SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
2
3
8
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 Tháng Mười 2004 9:45:00 CH

Thông tin tháng 10-2004

-

   

1.- Tình hình sản xuất nông nghiệp :

1.1.-  Tình hình sản xuất vụ Mùa 2004 :

Theo báo cáo của các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, tiến độ sản xuất một số loại cây trồng trong vụ Mùa 2004 trên địa bàn thành phố, tính đến nay, như sau :

+ Lúa : Diện tích lúa mùa đã sạ là 25.685 ha / 28.350 ha, đạt 90,59% so với kế hoạch và đạt 97,04% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, đa số lúa mùa đang đẻ nhánh, làm đòng; lúa sớm đang trỗ, ngậm sữa.

+ Rau : Diện tích rau vụ Mùa 2004 đã gieo trồng là 1.962 ha / 3.015 ha, đạt 65,07% so với kế hoạch và đạt 97,36% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay rau đang phát triển và thu hoạch.

+ Đậu phộng : Diện tích đậu phộng đã xuống giống là 137 ha (chủ yếu tại huyện Củ Chi), hiện nay đang ra hoa, đâm tỉa, kết trái.

+ Bắp giống : Diện tích bắp giống vụ Mùa đã gieo trồng là 57 ha, đạt 126,66% so với cùng kỳ năm trước, đang phát triển bình thường.

1.2.- Tình hình sinh vật hại cây trồng :

Tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố đang diễn ra như sau :

- Trên lúa : Hiện nay, rầy nâu tiếp tục phát sinh trên đồng ruộng, mật độ trung bình 300 – 500 con/m2. Ngoài ra, các sinh vật hại khác trên lúa như chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh cháy bìa lá, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn cũng phát sinh nhưng chỉ ở mức độ nhẹ.

          - Trên rau : Một số diện tích trồng rau có sâu xanh, sâu tơ và sâu ăn tạp phát sinh với diện tích khá nhiều. Ngoài ra, các đối tượng khác đều phát sinh với diện tích thấp. Số ốc bươu vàng bắt được tại các quận 12, Thủ Đức và huyện Hóc Môn trong tháng qua là 2.527 kg.

2.- Tình hình chăn nuôi thú y :

- Trong tháng qua, tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố phát triển bình thường, giá cả thức ăn chăn nuôi đang có chiều hướng giảm sau một thời gian dài đứng ở mức cao. Dịch tễ đàn gia súc của thành phố tương đối ổn định. Về dịch tễ đàn gia cầm, đến nay chưa phát hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh Cúm trên đàn gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thành phố, kể cả trên những đàn vịt huyết thanh dương tính với virus Cúm chủng H5.

- Ngày 01/10/2004, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp với các huyện Củ Chi, Nhà Bè và quận 9 để triển khai thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố (Văn bản số 5734/UB-CNN ngày 24/9/2004) về việc hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi vịt đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Cúm chủng H5. Tại cuộc họp, Sở đã đề nghị các quận, huyện có đàn vịt dương tính phải huy động sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể tham gia tích cực vào việc xử lý, đảm bảo nhanh chóng, cương quyết và đúng quy định; đồng thời giao Chi cục Thú y vận động các đối tượng kinh doanh, giết mổ gia cầm, thủy cầm tham gia hỗ trợ tiêu thụ số lượng thủy cầm xử lý (đưa vào kiểm soát giết mổ bắt buộc dưới sự kiểm soát của Chi cục Thú y) để góp phần thực hiện đúng thời gian quy định.

Tính đến ngày 15/10/2004, trên địa bàn thành phố còn 16 hộ chăn nuôi có đàn vịt dương tính virus Cúm chủng H5, trong đó có 13 hộ ở huyện Củ Chi với đàn vịt dương tính 12.640 con, 03 hộ ở huyện Nhà Bè với đàn vịt dương tính khoảng 4.000 con.

Nhìn chung, công tác triển khai thực hiện Công văn số 5734/UB-CNN ngày 24/9/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố có gặp một số khó khăn do số lượng đàn vịt cần xử lý lớn trong thời gian ngắn; đa số đàn vịt dương tính là loại vịt Tàu đẻ đã qua khai thác, trọng lượng nhỏ, phẩm chất thịt không cao nên khó tiêu thụ. Một số hộ chăn nuôi vịt tại huyện Củ Chi đã thống nhất chủ trương xử lý đàn vịt và mức giá hỗ trợ nhưng không tìm được nguồn tiêu thụ; một số hộ khác, do lợi ích cá nhân, đã tìm cách tránh né việc xử lý, dễ gây nguy cơ phát tán và lây lan mầm bệnh.

- Tiếp tục thực hiện công tác chống giết mổ gia súc trái phép, từ đầu tháng đến nay, các đơn vị trực thuộc Chi cục Thú y thành phố đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 11 trường hợp vi phạm với tang vật gồm 06 con heo sống, 10 con heo mãnh, 552,5 kg thịt heo và 45 con chó.

     Tại các lò mổ, điểm giết mổ gia súc, công tác xử lý đã thực hiện như sau : hủy phụ phẩm, thịt mất phẩm chất 5.666,2 kg và 02 con heo, luộc 15 con heo, hạ phẩm 138 con heo và 03 con trâu, bò.

          Các đơn vị thuộc Chi cục Thú y thành phố cũng đã xử lý 145 trường hợp hủy gia cầm, gồm : 12.197 quả trứng gia cầm, 1.081 con gia cầm sống, 339 con và 40,8 kg gia cầm tươi, 19 con chim.

3.- Tình hình thủy sản :

3.1.- Tình hình nuôi trồng thủy sản :

     - Ước sản lượng tôm sú II/ 2004 như sau : Huyện Cần Giờ 3.800 – 4.000 tấn, huyện Nhà Bè 600 tấn.

     - Diện tích đã chuyển đổi nuôi tôm trong năm : Huyện Cần Giờ 350 ha, huyện Nhà Bè 50 ha.

     - Khu thuần dưỡng tôm giống tại Rạch Lá, huyện Cần Giờ đang san lấp nền và xây dựng hạ tầng (dự kiến 28 lô, 500 m2/ trại thuần).

3.2.- Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản :

Trong tháng qua, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố đã thực hiện :

- Kiểm dịch xuất khẩu 140.988,44 kg động vật thủy sản, 84.456,05 kg sản phẩm động vật thủy sản và 292.625 con cá cảnh.

- Kiểm dịch nhập khẩu 3.000.000 con tôm sú nauplius, 192 con tôm sú bố mẹ, 3.175 con tôm hùm giống, 195.300 con cá mú giống, 2.000 con cá rô phi đỏ, 2.200 con cá cảnh, 150 con ếch giống và 10.000 con ba ba giống.

- Công tác đăng kiểm tàu cá tiếp tục thực hiện như sau : Trong tháng đã kiểm tra gia hạn 98 tàu và kiểm tra đăng ký mới 47 tàu.

- Cũng trong tháng 10/2004, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã hoàn tất thực hiện Dự án điều tra thống kê tàu cá và thuyền viên trên địa bàn thành phố năm 2004. Kết quả như sau :

     + Số lượng tàu thuyền điều tra toàn thành phố     :  1.558 phương tiện

* Số lượng tàu thuyền xóa đăng ký                         :  86 phương tiện

* Số lượng tàu thuyền chưa đăng ký             :  431 phương tiện

          + Tổng số lao động trên biển                                      :  4.500 người

              Trong đó :

* Số lượng thuyền trưởng tàu cá đã qua đào tạo       :  177 người

* Số lượng máy trưởng tàu cá đã qua đào tạo :  132 người

4.- Hoạt động kiểm lâm :

- Trong tháng vừa qua, Chi cục Kiểm lâm thành phố đã tiến hành kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ và gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn huyện Củ Chi; tổ chức 11 buổi họp tuyên truyền pháp luật bảo vệ phát triển rừng cho 272 người tham dự; tuyên truyền làm cam kết bảo vệ động vật hoang dã trong 02 quán ăn; kiểm tra rừng và phát hiện 03 vụ sạt lỡ tại Cần Giờ, thiệt hại 300 m2 đất rừng, 328 cây Đước và 40 cây Mắm; kiểm tra, phát hiện và lập 07 biên bản vi phạm hành chính, trong đó có 02 vụ gây thiệt hại đất rừng tại Cần Giờ, 13 vụ vận chuyển, mua bán, tàng trữ gỗ và lâm sản trái phép. Đã xử phạt vi phạm hành chính 13 vụ, tịch thu các tang vật và phạt tiền tổng cộng 20.698.000 đồng.

- Thực hiện Dự án điều tra gắn chíp điện tử để quản lý động vật hoang dã quý hiếm nuôi nhốt trên địa bàn thành phố, đến nay Chi cục Kiểm lâm đã gắn chíp điện tử cho 270 con gấu.

5.- Hoạt động thủy lợi và phòng chống lụt bão :

- Trong tháng qua, Chi cục Quản lý nước và Phòng chống lụt bão đã phối hợp với các quận, huyện kiểm tra công tác phòng chống lụt bão năm 2004 trên địa bàn 10 quận, huyện.

- Tổ chức trực 24/24 giờ trong thời gian triều cường và kiểm tra, báo cáo tình hình 02 đợt triều cường tại các quận Thủ Đức, 2, 8, 12 và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè. Kết quả thiệt hại không đáng kể, chủ yếu do sạt, bể bờ bao, gây ngập úng cục bộ.

- Làm việc với Đoàn giám sát thuộc Hội đồng nhân dân thành phố về chương trình xây dựng đê bao tại xã Thái Mỷ, huyện Củ Chi.

6.- Công tác phát triển nông thôn :

- Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra dự án di dời 1.280 hộ dân vùng ven sông, ven biển và vùng ngập trũng tại huyện Cần Giờ, đến nay đã hoàn thành di dời 370 hộ dân (số còn lại là 510 hộ). Khu vực bố trí tái định cư (khu Cọ Dầu, xã Bình Khánh) đã hoàn thành việc san lấp mặt bằng.

- Thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân thành phố để phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp (theo Công văn số 419/UB-CNN ngày 05/02/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố), tính đến ngày 15/9/2004, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt 28 đề án tại 07 quận, huyện với tổng số 7.570 hộ nông dân, trong đó vốn vay được Thành phố hỗ trợ lãi suất là 228.370 triệu đồng. Nhìn chung, chương trình này đã góp phần tăng cường đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn bò sữa, nâng cao sản lượng thủy sản trên địa bàn thành phố; góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều hộ nông dân.

7.- Hoạt động khuyến nông :

          Trong tháng qua, hoạt động khuyến nông thành phố có một số nét chính sau đây :

- Tổ chức các cuộc hội thảo về các nội dung : Quản lý môi trường, phòng trị bệnh cho tôm sú và đánh giá hiệu quả của các mô hình nuôi tôm sú trên địa bàn hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ; hội thảo về nuôi cá rô đồng và nâng cao năng suất cá nuôi tại quận 9; các biện pháp tích cực để phòng bệnh trong chăn nuôi bò sữa và các giải pháp phát triển bền vững đàn bò sữa tại quận 12 và huyện Củ Chi; biện pháp xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 100 triệu đồng/ha/năm tại huyện Hóc Môn; định hướng phát triển rau an toàn, hoa kiểng và lan cắt cành tại các địa bàn Hóc Môn, Củ Chi và quận 9.

- Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho bà con nông dân các quận ven và các huyện ngoại thành về giống, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, việc tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê; kỹ thuật nuôi heo hướng nạc, nuôi thỏ; biện pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa, phục vụ cho các hộ chăn nuôi có quy mô vừa và lớn; kỹ thuật trồng rau an toàn; kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây kiểng, xử lý ra hoa cho cây sầu riêng; kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, tôm sú, cá rô đồng,…

- Tổ chức lượng giá  03 điểm trình diễn nhân giống lúa hè thu với các giống MTL 250, AS 996, IR 56279 trên địa bàn huyện Củ Chi và 02 điểm trình diễn sản xuất rau an toàn trong nhà lưới tại thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi.

- Tổ chức cho bà con nông dân đi tham quan các mô hình sản xuất hoa, cây kiểng, cá cảnh, mô trình trồng điều công nghiệp, các mô hình sản xuất có hiệu quả về tôm, cá, bò sữa và mô hình sản xuất rau an toàn quy mô cấp xã, nhằm tạo điều kiện cho bà con tiếp xúc, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.

- Triển khai tổ chức Hội thi “Tay nghề vắt sữa giỏi” tại huyện Hóc Môn với mục đích khuyến khích người chăn nuôi tự vắt sữa trong chăn nuôi bò sữa, giảm chi phí chăn nuôi và khả năng lây lan bệnh,…, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ.

8.- Công tác khác :

- Ngày 04/10/2004, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tổ chức tập huấn về Pháp lệnh giống cây trồng. Tham dự buổi tập huấn, ngoài các đơn vị trực thuộc Sở còn có đại diện Phòng Kinh tế của 07 quận, huyện và 22 doanh nghiệp.

- Tham dự Hội nghị sơ kết sản xuất vụ hè thu 2004 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2004 – 2005 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

- Làm việc với Cục Thống kê thành phố về dự kiến sản lượng, giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố năm 2004; phối hợp Cục Thống kê thành phố kiểm tra sản lượng thủy sản huyện Cần Giờ.

- Hội nghị sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2004 và triển khai chương trình công tác quý IV/2004.

- Triển khai công tác chuẩn bị sơ kết chương trình bò sữa, chương trình rau an toàn, chương trình dứa Cayene và chuẩn bị hội thảo chương trình cá sấu. Họp giao ban về tiến độ thực hiện của 03 xã điểm.

- Họp góp ý quy hoạch thủy lợi, tiêu thoát nước đến năm 2010, dự án thủy lợi đê bao bờ hữu ven sông Sài Gòn (Tỉnh lộ 8 - Bến Súc).

- Hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện Thông tư số 04/2004/TTLB-BTC-BNN&PTNT về hỗ trợ kinh phí nuôi giữ đàn giống gốc.
 

Số lượt người xem: 3519    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm