SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
0
5
3
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 22 Tháng Hai 2005 1:15:00 CH

Kiểm soát bệnh Cúm gia cầm & những kết luận và khuyến cáo của FAO/OIE/WHO

-

Tình hình hiện tại:

  1. Dịch bệnh hiện nay được xem như đang phát triển và được dự đoán sẽ tiếp tục lan rộng cả về phân bố địa lý lẫn tần suất xuất hiện.
  2. Sự đánh giá đầy đủ về dịch tễ là một yêu cầu cấp bách.
  3. Tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn chưa đựơc kiểm soát, do đó cần phải có một đáp ứng khẩn cấp và hợp tác giữa các ban ngành.
  4. Nếu không thực hiện những phương pháp kiểm soát bệnh thích hợp, nguy cơ  dịch bệnh sẽ lan tràn đến những quốc gia khác, kể cả những quốc gia ở những vùng xa nơi đang xảy ra dịch bệnh, ngoài ra dịch bệnh có thể tồn tại dai dẳng do trở thành dịch địa phương trong quần thể đàn gia cầm.
  5. Một khi dịch bệnh vẫn còn hiện diện trong hệ thống chăn nuôi gia cầm ở Châu Á thì vẫn còn sự đe dọa liên tục đối với sức khỏe con người.

 

Nguồn gốc của dịch bệnh:

  1. Nguồn gốc lây nhiễm ở mỗi quốc gia chưa được rõ ràng, nhưng các giả thuyết cần được khảo sát của hội nghị bao gồm các vấn đề như sự xâm nhập của mầm bệnh từ các chim hoang dã, sự mang trùng của gia cầm và khảo sát sự lây lan do thất bại trong việc giám sát, cảnh báo sớm cũng như kiểm soát sự lây nhiễm giữa các đàn gia cầm.
  2. Sự thiếu báo cáo kịp thời về dịch bệnh đến các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, đến OIE và các tổ chức quốc tế khác đã làm phức tạp hóa vấn đề.

 

Các chiến lược kiểm soát và loại trừ dịch bệnh:

1.      Kiến thức về dịch bệnh, phát hiện và khai báo sớm là những yêu cầu chủ yếu trong chương trình kiểm soát có hiệu quả nhằm loại trừ sự lây nhiễm trên gia cầm. An toàn sinh học là một phần chính yếu của việc kiểm soát bệnh cúm gia cầm và phải chiếm vị trí quan trọng thích đáng trong việc hoạch định những biện pháp kiểm soát. Sự hợp tác với các ban ngành liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y trong nước, kể cả thú y tư nhân, sẽ rất cần thiết, vì thông qua Cơ quan thú y Nhà nước sự thực hiện và theo dõi các biện pháp phòng chống cúm gia cầm sẽ được hiệu quả hơn.

2.      Sự tiêu hủy toàn bộ (stamping-out) là một sự chọn lựa thích hợp trong việc kiểm soát một ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) và phải được sử dụng trên tất cả đàn có dấu hiệu lâm sàng. Biện pháp này có hiệu quả cao trong việc kiểm soát những ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao có quy mô nhỏ, nơi đó sự lây lan có giới hạn và nguy cơ tái phát thấp. Sự bồi thường đúng lúc và đầy đủ phải được đưa vào những chương trình có liên quan đến việc tiêu hủy toàn bộ trên. Sự loại bỏ có hệ thống các thú hoang dã hay heo để kiểm soát những ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao vẫn chưa được khuyến cáo.

3.      Trong một số tình huống mà việc giết một số lượng lớn gia cầm khó có thể thực hiện tốt hoặc không khả thi thì việc tiêm chủng được xem là một giải pháp lựa chọn thích hợp. Lý do cơ bản là việc chủng ngừa này nhằm mục đích giảm khả năng nhiễm bệnh và giảm bài thải virus (cả về thời gian và mức độ bài thải). Do đó, việc tiêm chủng là một phương pháp làm giảm được những trường hợp bệnh mới và giảm sự lưu cữu của virus trong môi trường; và như thế, hy vọng việc tiêm chủng sẽ góp phần vào các biện pháp khác nhằm làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh cho người.

4.      Việc tiêm chủng phải được xem như một phương tiện làm tối ưu hóa biện pháp an toàn sinh học. Việc tiêm chủng cần phối hợp với việc giám sát để phát hiện kịp thời các trường hợp thay đổi tính chất của virus (biến đổi về tính kháng nguyên), và phải  thực hiện với các loại vaccin thích hợp được sản xuất và kiểm tra chất lượng đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trong tài liệu Manual of Standards của OIE .

5.      Việc tiêm chủng có thể được sử dụng vừa như một phương tiện hỗ trợ việc loại trừ dịch bệnh, vừa như một phương tiện kiểm soát dịch bệnh và giảm lưu cữu virus trong môi trường. Việc kiểm soát bệnh bằng cách tiêm chủng có thể là một biện pháp mở đầu trong chương trình loại trừ dịch bệnh. Việc quản lý thích hợp một chiến dịch tiêm phòng dưới sự kiểm soát của cơ quan thú y là phù hợp với mậu dịch quốc tế, nếu đáp ứng đúng quy định của OIE trong tài liệu Terrestrial Animal Health Code. Việc tiêu hủy toàn bộ và việc tiêm chủng là các biện pháp hỗ tương nhau, và việc thực hiện phối hợp hay tuần tự các biện pháp này có thể khác nhau tùy theo các hệ thống chăn nuôi và các giai đoạn trong chương trình kiểm soát. Việc tiêm chủng nên được sử dụng như một chiến lược, với sự xem xét cẩn thận để lựa chọn các nhóm thú và địa bàn triển khai căn cứ vào quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

6.      Các yêu cầu về việc tiêm chủng khẩn cấp và kế hoạch giám sát kế tiếp phải được thiết lập nhanh chóng và có tính khả thi. Các nhà sản xuất vaccin phải có khả năng đáp ứng tình trạng khẩn cấp một khi đã ước tính được các yêu cầu này.

7.      Phương pháp DIVA (Differentiation of infected from vaccinated animals – phân biệt thú nhiễm bệnh tự nhiên với thú đã được tiêm chủng) đã được khuyến cáo thực hiện hoặc bằng test chẩn đoán thích hợp và/hoặc bằng cách sử dụng những con chỉ điểm (sentinal birds). Chỉ có những vaccin vô hoạt dị chủng hay đồng chủng mới được khuyến cáo sử dụng trong biện pháp tiêm phòng khẩn cấp.

 

Các vấn đề sức khoẻ người bao gồm an toàn thực phẩm :

1.      Nâng cao ý thức phòng chống lây nhiễm bệnh cho người, thực hiện ngay các biện pháp phòng chống này cho những người tiếp xúc với gia cầm trong vùng nhiễm bệnh.

2.      Các trang thiết bị bảo hộ phải được chuẩn bị sẳn sàng, tập huấn cách sử dụng đặc thù nhằm đảm bảo phòng nhiễm an toàn cho các nhân viên làm việc trong các cơ sở có khả năng nhiễm và nghi nhiễm, bao gồm các nơi giết mổ tập trung; và sức khỏe của người tiếp xúc phải được giám sát theo khuyến cáo của WHO.

3.      Gia cầm từ các đàn nhiễm phải được xử lý theo các phương pháp phù hợp với an toàn sinh học môi trường, và không được chế biến làm thực phẩm sử dụng cho thú và người.

4.      Các sản phẩm và trứng gia cầm có nguồn gốc từ các vùng đang có dịch cúm gia cầm H5N1 phải được chế biến đảm bảo không gây nguy cơ đến sức khỏe cộng đồng. Trong biện pháp phòng ngừa tổng thể cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh trong quản lý, bao gồm việc rửa tay, ngăn ngừa lây nhiễm chéo và nấu chín sản phẩm gia cầm.

5.      Tất cả các quốc gia có dịch cúm H5 phải cung cấp kịp thời với số lượng đầy đủ các mẫu bệnh phẩm tiêu biểu từ thú đến các phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE/FAO và các mẫu từ thú và người đến hệ thống giám sát bệnh cúm của WHO.

6.     Tất cả những người tham gia xử lý gia cầm phải được tiêm chủng bệnh cúm nhằm giảm nguy cơ nhiễm kép và nguy cơ gây biến chủng do hiện tượng tái tổ hợp của virus.

 

Phục hồi chăn nuôi và tổ chức lại ngành chăn nuôi gia cầm:

1.      Thông qua quá trình kết hợp tổ chức giữa các cơ quan ban ngành, phải thiết lập các khuôn mẫu về những biện pháp kiểm soát bệnh của quốc gia nhờ đó giúp phục hồi thị trường gia cầm.

2.      Uy tín của ngành thú y là yếu tố tiên quyết để phục hồi cơ hội xuất khẩu.

3.      Việc khoanh vùng và phân chia từng khu vực có thể giúp phục hồi cơ hội tìm kiếm thị trường.

4.      Việc tái chăn nuôi của các trang trại đòi hỏi phải có các biện pháp bảo vệ cho gia cầm và phải có sự giám sát thích hợp.

5.      Ngành chăn nuôi gia cầm cần được tái cấu trúc.

 

          Khuyến cáo của Hội nghị:

1. Khi triển khai chương trình tái cấu trúc chăn nuôi và kiểm soát bệnh phải lưu tâm đến sức khỏe của người và thú, cũng như cách mưu sinh của người dân ở vùng nông thôn.

2.  Giáo dục cộng đồng, tập huấn thú y, xây dựng năng lực chuyên môn ở tầm vóc quốc gia và tầm vóc vùng là những yếu tố quan trọng trong việc triển khai giám sát và kiểm soát bệnh cúm gia cầm độc lực cao cũng như các bệnh quan trọng khác.

3. Các chương trình kiểm soát cần phải được tăng cường việc theo dõi.

4. Mỗi nước phải thiết lập một trung tâm phối hợp như là một lực lượng đặc nhiệm quốc gia chuyên trách bệnh cúm gia cầm. Các cơ quan thú y và y tế cần báo cáo và thảo luận với trung tâm phối hợp về các thông tin giám sát và kiểm soát bệnh.

5. Các biện pháp bao gồm tiêu diệt toàn bộ (stamping-out), nâng cao an toàn sinh học, tiêm phòng và theo dõi tình hình dịch bệnh là những phương pháp quan trọng trong việc kiểm soát và tiêu diệt lây nhiễm trên gà.

6. Các cơ quan thú y cần cải thiện các biện pháp giám sát, thông tin rõ ràng và báo cáo kịp thời về tình trạng bệnh cúm gia cầm trên bình diện quốc gia, vùng và quốc tế.

7. Cần thiết lập sự hợp tác quốc tế mở rộng về việc kiểm soát và đánh giá tầm mức quan trọng của virus cúm gia cầm đối với sức khoẻ của người và thú trong giai đoạn ngắn hạn và lâu dài.

8. Các cơ quan quốc tế cần hỗ trợ cấp bách cho chương trình kiểm soát dịch bệnh bao gồm nâng cao kỹ thuật và xây dựng viện nghiên cứu.

9. Cần triệu tập một Hội Nghị Khẩn Cấp Vùng thuộc vùng Châu Á để hỗ trợ các thông tin và thực hiện các khuyến cáo. Cùng hợp tác với OIE và WHO, FAO có nhiệm vụ chính trong vai trò chỉ đạo phối hợp các chương trình trên thực địa.

10. Những nổ lực nghiên cứu phối hợp với các đối tác quốc tế trong nhiều ngành khoa học khác nhau cần được hỗ trợ để nâng cao kiến thức và các thiết bị cần thiết trong việc kiểm soát bệnh cúm gia trên người và thú, đặc biệt trong lĩnh vực vaccine, các xét nghiệm chẩn đoán, và dịch tễ học; nhất là vai trò mang trùng của thú hoang dã và gia súc.

 

( Dịch từ tài liệu kỹ thuật Những kết luận và khuyến cáo

của FAO/OIE/WHO về kiểm soát bệnh Cúm gia cầm

tại Bangkok ngày 3 – 4 tháng 2 năm 2004).

 

 TRẠM PHÒNG CHỐNG DỊCH & KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

(Phuoc - CCTY)

Số lượt người xem: 5287    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm