SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
9
7
3
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 Tháng Ba 2006 10:40:00 SA

Tình hình cây trồng công nghệ sinh học/cây chuyển gien trên thế giới năm 2005

-
 
   

 
         Năm 2005 đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 10 cây trồng chuyển gien (GM) mục đích thương mại. Trong năm qua, diện tích trồng cây công nghệ sinh học (CNSH) thứ một tỷ (tính theo đơn vị mẫu Anh, tương đương với 400 triệu héc-ta) đã được một trong số 8,5 triệu nông dân, ở tại một trong 21 nước trên thế giới gieo trồng. Tỷ lệ gieo trồng cây CNSH cao chưa từng thấy này đã cho thấy sự tin tưởng và tín nhiệm của hàng triệu nông dân đối với loại cây trồng này. Trong vòng 10 năm qua, diện tích trồng cây CNSH với tốc độ tăng trưởng hai con số mỗi năm, kể từ khi loại cây trồng này được đưa vào trồng đại trà năm 1996, với số nước tăng từ 6 nước lên 21 nước trong khoảng thời gian này. Diện tích cây trồng CNSH đã tăng hơn 50 lần.

  • Năm 2005, diện tích trồng cây CNSH được xác nhận trên thế giới là 90 triệu ha, tương đương với 222 triệu mẫu Anh, tăng so với con số 81 triệu ha hay 200 triệu mẫu Anh của năm 2004. Trong một năm qua, diện tích trồng cây CNSH đã tăng 11%, tương đương với 9 triệu ha hay 22 triệu mẫu Anh.
  • Năm 2005 đã đánh dấu một mốc lịch sử khi số nước trồng cây CNSH tăng đáng kể từ 17 nước trong năm 2004 lên 21 nước vào năm 2005. Đáng chú ý là so với năm 2004, năm 2005 đã có 4 nước mới tham gia trồng cây CNSH, 3 trong số đó là các nước thuộc Liên minh Châu Âu, đó là Bồ Đào Nha, Pháp và Cộng hoà Séc, nước thứ 4 là Iran.
  • Năm 2005 Bồ Đào Nhéc-ta và Pháp đã bắt đầu trồng lại bắp Bt sau lần lượt 5 năm và 4 năm bị gián đoạn, còn Cộng hoà Séc thì lần đầu tiên đưa bắp Bt vào trồng. Góp phần đưa tổng số nước thuộc EU hiện có diện tích trồng ngô Bt còn khiêm tốn lên con số 5 nước, với các nước trồng cụ thể là: Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha, Pháp và Cộng hoà Séc.
  • Các giống lúa BT được chính thức đưa vào trồng tại Iran năm 2004 và có diện tích trồng khoảng 4.000 héc-ta trong năm 2005. Iran và Trung quốc là những nước đi tiên phong trong việc trồng đại trà giống luá chuyển gen.
  • Năm 2005, xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ thì Hoa kỳ, Achentina, Braxin, Canada và Trung quốc tiếp tục là những nước chính trên thế giới trồng cây CNSH với diện tích trồng tại Hoa kỳ là 49,8 triệu ha (chiếm 55% diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu), trong đó khoảng 20% là các sản phẩm gien xếp chồng (stacked gene) có chứa hai hoặc ba gien, với sản phẩm mang ba gien lần đầu tiên xuất hiện trong cây bắp ở Mỹ trong năm qua.
  • Năm 2005, nước có diện tích trồng cây CNSH tăng cao nhất là Braxin, diện tích trồng theo ước tính sơ bộ tăng khoảng 4,4 triệu ha (tổng diện tích trồng cây CNSH của Braxin trong năm 2005 là 9,4 triệu ha so với con số 5,0 triệu ha năm 2004), tiếp đến là Hoa kỳ ( diện tích gieo trồng tăng 2,2 triệu ha), Achentina (tăng 0,9 triệu ha) và Ấn độ ( tăng 0,8 triệu ha). Cho tới nay Ấn độ là nước có mức tăng diện tích gieo trồng hàng năm lớn nhất, tăng gấp ba lần từ 500.000 ha năm 2004 lên 1,3 triệu ha vào năm 2005.
  • Trong năm qua, đậu nành CNSH tiếp tục là loại cây trồng có diện tích gieo trồng lớn nhất với 54,4 triệu ha (chiếm 60% diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu ), tiếp đến là bắp (với diện tích trồng là 21,2 triệu ha chiếm 24%), bông ( với diện tích 9,8 triệu ha, chiếm 11% ) và cải dầu canola (với 4,6 triệu ha, chiếm 5% diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu).

Trong vòng 10 năm qua từ năm 1996 tới năm 2005, tính trạng chịu được thuốc diệt cỏ liên tục là tính trạng nổi bật, tiếp đến là tính trạng kháng sâu bệnh, và các gien xếp chồng mang cả hai đặc tính trên.

Năm 2005, trên thế giới đã có 8,5 triệu nông dân ở 21 nước trồng cây trồng CNSH, tăng so với con số 8,25 triệu nông dân ở 17 nước trong năm 2004. Đáng chú ý là 90% người trồng được hưởng lợi là các nông dân nghèo ở các nước đang phát triển, nhờ vào việc trồng cây CNSH thu nhập của họ đã tăng cao hơn và góp phần đẩy nhanh cho quá trình xoá đói, giảm nghèo.

 

Bảng 1: Diện tích trồng cây CNSH trên thế giới năm 2005  

                                                                                             ( đơn vị: triệu ha )

Thứ tự

Nước trồng

Diện tích trồng

(triệu ha)

Loại cây trồng CNSH

1*

Hoa Kỳ

49,8

Đậu nành, bắp, bông, cải canola, bí, đu đủ

2*

Áchentina

17,1

Đậu nành, bắp, bông

3*

Bra-xin

9,4

Đậu nành

4*

Canada

5,8

Cải canola, bắp, đậu nành

5*

Trung Quốc

3,3

Bông

6*

Paraguay

1,8

Đậu nành

7*

Ấn Độ

1,3

Bông

8*

Nam Phi

0,5

Bắp, đậu nành, bông

9*

Uruguay

0.3

Đậu nành, bắp

10*

Australia

0,3

Bông

11*

Mê-xi-cô

0,1

Bông, đậu nành

12*

Ru-ma-ni

0,1

Đậu nành

13*

Phi-líp-pin

0,1

Bắp

14*

Tây-ba-nhéc-ta

0,1

Bắp

15

Colombia

<0,1

Bông

16

Iran

<0,1

Luá

17

Honduras

<0,1

Bắp

18

Bồ Đào Nha

<0,1

Bắp

19

Đức

<0,1

Bắp

20

Pháp

<0,1

Bắp

21

Cộng hòa Séc

<0,1

Bắp

Nguồn: Clive James, 2005

*14 nước được coi là những nước có diện tích gieo trồng cây CNSH từ 50.000 ha trở lên.

Ghi chú: Tất cả các số liệu có liên quan đến ha đều được làm tròn số tới 100.000 héc-ta và trong một số trường hợp có thể có sự khác biệt lớn. Số liệu chi tiết hơn về tình trạng cây trồng CNSH ở mỗi nước có trong báo cáo đầy đủ số 34 của TS. Clive James.

                                              TS. Dương Hoa Xô

                    ( Lược dịch theo baó cáo số 34-2005, ISAAA)


Số lượt người xem: 4896    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm