1. Tại huyện Bình Chánh:
- Hộ nhà bà Huỳnh thị Anh, Thị trấn Tân Túc, nơi đã chôn hủy 52.000 con ngày 17/1/2004 trong khuôn viên trại. Không có mùi từ bên ngoài. Ngay tại hố chôn có mùi nhẹ. Còn một số vỏ trứng chưa được đốt cháy. Đoàn kiểm tra đề nghị tiếp tục đốt phần vỏ trứng còn sót, rắc thêm vôi bột trên hố chôn và rắc vôi trên toàn bộ các hố phân chuồng gà.
- Hộ ông Trình văn Trưng, Thị trấn Tân Túc, đã chôn hủy 3.572 con gà tại ruộng nhà vào ngày 20/1/2004. Sau khi chôn 4 ngày thì bắt đầu bốc mùi. Chủ hộ đã xử lý bằng cách rắc thêm vôi và phủ bạt. Hiện nay không còn mùi hôi.
2. Tại huyện Hóc Môn:
- Kiểm tra tại trại ông Vũ Toàn xã Tân Hiệp, đã chôn hủy 18.000 con gà thịt tại ruộng nhà trước đó có bốc mùi hôi. Chủ hộ đã xử lý lại bằng cách rắc vôi và phủ bạt. Tại thời điểmkiểm tra không phát hiện mùi.
- Các trường hợp tiếp tục xử lý hiện nay được đua về bải rác Đông Thạnh.
3. Tại Huyện Củ Chi:
- Kiểm tra tại hố chôn bãi rác khu vực xã Tân An Hội, một hố chôn vịt đã được xử lý lại bằng rắc vôi và phủ bạt, một hố chôn trứng không bốc mùi và một hố đang tiếp tục cho đốt gà với dầu và vỏ xe. Nhìn chung không có mùi hôi ảnh hưởng đến xung quanh.
- Kiểm tra tại nhà ông Hưng, đã chôn hơn 20.000 con cút. Sau đó bốc mùi được xử lý bằng cách rắc vôi và đốt, đồng thời xịt thêm thuốc sát trùng khử mùi. Hiện nay không có mùi hôi.
- Khu vực chôn hủy gần 100.00 gà của Xí nghiệp An Phú tại xã An Phú cũng không có ảnh hưởng đến khu vực dân cư.
4. Tại huyện Nhà Bè:
Đã kiểm tra tại các nơi chôn ở xã Hiệp Phước (35.000 vịt), Nhơn Đức (46.022 con) và Long Thới. Đoàn đã hướng dẫn xử lý bằng cách rắc vôi và đắp thêm đất lên cao. Riêng Trung tâm y tế dự phòng TP đã lấy mẫu nước để đánh gái tinh hình ô nhiễm.
Nhìn chung phương pháp chôn hủy đã giúp giải quyết nhanh chóng tốc độ xử lý đàn gia cầm. Trong điều kiện yếm khí tại hố chôn, các vi sinh vật kỵ khí có điều kiện phát triển tạm thời, sinh hơi tạo ra mùi hôi là điều khó tránh khỏi. Sau khi xử lý hầu hết đều được khắc phục.
|