- Các mặt hàng rau cải:

+ Nguồn cung cấp của Tổ rau an toàn xã Bình Chánh: Trung bình 629 kg/ngày, gồm rau muống 164 kg/ngày (2.600 đ/kg), cải bẹ xanh 120 kg/ngày (3200 đ/kg), cải ngọt 164 kg/ngày (3.000 đ/kg), cải thìa 65 kg/ngày (3.500 đ/kg), dền 56 kg/ngày (3.000 đ/kg), mồng tơi 78 kg/ngày (2.800 đ/kg).

+ Nguồn cung cấp của Hợp tác xã Ngã Ba Giòng: trung bình 479 kg/ngày, gồm dưa leo 127 kg/ngày (3.000 đ/kg), bầu 70 kg/ngày (4.000 đ/kg), bí xanh 85 kg/ngày (4.000 đ/kg), khổ qua 63 kg/ngày (4.000 đ/kg), cà tím 38 kg/ngày (3.000 đ/kg), đậu đũa 32 kg/ngày (3.500 đ/kg), đậu bắp 32 kg/ngày (3.500 đ/kg), mướp 30 kg/ngày (4.000 đ/kg).

- Rau mầm: Nguồn cung cấp chủ yếu của hộ sản xuất Quách Vĩnh Tấn, trung bình 15 kg/ngày, giá 20.000 đ/kg.

3.6/ Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 20.805 kg, sản phẩm động vật thủy sản 2.550 kg, cá cảnh 44.540 con.

- Kiểm dịch nhập khẩu: Tôm hùm giống 6.000 con, tôm sú giống 8.000 con, cá mú giống 51.550 con, tôm sú bố mẹ 220 con, tôm thẻ chân trắng bố mẹ 1.724 con.

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: Thức ăn viên 260.000 kg, thức ăn bổ sung cho tôm 49.917 kg, thức ăn cho tôm giống 5.934 kg, bột gan mực 562.080 kg, dầu gan mực và dầu cá 94.740 kg, bột cá 1.62,050 kg, nguyên liệu khác 499.464 kg, thuốc thú y thủy sản 6.070 kg, chế phẩm sinh học 19.703 kg, hóa chất 240.508 kg.

- Kiểm tra định kỳ 9 tàu.

3.7/ Hoạt động phát triển nông thôn:

-    Hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh về kế hoạch chuyển Tổ hợp tác Rau an toàn ấp 3, xã Bình Chánh thành Hợp tác xã Rau an toàn Bình Chánh.

-    Hỗ trợ huyện Củ Chi xây dựng kế hoạch vốn chuyển đổi đến năm 2010.

-    Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Ban Chỉ đạo và Ban Giám khảo Hội thi thiết kế mẫu nhà ở nông thôn ngoại thành.

3.8/ Hoạt động khuyến nông:

-     Tổ chức 13 lớp tập huấn theo quy trình về kỹ thuật trồng lan cho nông dân phường Bình Trưng Tây, quận 2 và nông dân huyện Hóc Môn; kỹ thuật nuôi tôm sú cho nông dân xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; kỹ thuật trồng rau an toàn cho nông dân xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn; kỹ thuật nuôi thỏ cho nông dân, quận Gò Vấp; kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho bà con nông dân quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi; kỹ thuật trồng bonsai - tiểu cảnh cho nông dân quận 8, huyện Bình Chánh, huyện Bình Tân; kỹ thuật chăn nuôi heo cho nông dân phường Long Phước, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9.

-     Tổ chức 5 cuộc hội thảo về phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc ở xã Phú Mỹ Hưng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; hội thảo về nuôi tôm sú tại xã Bình Khánh, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ; hội thảo về kinh nghiệm trồng mai ghép ở phường 17, quận Gò Vấp.

-     Tổ chức 03 cuộc tham quan mô hình nuôi thỏ ở quận 12 và huyện Củ Chi cho nông dân quận 12, quận  Gò vấp; tham quan mô hình trồng hoa lan cây kiểng ở Củ Chi, Bình Chánh cho nông dân quận 2, quận 9, quận Thủ Đức.

-     Lượng giá mô hình nuôi tôm sú an toàn bền vững của hộ Phạm Ngọc Lợi, huyện Nhà Bè.

4/ Tình hình giá cả thị trường nông sản:

4.1/ Ngành trồng trọt:

4.1.1/ Rau: Giá cả một số mặt hàng rau quả tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn so với tuần trước như sau:

- Rau ăn lá: Xà lách búp 3.600 đ/kg (tăng 400 đ/kg), bông cải trắng 8.000 đ/kg (tăng 200 đ/kg), bắp cải 2.200 đ/kg (giảm 400 đ/kg).

- Rau củ quả: Củ cải trắng 1.000 đ/kg (giảm 200 đ/kg), khoai mỡ 4.000 đ/kg (giảm 1.200 đ/kg), su su 1.200 đ/kg (giảm 200 đ/kg), bí đao 2.500 đ/kg (giảm 500 đ/kg), cà chua 3.500 đ/kg (giảm 300 đ/kg), cà tím 2.800 đ/kg (giảm 400 đ/kg), đậu côve 3.200 đ/kg (giảm 800 đ/kg), dưa leo 2.600đ/kg (giảm 400 đ/kg), cà rốt 6.000 đ/kg (tăng 200 đ/kg), khoai lang 2. 600 đ/kg (tăng 600 đ/kg), khoai tây 11.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg); riêng đậu Hà Lan, đậu đũa, su hào, khổ qua có giá không đổi so với tuần trước.

4.1.2. Trái cây:

Giá một số loại trái cây trong tuần qua như sau: Bưởi 5 roi 6.500 đ/kg (giảm 300 đ/kg), mãng cầu 11.000 đ/kg (giảm 1.000 đ/kg), ổi hồng 20.000 đ/kg (giảm 2.000 đ/kg), quýt đường 14.000 đ/kg (giảm 2.000 đ/kg), sầu riêng 16.000 đ/kg (giảm 2.000 đ/kg), thơm 2.000 đ/kg (giảm 800 đ/kg), bơ 5.000 đ/kg (tăng 500 đ/kg), cam 16.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg), hồng xiêm 9.000 đ/kg (tăng 500 đ/kg), nhãn 4.500 đ/kg (tăng 500 đ/kg), nho 8.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg); riêng chôm chôm, thanh long có giá không đổi so với tuần trước.

4.2/ Ngành chăn nuôi:

Giá cả một số mặt hàng tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh như sau:

+ Lượng thịt heo về chợ bình quân 121 tấn/ngày, tăng 04 tấn/ngày so với tuần trước. Giá thịt heo, thịt bò không thay đổi so với tuần trước: Thịt heo hơi 17.000 đ/kg, thịt heo đùi 33.000 đ/kg, thịt bò thăn 85.000 đ/kg, thịt bò bắp 58.000 đ/kg. Cá lóc giá 28.000 đ/kg (giá không đổi so với tuần trước).

              + Trứng vịt 1.900 đ/trứng (tăng 500 đ/trứng) , trứng gà công nghiệp 1.900 đ/trứng (tăng 500 đ/trứng).

Số lượt người xem: 3563    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm