SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
3
0
8
5
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 23 Tháng Bảy 2004 3:05:00 CH

Chiến lược cải tiến giống lúa đến năm 2010

Tại Hội nghị quốc gia về chọn tạo giống lúa diễn ra tại Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long vào ngày 15/7/2004, PGS. TS. Bùi Chí Bửu - Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu long đã trình bày báo cáo về Chiến lược cải tíên giống lúa tại Việt Nam đến năm 2010. Trong đó đã đề ra mục tiêu chung của Chương trình là phát triển giống lúa để đáp ứng cả hai yêu cầu về an toàn lương thực và khả năng cạnh tranh cao về chất lượng nông sản. Với 2 mục tiêu cụ thể là: 1- Phát triển giống lúa có năng suất cao và và ổn định, hưóng lâu dài đột phá ngưỡng trần ( > 8 – 10 tấn/ha/vụ ); 2- Phát triển giống lúa có phẩm chất gạo ngon, đáp ứng thị hiếu của thị trường nội địa và xuất khẩu.
 
   


          Các hoạt động nghiên cứu nhằm phục vụ cho hai mục tiêu trên được xác định cụ thể như sau:

Đối với mục tiêu 1: Trước hết là Chiến lược nghiên cứu các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 – 100 ngày. Với giống lúa sớm như vậy nông dân có thể tránh lũ từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm tại Đồng Bằng sông Cửu long. Hai là Chiến lược nghiên cứu lúa có tính chống chịu ổn định với rầy nâu, bệnh đạo ôn. Chiến lược này sẽ được sự hỗ trợ tích cực của phương pháp ứng dụng marker phân tử trọng chọn giống ( MAS ). Ngoài ra, giống lúa chuyển nạp gen cry ( kiểm soát sâu đục thân, sâu cuốn lá ), GNA    ( kiểm soát rầy nâu, rầy xanh ), chitinase ( kiểm soát nấm bệnh gây đốm vằn ), Xa-21 ( kiểm soát bệnh bạc lá ) sẽ tạo điều kiện để ổn định năng suất, với những kỹ thuật ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn, an toàn hơn về mặt sinh học. Ba là Chiến lược sử dụng đúng nguồn vật liệu bản địa và nguồn bên ngoài ( exotic ) trong quy mô quần thể hồi giao cải tiến                 ( advanced backcross ) đang được khuyến khích đối với cây trồng, đặc biệt là những tính trạng số lượng có tương tác với môi trường vô cùng phức tạp như tính chống chịu hạn, mặn, thiếu lân … Bốn là Chiến lược đột phá về năng suất thông qua khai thác ưu thế lai của cây lúa, hoặc chọn tạo giống lúa có dạng hình mới đang gặp nhiều thách thức ở Đồng bằng sông Cửu long.

Đối với mục tiêu 2: Thứ nhất là chiến lược tạo giống lúa hạt dài, hàm lượng amylose đạt 20%, ít bạc bụng là ưu tiên số 1, kế đến là mùi thơm. Phương pháp chọn tạo giống truyền thống ( conventional ) vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong cải tiến giống lúa theo mục tiêu chiến lược này. Tuy nhiên nó cần phải được kết hợp với các phương pháp hiện đại để thúc đẩy hiệu quả hơn. Thứ hai là phát triển công nghệ hạt giống. hệ thống này bao gồm: (1) kỹ thuật sản xuất hạt giống; (2) kiểm tra chất lượng hạt giống và cấp chứng chỉ; (3) hệ thống pháp luật hạt giống ( seed legislation ); (4) chính sách hạt giống của Chính phủ, bao gồm cả quyền tác giả, tổ chức sản xuất, quản lý thị trường. Ba là Phát triển công nghệ sau thu hoạch Các công đoạn phơi sấy, bảo quản trong kho, xay chà, đánh bóng, bao bì, dán nhãn và thương hiệu cần được tiến hành có hệ thống với tiêu chuẩn rõ ràng, kiểm tra chặt chẽ. Phát triển hệ thống dự báo thị trường, giá cả, cung cầu, giúp cho nông dân và doanh nghiệp trong quyết định lựa chọn phương thức sản xuất kinh doanh.


Số lượt người xem: 4457    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm