SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
5
5
6
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Tư 2013 8:35:00 SA

Thành phố Hồ Chí Minh - Triển khai công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2013

Ngày 05 tháng 4 năm 2013, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Minh Trí chủ trì Hội nghị triển khai công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013.

          Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Minh Trí phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Trong năm 2012, tình hình thời tiết, thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp, trên biển Đông đã xuất hiện 10 cơn bão, trong đó cơn bão số 01 (có tên gọi: Pakhar)  đã ảnh hưởng trực tiếp đến Thành phố làm chết 01 người, sập hoàn toàn 47 căn nhà, hư hỏng một phần 47 căn nhà, tốc mái 896 căn nhà và 01 chung cư, hư hỏng 31 trụ sở công cộng và 119 phòng trọ, chìm 13 chiếc ghe, ngã đổ 15 trụ điện, sạt lở 25 m bờ kênh, hư hỏng 85 hệ thống điện, gãy nhánh 195 cây xanh, ngã đổ 575 cây xanh, thiệt hại 10.941 tấn muối. Có 04 đợt triều cường lớn, trong đó có 02 đợt gây bể 04 đoạn bờ bao với tổng chiều dài là 29m, ảnh hưởng trên 180 hộ dân tại Quận 12 và Bình Thạnh. Có 08 đợt lốc xoáy và mưu giông làm bị thương 07 người, sập hoàn toàn 38 căn nhà và 02 nhà xưởng, tốc mái và hư hỏng 390 căn nhà và 04 dãy phòng trọ, hư hỏng 11 trường học và 05 trụ sở cơ quan, ngã đổ 32 cây xanh, 04 trụ điện. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời và quyết liệt của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, các quận huyện, sự tham gia phối hợp có hiệu quả của các sở ngành liên quan, sự ứng phó của các cấp ủy và chính quyền địa phương đã góp phần làm giảm thiểu thiệt hại thiên tai, tổ chức phòng tránh kịp thời, an toàn, giúp nông dân khắc phục hậu quả và ổn định sản xuất.

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên 37.149 ha, chiếm 17,73% trên tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ môi trường, phân bố tại các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi và Quận 9. Trong năm 2012, Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng Thành phố đã tuyên truyền vận động 16.772 lượt người tham gia công tác bảo vệ phòng cháy, chữa cháy rừng, mua bán chế biến gỗ, động vật hoang dã; tuyên truyền trực tiếp qua phát 13.770 tờ bướm, vận động 703 hộ dân làm cam kết chấp hành các quy định về bảo vệ rừng, an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện 1.104 lượt kiểm tra công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Ngoài ra có 10 vụ cháy trên thảm thực vật thân cỏ và cây phân tán, với diện tích 15,82 ha, nhờ lực lượng tại chỗ phát hiện và thông báo chính quyền địa phương tổ chức lực lượng phối hợp chữa cháy kịp thời nên không có thiệt hại về mặt kinh tế và ngăn cháy lan vào khu dân cư, các khu rừng tiếp giáp.

Thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố, tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Minh Trí tặng Bằng khen cho 09 tập thể và 10 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn liên tục nhiều năm (2011 – 2012) và tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 04 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng liên tục nhiều năm (2010 – 2012).

   Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Minh Trí tặng bằng khen cho các cá nhân và tập thể tại hội nghị

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Minh Trí đánh giá cao công tác phòng chống lụt bão và phòng chống cháy rừng trong năm qua. Với dân số của Thành phố trên 10 triệu dân, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và giá trị tài sản bằng 1/3 cả nước; do dó các ngành, các cấp không được chủ quan, cần đề cao cảnh giác, luôn chủ động ứng phó các sự cố có thể xảy ra. Trọng tâm củng cố, kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng các cấp; trong đó cần rà soát cơ chế quản lý, quy chế phối hợp và thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành; phân công cụ thể cho các thành viên để tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng tại chỗ, nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực hiện ứng phó và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, hạn chế gây thiệt hại về tài sản và con người với mức thấp nhất khi có sự cố lụt bão, triều cường, cháy rừng xảy ra. 


Đặng Kiệt


Số lượt người xem: 6354    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm