SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
1
7
9
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Tháng Bảy 2005 1:50:00 CH

Hội nghị Cán bộ quán triệt nhiệm vụ xây dựng chương trình chuyển đổi toàn bộ diện tích lúa năng suất thấp sang cây trồng vật nuôi năng suất, hiệu quả cao năm 2006 – 2010

Ngày 06 tháng 7 năm 2005, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức Hội nghị Cán bộ quán triệt nhiệm vụ xây dựng chương trình chuyển đổi toàn bộ diện tích lúa năng suất thấp sang cây trồng vật nuôi năng suất, hiệu quả cao năm 2006 – 2010.
 
   

       Tham dự hội nghị có Ban Giám đốc Sở, Ban thường vụ Đảng ủy, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Sở; Ban lãnh đạo, Cấp ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Trưởng phòng ban của các đơn vị thuộc Sở, Trưởng các trạm Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Thú y, Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và toàn thể cán bộ công chức cơ quan Văn phòng Sở.

Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã nêu rõ ý nghĩa, sự cần thiết và cấp bách phải chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp sang cây con hiệu quả cao hơn 5 – 10 lần trong 5 năm (2006-2010).

Theo các báo cáo thống kê, năm 2003, diện tích trồng lúa của thành phố chiếm 72% diện tích cây trồng và nuôi thủy sản hàng năm (49.381 ha / 76.974 ha); năm 2004 là 67% (46.628 ha / 70.010 ha) nhưng năng suất thấp hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác (3,38 tấn/ha/vụ, giá trị 6,3 - 6,7 triệu đồng/ha/vụ), trong khi bắp khoai đạt 10,7 triệu đồng/ha/vụ, rau 30,7 triệu đồng/ha/vụ, cây công nghiệp 24,3 triệu đồng/ha/vụ, cây hàng năm khác 49,5 triệu đồng/ha/vụ. Chính vì diện tích gieo trồng lớn nhất (72%) lại là cây có năng suất, hiệu quả thấp nhất nên năng suất lao động chung của cây trồng thành phố rất thấp : 13,77 triệu đồng/ha/vụ, bằng 10% so với nuôi tôm, và đời sống của khoảng 2/3 hộ nông dân thành phố (38.000 hộ trồng lúa) rất khó khăn; với mức đất trồng bình quân 1,7 ha/hộ, mỗi hộ có 4,4 người thì doanh thu của các hộ trồng lúa chỉ khoảng 2,4 triệu đồng/người/năm, hay 200.000 đồng/người/tháng. Nếu trừ chi phí giống, phân bón, vật tư... thì thu nhập thực tế còn thấp hơn nữa.

Với kết quả đạt được của các mô hình nuôi tôm, bò sữa, rau sạch, cây kiểng, cá sấu, hoa,... và với vị trí là trung tâm khoa học công nghệ và thương mại của thành phố, không thể để kéo dài tình trạng trồng lúa năng suất thấp và 2/3 hộ nông dân có mức sống nghèo. Việc chuyển tất cả diện tích trồng lúa năng suất thấp sang các cây trồng, vật nuôi khác có năng suất, hiệu quả cao (gấp 5 đến 10 lần hoặc cao hơn) so với trồng lúa trong vòng 5 năm 2006 – 2010 là có tính khả thi, vì từ thực tiễn đã rút ra 4 bài học về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công trong nông nghiệp thành phố (theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố). Hiệu quả (doanh thu/ha) trồng cỏ ở thành phố gấp 5 lần trồng lúa; trồng rau sạch, cây ăn trái gấp 10 lần trồng lúa; trồng hoa gấp 20 lần trồng lúa; nuôi tôm sú đã làm sự tăng trưởng ngoạn mục : trong vòng 4 năm, sản lượng tăng 16 lần, doanh thu trên 1 ha gấp 20 tới 40 lần trồng lúa. Trong thực tiễn đã có nhiều mô hình tốt ở quy mô khác nhau có thể phát triển để nhân rộng với quy mô lớn hơn (các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Câu lạc bộ nghề cá, Hợp tác xã rau...). Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố còn có hệ thống khuyến nông, bảo vệ thực vật, dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp khá phát triển, và vừa qua đã thành lập Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp để hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động về nông nghiệp.

Hiện nay, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng kế hoạch cụ thể và sẽ bắt đầu triển khai từ cuối năm 2005.


Số lượt người xem: 4162    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm