SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
2
1
4
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 27 Tháng Giêng 2005 2:40:00 CH

Tình hình cây trồng công nghệ sinh học được thương mại hoá trên thế giới năm 2004

Năm 2004 là năm cuối cùng của thập kỷ đầu tiên của việc thương mại hoá cây trồng chuyển gen ( GMC ), hiện nay thường được gọi là cây trồng công nghệ sinh học ( Biotech crop ) như trong bài này.
 
   

 

 

           Năm 2004, diện tích toàn cầu về cây trồng công nghệ sinh học được chứng nhận là khoảng 81,0 triệu ha so với 67,7 triệu ha năm 2003. Cây trồng công nghệ sinh học đã được khoảng 8,25 triệu nông dân tại 17 nước trồng năm 2004. tăng hơn so với 7 triệu nông dân tại 18 nước trồng năm 2003. Đặc biệt là 90% nông dân nghèo được hưởng lợi đều từ các nước đang phát triển. Sự gia tăng diện tích cây trồng công nghệ sinh học giữa năm 2003 và 2004 với 13,3 triệu ha được ghi nhận là cao thứ nhì. Năm 2004 có 14 nước gieo trồng cây trồng công nghệ sinh học ( so với 10 nước năm 2003 ), với diện tích lớn hơn 50.000 ha, trong đó có 9 nước đang phát triển và 5 nước công nghiệp hoá; Đó là các nước theo thứ tự diện tích: Mỹ, Achentina, Canada, Brazil, Trung Quốc, Paragoay, Ấn độ, Nam Phi, Urugoay, Úc, Rumani, Mêhicô, Tây Ban Nha và Philippin. Trong giai đoạn 1996 - 2004, tổng diện tích cây trồng công nghệ sinh học toàn cầu là 385 triệu ha, tương đương với khoảng 40% diện tích đất của Mỹ hoặc Trung Quốc, cao hơn 15 lần so với diện tích nước Anh. Sự đáp ứng nhanh chóng liên tục của cây trồng công nghệ sinh học phản ánh sự cải thiện đáng kể trong lợi ích về năng suất, môi trường, kinh tế, sức khoẻ cũng như xã hội, được thực hiện bởi các hộ nông dân sản xuất nhỏ và quy mô lớn, người tiêu dùng và xã hội tại các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển. 

Trong 9 năm thuộc giai đoạn 1996 - 2004, diện tích gieo trồng cây trồng công nghệ sinh học tăng 47 lần, từ 1,7 triệu ha năm 1996 tăng lên 81,0 triệu ha năm 2004, với sự gia tăng tỷ lệ gieo trồng tại các nước đang phát triển. Hơn 1/3 diện tích gieo trồng 81,0 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học, tương ứng với 27,6 triệu ha được gieo trồng tại các nước đang phát triển, nơi có sự gia tăng mạnh mẽ nhất. Đáng chú y là số gia tăng tuyệt đối về diện tích cây trồng công nghệ sinh học giữa năm 2003 và 2004, lần đầu tiên, tại các nước đang phát triển ( 7,2 triệu ha ) cao hơn các nước công nghiệp hoá ( 6,1 triệu ha ), với tỷ lệ tăng trưởng thì gần như cao hơn 3 lần ( 35%) tại các nước đang phát triển phía Nam so với các nước công nghiệp hoá phía Bắc ( 13% ). Sự gia tăng về diện tích và tác động của năm nước lớn đang phát triển ( Trung Quốc, Ấn độ, Áchentina, Brazil và Nam Phi ) gieo trồng cây trồng công nghệ sinh học là một xu hướng quan trọng với hàm ý về sự chấp thuận và đáp ứng trong tương lai của cây trồng công nghệ sinh học trên toàn thế giới. Năm 2004, số nước đang phát triển gieo trồng cây trồng công nghệ sinh học ( 11 nước ) gần như gấp đôi so với các nước công nghiệp hoá ( 6 nước ).

 

 

 

Bảng 1: Diện tích cây trồng chuyển gen , giai đoạn 1996 - 2004

Năm

Diện tích

triệu ha

Diện tích

triệu acre

1996

1.7

4.3

1997

11.0

27.5

1998

27.8

69.5

1999

39.9

98.6

2000

44.2

109.2

2001

52.6

130.0

2002

58.7

145.0

2003

67.7

167.2

2004

81.0

200.0

Tổng cộng

384.6

951.3

Nguồn: Clive James, 2004.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại Mỹ, nông dân đã trồng 47,6 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học, tăng 11% so với năm 2003 và chiếm 59% diện tích gieo trồng cây trồng chuyển gen trên toàn cầu. Diện tích trồng tại Mỹ tiếp tục tăng là do diện tích trồng các loại bắp công nghệ sinh học và diện tích trồng đậu nành chịu được thuốc diệt cỏ tiếp tục tăng. Trong khi đó diện tích trồng bông công nghệ sinh học tại đây tăng khiêm tốn do tỷ lệ trồng bông công nghệ sinh học chiếm tới 80% diện tích trồng bông tại Mỹ.

Việc chuẩn y cho phép nhập khẩu hai giống bắp công nghệ sinh học vào Liên Minh Châu Âu ( EU) và những tiến triển tại Trung quốc đã củng cố thêm cho sự nhận định: “ Cây trồng công nghệ sinh học hiện đang bước vào một kỷ nguyên động lực mới sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai ”. Trung quốc có thể chuẩn y giống lúa Bt trong thời gian tới, có khả năng là vào năm 2005 và việc chuẩn y này sẽ mở đường cho việc sử dụng một cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới cũng như tác động đáng kể tới việc công nhận cây trồng công nghệ sinh học dùng làm thực phẩm, thức ăn gia súc và cho sợi trên  thế giới.

Vào cuối thập kỷ này, ISAAA dự đoán sẽ có 15 triệu nông dân trồng cây công nghệ sinh học với diện tích gieo trồng là 150 triệu ha và cây trồng công nghệ sinh học được trồng tại 30 nước.

                                                 TS. Dương Hoa Xô

                       ( Lược dịch theo báo cáo của ISAAA, số 32 - 2004 )


Số lượt người xem: 4749    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm