SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
8
4
1
7
6
0
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 18 Tháng Mười Hai 2005 10:45:00 SA

Kế hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 5 năm (giai đoạn 2006-2010)

-
 
   

PHẦN I.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 5 NĂM 2001 - 2005:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2001-2005:

- Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp hơn 2,5% năm. Đến năm 2005, tổng quy mô sản xuất kinh tế nông thôn ngoại thành gấp 1,5 lần năm 2000.

-         Xây dựng và tổ chức triển khai chương trình giống cây, giống con chất lượng cao với mục tiêu lâu dài là chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành phố thành trung tâm sản xuất giống vật nuôi, cây trồng chất lượng cao. Giai đoạn 2001 – 2005 xác định trọng điểm để tập trung nguồn lực thực hiện chương trình phát triển “ 2 cây 2 con”  ( rau an toàn, dứa cayene, bò sữa, tôm sú ).

-         Tiếp tục triển khai chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: tăng tỷ lệ hộ sử dụng nước máy, nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ 80% năm 2000 lên trên 90% năm 2005; cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn.

-         Bảo vệ, chăm sóc các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Cần Giờ ( Khu dự trữ Sinh quyển thế giới).

-         Phối hợp với các địa phương, ban ngành triển khai thực hiện 3 mô hình thí điểm phát triển nông thôn cấp xã theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa, làm cơ sở nhân rộng mô hình cho tất cả các xã sau năm 2005.

-         Tập trung công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện các dự án: Trạm Kiểm dịch thủy sản Cần Giờ, Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa, Trung tâm Quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, Công trình Thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn,  Công trình kiên cố hóa hệ thống kênh Đông Củ Chi và N.31A, xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao; Cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố ở huyện Nhà Bè… 

 

II.              KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

1.                Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

1.1.         Về tăng trưởng kinh tế:

+                          Năm 2005 tăng trưởng 1,8% so với năm 2004

+                          Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005: 5,8 %/năm, trong đó:

§    Trồng trọt giảm bình quân 3,5%/năm.

§    Chăn nuôi tăng bình quân 5,1%/năm.

§    Thủy sản tăng bình quân 22,7%/năm.

§    Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: tăng 5,3%/năm.

1.2.  Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

§        Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp thành phố năm 2005 đạt 3.780 tỉ,  trong đó: nông nghiệp 2.256 tỉ (chiếm 67,4%), lâm nghiệp 79,4 tỉ (2,1%), thủy sản 1.152,9 tỉ (30,5%). Góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt:

Đơn vị: %

Cơ cấu

2001

2005

Tốc độ tăng bq

Nông nghiệp

 + Trồng trọt

 + Chăn nuôi

77,8

36,0

32,9

67,4

25,8

33,9

0,5

- 3,5

5,1

Thủy sản

18,9

30,5

22,7

Lâm nghiệp

3,3

2,1

- 4,1

 

2.                Kết quả thực hiện các chương trình trọng điểm:

2.1.         Chương trình phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi:

2.1.1. Giống bò sữa, bò thịt:

-         Thành phố đã phối hợp với Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai dự án quản lý, kiểm định giống bò sữa trên địa bàn thành phố. Đến nay đã bình tuyển, quản lý hồ sơ giống 34.000 con bò sữa (trên 84% đàn bò sinh sản), trong đó có 5.991 con đạt tiêu chuẩn đàn hạt nhân cấp I giống Quốc gia; gieo tinh cao sản (trên 10.000 lít sữa/chu kỳ) cho 14.000 lượt con bò sữa (27.950 liều tinh), sản xuất ra được trên 3.000 con bò sữa chất lượng cao. Tổ chức triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi, quản lý giống, hội thi - triển lãm giống bò sữa… góp phần nâng cao phẩm chất giống và đưa năng suất sữa đàn bò thành phố bình quân từ 3.700 kg/con/năm (năm 2000) lên 4.900 kg/con/năm (2005). Lượng sữa hàng hóa trong năm 2004 đạt 117.000 tấn (tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2000), dự kiến năm 2005 đạt 129.000 tấn.

-         Tiếp nhận 10 bò cái tơ hậu bị Holstein Friesian (con của đàn bò nhập từ Mỹ).

-         Nhập 954 bò sữa HF của Úc (đã chuyển giao cho các tỉnh 226 con).

-         Nhập 1.007 bò chuyên thịt Drough Master và Brahman của Úc (7/2004), đồng thời thực hiện xong dự án phát triển bò thịt lai tạo từ các giống Charolais và Simmental với đàn bò nền lai Sind (Công ty Quản lý khai thác - Dịch vụ thủy lợi).

-         Đã có  7 trang trại chăn nuôi quy mô 100 - 500 con đầu tư hệ thống chuồng trại, thiết bị, quản lý hệ thống giống, quy trình nuôi dưỡng đồng bộ theo hướng công nghệ cao, đóng vai trò hạt nhân về mô hình phát triển giống chất lượng – năng suất cao để trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, con giống của thành phố cho các tỉnh thành trên cả nước.

2.1.2. Giống heo:

+                          Đã nhập trên 300 heo giống thuần của Mỹ.

+                          Số lượng heo con giống các loại được sản xuất và cung cấp cho các hộ chăn nuôi thành phố và các tỉnh hàng năm 500.000 - 600.000 con/năm.

+                          Đàn heo giống gốc thành phố trong năm 2004: 2.949 con.

+                          Đã áp dụng phương pháp BLUP ( Best Linear Unbiased Prediction) để đánh giá giá trị gây giống EBV ( Estimated Breeding Valua) đối với gần 12.700 con heo của các doanh nghiệp về độ dầy mỡ lưng, số con sơ sinh/lứa đẻ, số ngày tuổi đạt 80 kg.

2.1.3. Giống cây trồng:

Trong năm 2004, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố:

-         Đã sản xuất 7.042,6 tấn giống cây trồng các loại, trong đó giống lúa 3.482,5 tấn, bắp 3.560 tấn, rau 189,9 tấn, đậu các loại 239,6 tấn; cây ăn trái: 208.112 cây giống, hạt giống hoa 0,58 tấn cung cấp cho các tỉnh, thành trên cả nước và xuất khẩu 520,82 tấn ( trong đó có 425,6 tấn giống rau).

-         Trước năm 2000 cơ sở sản xuất hạt giống, cây giống chủ yếu là doanh nghiệp nhà nuớc. Đến nay đã có 35 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị….tương đối hiện đại; áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng thương hiệu, cùng hợp tác với ngành nông nghiệp tổ chức trình diễn mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác mới góp phần nâng diện tích sử dụng các giống rau F1 năng suất cao, thị trường chấp nhận ưu thế về chất lượng lên 70 – 80% diện tích và giá trị sản xuất lên 60 – 100 triệu đồng/ha thay cho giống OP chất lượng thấp và giá trị sản xuất chỉ đạt 20 – 30 triệu đồng/ha.

-         Có 3 doanh nghiệp giống đầu tư  các phòng thí nghiệm hiện đại phân tích, lai tạo giống mới. Đặc biệt Công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây đã đầu tư hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống khép kín từ trại thực nghiệm gắn với phòng thí nghiệm phân tích Marker phân tử  sản xuất 25 giống rau hoa năng suất, chất lượng cao. Rút ngắn thời gian sản xuất, lai tạo giống mới từ  5 năm xuống còn 8 tháng.

2.1.4. Giống thủy- đặc sản:

-          Giống cá: Có 49 cơ sở sản xuất cá giống, 2005 sản xuất 882 triệu con.

-          Giống tôm: 40 cơ sở sản xuất, thuần dưỡng 1,6 tỷ con giống/năm

-           Cá cảnh:  116 cơ sở sản xuất giống, hàng năm sản xuất 34 triệu con.

-          Giống ếch: 17 cơ sở sản xuất, cung cấp trên 2 triệu con giống năm.

-          Ba ba: đàn ba ba của thành phố đạt 500.000 con , trong đó có 300.000 con giống.

-   Cá sấu: tổng đàn cá sấu của thành phố đến cuối năm 2005: 78.534 con  (trong đó: 2.800 con bố mẹ).

-     Các loại bò sát thông thường: 132.078 con ( 17 loài).

-     Đàn gấu đã gắn chíp điện tử để quản lý, khai thác mật: 466 con

-    Đàn trăn giống có 6.989 con trăn đen, 2.342 con trăn vàng, sinh sản trong năm 15.738 con.

-    Các loại vật nuôi khác như: dê, thỏ…phát triển nhanh phục vụ yêu cầu thay thế chăn nuôi gia cầm.

2.1.5. Các dự án khác đang triển khai:

          Đã xây dựng và đưa vào sản xuất các dự án sản xuất giống như dự án xây dựng trại giống Đồng Tiến 2 ở Củ Chi (43 ha, công suất 1 triệu giống cây ăn trái, 6 tấn hạt giống/năm), 2 dự án nhân giống dứa Cayene (58 ha), sản xuất chồi giống dứa (Công ty Cây trồng thành phố: 5 triệu chồi/năm), Vườn ươm cây giống lâm nghiệp ở Nhị Xuân (4 ha), nhập giống hoa lan; đang xây dựng 2 trại sản xuất giống thủy sản ở Củ Chi (13,5 ha), Cần Giờ (1,45 ha), xây dựng các cơ sở quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, trạm kiểm dịch thực vật nội địa, trạm kiểm dịch thủy sản …

2.2. Chương trình phát triển “ 2 cây, 2 con”:

2.2.1. Chương trình phát triển rau an toàn:

-         Đến nay thành phố đã có 2.114,6 ha đất canh tác đã được thẩm định vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn tại 40 phường xã, trong đó vùng rau an toàn có diện tích 1.879,8 ha, chiếm tỉ lệ 88,9%.

-         Diện tích gieo trồng rau an toàn đến tháng 12/2005 đạt 8.200 ha (năm 2004: 4.390 ha/KH 4.000 ha, năm 2003: 1.636 ha).

2.2.2. Chương trình Dứa Cayene:

-         Đến tháng 8/2005, diện tích trồng dứa Cayene đạt 557,2 ha. Dự kiến cuối năm 2005: 980 ha. UBND thành phố đã phê duyệt 4,7 tỉ đồng nhằm hỗ trợ giá giống cho 400 ha dứa trồng mới tại Công ty Cây trồng thành phố và nông dân huyện Bình Chánh giai đoạn 2003 - 2005.

            - Công ty cây trồng Thành phố đang chuyển trồng dứa cayene Thái lan có chất lượng, năng suất ổn định và phù hợp cho chế biến nước dứa cô đặc do màu sắc và độ ngọt được thị trường ưa chuộng; hiện có một số tỉnh đặt hàng mua giống này. Hướng tới Công ty sẽ phát triển mạnh giống này để cung cấp giống cho các tỉnh có nhu cầu.

2.2.3. Chương trình phát triển bò sữa:

Chương trình phát triển bò sữa đã hoàn thành các mục tiêu đề ra:

 

 

Chỉ tiêu

 

Đơn vị

Kế hoạch

Thực hiện

Chỉ tiêu

Tăng b/q   %/năm

Thực hiện

Tăng b/q   %/năm

Tổng  đàn

Con

50.000

14.5

56.000

17.54

Cái vắt sữa

Con

22.000

13.5

26.000

16.36

Con giống hàng hóa phục vụ thị trường (con)

Con

14.000

32

14.518

32.41

Năng suất sữa/con

Kg/năm

4.200

2.6

4.900

6

Sản lượng sữa hàng hóa

tấn

91.000

16

129.000

27

Diện tích trồng cỏ

ha

1.500

54,7

1.889

62.07

 

-         Các chương trình, dự án phục vụ phát triển bò sữa đang được triển khai: Chương trình thú y; Chương trình kiểm tra 3 bệnh truyền nhiễm, dự án quản lý và nâng cao chất lượng bò sữa xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, xây dựng trạm thú y bò sữa ở Củ Chi ...

2.2.4. Chương trình phát triển thủy sản:

-         Diện tích thả nuôi tôm sú năm 2005 là: 6.165 ha, tăng bình quân 17,6%/năm, riêng diện tích khu vực nuôi công nghiệp và bán công nghiệp tăng 53,3%/năm. Sản lượng thu hoạch 2005:  8.509 tấn, tăng bình quân 62,1%/năm. Các hoạt động dịch vụ ngành thủy sản tăng 27%/năm.

-         Các chương trình, dự án đang triển khai: thủy lợi các vùng nuôi tôm ở Cần Giờ, Nhà Bè đạt 70% tổng diện tích; xây dựng và đưa vào hoạt động Trạm Kiểm dịch thủy sản Cần Giờ.

-         Đang xây dựng mô hình thực hành nuôi tôm tốt (GAP) và triển khai nhiều mô hình nuôi thủy đặc sản khác có giá trị cao như  hàu, cá bống mú...tận dụng mặt nước trên sông rạch Cần Giờ và phát triển mạnh cá cảnh vùng đô thị và huyện ngoại thành khác.

-         Diện tích nuôi tôm càng xanh đến nay khoảng 80 ha, sản lượng 100 tấn.

-    Diện tích mặt nước thả nuôi thủy sản năm 2005 đạt 9.898 ha, tăng 6,9% so cùng kỳ 2004. Sản lượng thu hoạch đạt 32.310 tấn, tăng 2,8% so 2004. Trong đó nuôi thủy sản nước ngọt đạt 6.240 tấn bao gồm cá nước ngọt và thủy sản nước ngọt khác. Sản lượng thủy sản nuôi nước lợ, mặn đạt 26.070 tấn, bao gồm 16.200 tấn nghêu sò, 8.509 tấn tôm sú và thủy sản khác.

2.3. Chương trình phát triển hoa - cây kiểng – cá cảnh:

-         UBND thành phố đã có Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển trồng hoa - cây kiểng - cá cảnh giai đoạn 2004-2010 (QĐ 718/QĐ-UB ngày 25/2/2004) với mục tiêu đến năm 2010: xây dựng vùng trồng hoa - cây kiểng 1.200 ha; cá kiểng: 30 triệu con (năm 2005: 20,5 triệu con).

- Năm 2005: Tổng diện tích trồng hoa – cây kiểng: 848,5 ha, trong đó: diện tích gieo trồng cây hoa kiểng ( hoa nền) 573 ha;  diện tích trồng lan 50 ha, diện tích trồng mai: 225,5 ha, trong đó mai vàng 221 ha, tập trung ở quận Thủ Đức (94 ha), quận 12 (53,5 ha), quận 2 (26,7 ha).

2.4. Chuơng trình Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn:

-         Đến tháng 11/2005: dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn đã thực hiện xong 71 trạm cấp nước tập trung, 744 giếng khoan lẻ, 399 bể lọc sắt, 200 bồn chứa nước và 11.600 lu chứa nước. Tổng vốn ngân sách đầu tư đã thực hiện 108,14 tỉ đồng, cung cấp nước sạch cho gần 29.300 hộ gia đình (khoảng 159.000 người) với mức 60 lít/người/ngày.

-         Đã triển khai các dự án vệ sinh môi trường nông thôn tại 43 phường xã với kinh phí ngân sách hỗ trợ 3,56 tỉ đồng.

 

3. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng:

-         Năm 2005, tổng diện tích rừng trên địa bàn thành phố đạt 35.500 ha, bao gồm 30.649 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và 4.851 ha rừng sản xuất (kể cả 491 ha rừng do Sư đoàn 9 - Ban Chỉ huy quân sự thành phố quản lý và 2.000 ha rừng do dân tự trồng).

-         Tình hình quản lý bảo vệ rừng tại các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi ổn định, ít xảy ra vi phạm về phá rừng, lấn chiếm gây thiệt hại rừng; công tác phòng chống cháy rừng phòng hộ được tổ chức tốt đã không để xảy ra cháy rừng. Trong năm 2005, Chi cục Phát triển lâm nghiệp đã sản xuất và cung cấp 316.058 cây cho các đơn vị và địa phương phục vụ chương trình trồng cây phân tán, đồng thời tiếp nhận, tổ chức quản lý 94 ha rừng phòng hộ Nông trường Lê Minh Xuân và 165 ha rừng, đất rừng của Trạm Nghiên cứu thực nghiệm rừng ngập mặn thuộc Trung tâm NCKHKT và Khuyến nông.

-         Thực hiện chủ trương của UBND thành phố, huyện Cần Giờ đã tiến hành mua lại 426 ha rừng trồng tự túc của các hộ dân để bổ sung vào quĩ rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Cần Giờ. Nâng giá tiền công khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng ở Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh từ 185.000 đồng/ha/năm lên mức bình quân 316.000 đồng/ha/năm.

-         Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong 5 năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình vi phạm về phá rừng, lấn chiếm, gây thiệt hại rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm nhiều về số vụ và qui mô; Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ phát triển rừng và động vật hoang dã. Hàng năm, đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng theo Chỉ thị số 12/CT-TTg và số 21/CT-TTg của Chính phủ.

-         Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng khu rừng sinh thái 3 miền và Hồ mô phỏng biển Đông tại khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, Củ Chi; tiếp tục đầu tư xây dựng dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, nâng cấp Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Tân Tạo, xây dựng và đưa vào khai thác vườn giống lâm nghiệp Nhị Xuân. Hàng năm thực hiện tốt các công tác: Hội thi Môi trường xanh, phong trào trồng cây phân tán; tổ chức lễ trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ.

 

4. Kết quả sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các quận, huyện có nhiều chuyển biến tích cực góp phần phát triển nông thôn ngoại thành:

4.1. Kết quả sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp:

4.1.1. Huyện Củ Chi:

¨   Năm 2005, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt 627,5 tỉ (giá cố định 1994), tăng 2,4% so năm 2004, trong đó trồng trọt đạt 344,5 tỉ, tăng 1,2%; chăn nuôi đạt 186,2 tỉ, tăng 2,4%; thủy sản đạt 5,2 tỉ, dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng 6,3% so năm 2004.

-     Diện tích gieo trồng cây hàng năm 24.453 ha, giảm 10% so năm 2004, trong đó lúa 22.202 ha (giảm 11%); rau đậu 3.067 ha (giảm 4%); cây công nghiệp: 1.830 ha (diện tích đậu phộng 1.485 ha), cây hàng năm khác: 1.824 ha (trong đó đồng cỏ 1.580 ha, tăng 241 ha); diện tích trồng hoa kiểng 145 ha (trong đó có 100 ha cây thắt bím của Công ty Fosaco).

-     Đàn heo của huyện hiện có 63.023 con (tăng 3,7%), đàn bò sữa 21.565 con (tăng 19,4%), đàn cá sấu 16.843 con.

¨  Trong 5 năm 2001 - 2005: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,39%/năm; trong đó trồng trọt tăng 1,1%/năm; chăn nuôi tăng 6,5%/năm; lâm nghiệp tăng 15,6%/năm, thủy sản tăng 2,8%/năm, các hoạt động dịch vụ nông nghiệp tăng 6,8%/năm. Đàn bò sữa tăng 3,75 lần so năm 2001 (5.746 con).

4.1.2. Huyện Hóc Môn:

¨   Năm 2005: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 209,9 tỉ (giá cố định 1994), tăng 3,87% so năm 2004, trong đó trồng trọt đạt 74,29 tỉ, giảm 8,3%, chăn nuôi đạt 135,2 tỉ, tăng 12%, thủy sản đạt 0,4 tỉ.

-   Diện tích gieo trồng lúa cả năm là 2.913 ha, giảm 11,5% so năm 2004; rau các loại 1.004 ha, xấp xỉ 2004.

-   Chăn nuôi bò sữa tiếp tục phát triển, tổng đàn bò sữa: 18.093 con, tăng 17,6%; heo: 32.748 con, giảm 1,8%.

¨   Giai đoạn 2001 - 2005: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 9%/năm; diện tích trồng lúa giảm bình quân 10,2%/năm; diện tích trồng rau giảm 4%/năm; đàn heo tăng 2,7%/năm, đàn bò sữa tăng bình quân 6,5%/năm.

4.1.3. Huyện Bình Chánh:

¨   Năm 2005: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn huyện đạt 276,1 tỉ (giá cố định 1994), đạt 87,8% kế hoạch 2004. Diện tích gieo trồng cây hàng năm 17.138 ha, trong đó diện tích trồng lúa 11.835 ha, rau 2.590 ha (tăng 9,9%), mía 2.219 ha. Tổng đàn trâu, bò 7.564 con, tăng 27,2% (trong đó trâu: 1.582 con, bò: 5.982 con), đàn bò sữa 2.010 con (đang vắt sữa: 970 con); đàn heo 21.479 con, tăng 38% so năm 2004.

4.1.4. Quận Bình Tân:

¨   Năm 2005: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn huyện đạt 43,44 tỉ (giá cố định 1994), tăng 4,45% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây hàng năm 502 ha, trong đó diện tích trồng lúa 429 ha, rau 34 ha. Tổng đàn trâu, bò 2.454 con (trong đó trâu: 206 con, bò: 2.248 con), đàn bò sữa 1.116 con (đang vắt sữa: 437 con); đàn heo 21.734 con.

4.1.5. Huyện Nhà Bè:

¨    Năm 2005: giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn huyện đạt 202,93 tỉ đồng (giá cố định 1994), tăng 10,53% so năm 2004. Trong đó, trồng trọt đạt 12,2 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 6% với diện tích gieo trồng lúa là 1.221 ha. Chăn nuôi đạt 56,9 tỉ, chiếm tỉ trọng 28%, ngư nghiệp đạt giá trị 139,19 tỉ, chiếm tỉ trọng 65,6%.

¨  Giai đoạn 2001 - 2005 : giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 64%/năm, chủ yếu nhờ phát triển và chuyển đổi nuôi tôm sú. Diện tích trồng lúa giảm bình quân 847 ha/năm, diện tích nuôi tôm sú năm 2000 chỉ có 6,5 ha nuôi dạng bán công nghiệp (23 hộ), đến năm 2005 đã có 850 ha với 200 ha nuôi công nghiệp, 650 ha nuôi bán công nghiệp (832 hộ nuôi), sản lượng 1.839 tấn (năm 2000: 2,6 tấn).

4.1.6. Huyện Cần Giờ:

¨   Năm 2005: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 713,4 tỉ, tăng 3,8% so năm 2004, trong đó nông nghiệp giảm 6,7%, thủy sản tăng 4%.

-     Diện tích gieo trồng cây hàng năm 789 ha, giảm 12,6% so năm 2004, trong đó diện tích trồng lúa 717 ha. Đàn heo trong năm có 4.707 con, tăng 14,8%.

-     Diện tích nuôi tôm sú 5.315 ha, tăng 7,2% so năm 2004, riêng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp 1.227 ha. Sản lượng tôm sú trong năm 2005 đạt trên 6.670 tấn, tăng 7,2%.

-     Nuôi nghêu sò: 2.800 ha, đạt sản lượng 16.200 tấn.

-     Sản lượng muối vụ 2004 - 2005 đạt 86.860 tấn, tăng 19% so 2004.

¨   Giai đoạn 2001 - 2005:

-   Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 78,4%/năm, trong đó nông nghiệp giảm bình quân 2,6%/năm; thủy sản tăng bình quân 95%/năm.

-     Diện tích nuôi tôm sú tăng 2.582 ha, trong đó diện tích nuôi bán công nghiệp tăng 10,7 lần (780/73 ha); nuôi công nghiệp tăng 842 ha (852/10 ha), nuôi ruộng tăng gần 4 lần; sản lượng tôm sú tăng 8,8 lần, số hộ nuôi tôm sú tăng 2,9 lần (3.523/1.212 hộ).

4.1.7. Quận 2:

¨    Năm 2005: diện tích gieo trồng lúa cả năm là 175 ha, giảm 32% so cùng kỳ 2004. Diện tích trồng rau các loại trong năm là 42 ha, giảm 13 ha, chủ yếu là rau ăn lá và rau muống nước, diện tích trồng hoa kiểng 25 ha, sen 32 ha. Tổng đàn heo của quận là 12.600 con, tăng 53% so 2004. Tổng đàn cá sấu trên địa bàn quận đến nay đạt 2.500 con. Đàn ba ba đạt 10.000 con.

¨   Giai đoạn 2001 - 2005: diện tích trồng lúa, rau giảm rất nhanh, đàn heo tăng bình quân 10%/năm (12.600/8.400 con)

4.1.8. Quận 7:

¨    Năm 2005: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3,6 tỉ đồng, giảm 22,8% so năm 2004. Diện tích gieo trồng cây hàng năm 53 ha (lúa); đàn bò có 41 con, heo: 987 con (giảm mạnh so năm 2004: 2.564 con).

¨    Giai đoạn 2001 - 2005: giá trị sản xuất nông nghiệp giảm bình quân 9,3%/năm do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh.

4.1.9. Quận 9:

¨   Năm 2005: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 64,4 tỉ, giảm 1,54% so năm 2004.

-     Diện tích gieo trồng cây hàng năm 951 ha, giảm 37% so năm 2004, trong đó lúa 652 ha (giảm 43%), rau đậu và các loại hoa màu 155 ha (giảm 17,5%), diện tích trồng sen 90 ha ... Trong năm đã cải tạo 3,2 ha và trồng mới 67,9 ha cây ăn trái, nâng tổng diện tích cây ăn trái đến nay là 1.397,6 ha.

-     Đàn bò sữa có 483 con, heo 12.690 con, ba ba 20.000 con. Diện tích nuôi thủy sản 170,5 ha (nuôi tôm sú 10,6 ha, nuôi cá 159,3 ha, trong đó sản xuất cá giống: 6,5 ha).

¨   Giai đoạn 2001 - 2005: 

-     Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm bình quân 1,8%/năm.

-     Diện tích trồng lúa giảm bình quân 970 ha/năm; diện tích nuôi thủy sản tăng 6%/năm. Đàn heo giảm 3,2%/năm …

4.1.10.                     Quận 12:

¨    Năm 2005: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 62 tỉ (giá cố định 1994), giảm 0,7% so năm 2004, trong đó trồng trọt chiếm 22,4%, chăn nuôi 72,7%, thủy sản 0,97% …

-       Diện tích gieo trồng cây hàng năm 1.074 ha, trong đó diện tích trồng rau đậu 818 ha, đồng cỏ 52 ha, hoa cây kiểng 154 ha ...

-       Đàn bò sữa có 8.380 con, heo 8.687 con.

¨   Giai đoạn 2001 - 2005:

-     Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm.

-     Diện tích trồng lúa giảm gần hết (còn 15 ha); diện tích trồng rau tăng 50 ha.

-     Đàn heo giảm bình quân 8%/năm; đàn bò sữa tăng 6,34%/năm.

-     Đã hình thành và phát triển làng nghề nuôi và chế biến da cá sấu.

4.1.11.                     Quận Thủ Đức:

¨     Năm 2005: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp ước đạt 38 tỉ (giá cố định 1994), giảm 5% so cùng kỳ năm 2004, trong đó: trồng trọt 17,8 tỉ (46,8%), chăn nuôi 16 tỉ (42%).

-      Diện tích gieo trồng cây hàng năm 787 ha, trong đó diện tích lúa: 37 ha, rau đậu 722 ha, kiểng 4 ha, sen 9 ha ...Đàn bò sữa có 965 con, heo 7.510 con.

¨   Giai đoạn 2001 - 2005:

-     Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm bình quân 2,3%/năm.

-   Diện tích trồng lúa hàng năm giảm rất nhanh (năm 2000: 1.143 ha; năm 2005: 37 ha), đã duy trì và phát triển nghề trồng hoa, kiểng.

 

4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các huyện ngoại thành có nhiều chuyển biến tích cực.

                                                                                     Đơn vị: %

Ngành

Huyện

Cộng

Củ Chi

Hóc Môn

Bình Chánh

Nhà Bè

Cần Giờ

Theo Nghị quyết

Thực hiện

Nông nghiệp

18.37

14.9

26.5

26.8

71.5

38

28.81

Công nghiệp, TTCN

69.6

56.4

59.2

5.1

7.1

46

47.99

Thương mại, Dịch vụ

12.1

28.7

14.3

68.1

21.5

16

23.19

 

4.3.          Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

¨ Những loại cây, con mang lại thu nhập cao cho nông dân, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất;

 

Loại cây, con

Đơn vị

Thu nhập bình quân ( triệu đồng)

Hoa, kiểng

Ha/năm

150 – 500

Rau an toàn

Ha/năm

150 – 180

Tôm sú công nghiệp

Ha/năm

140

Tôm sú bán công nghiệp

Ha/năm

70

Bò sữa

20 con/hộ

60

¨ Nâng cao hiệu quả sản xuất thực tế bình quân trên 1 hecta diện tích nuôi trồng.

 

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

1. Không tính diện tích rừng, vườn tạp, đất đã chuyển mục đích sử dụng…

DT ( ha)

80.339

73.701

67.109

63.025

61.966

59.135

GTSX ( tỷ đồng)

2.524

2.790

2.915

3.244

3.418

3.780

GTSX bình quân/ha

 ( triệu đồng )

31,41

37,86

43,44

51,47

55,17

63,92

2. Tổng quỹ đất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp  theo báo cáo của sở TN –MT

DT ( ha)

130.720

126.948

125.252

126.307

124912

123.517

GTSX bình quân/ha

 ( triệu đồng )

19,31

21,98

23,28

25,68

27,37

30,60

 

4.4.          Nông thôn ngoại thành có nhiều khởi sắc:

   Vùng nông thôn ngoại thành đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu nâng cấp, tăng khả năng khám chữa bệnh của mạng lưới y tế cơ sở và chương trình y tế cộng đồng; đã hoàn thành phổ cập giáo dục bật trung học cơ sở.

 

- Đã có  100% xã - phường Thị trấn và 99,9% hộ dân ngoại thành được cấp điện từ lưới điện quốc gia, trên 91% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

- Năm 2004, chương trình Vệ sinh môi trường nông thôn cũng đã được ngân sách thành phố đầu tư hỗ trợ 100 tr/ phường, xã cho thêm 12 phường xã, nâng tổng số phường xã đã thực hiện dự án VSMT nông thôn từ năm 2001 đến nay là 43 phường xã.

4.4.1     Về kinh tế tập thể:

            Năm 2005: địa bàn thành phố có 18 HTX và Liên hiệp HTX đang hoạt động (3.432 xã viên); 257 tổ hợp tác (nông nghiệp: 227, thủy sản: 30), các HTX khác tạm ngưng hoạt động hoặc tiến hành các thủ tục giải thể. Trong năm đã hỗ trợ địa phương xúc tiến thành lập 3 HTX tại các xã Phú Hòa Đông (HTX làng nghề), xã Trung Lập Hạ (HTX Ba lúa vàng), xã Tân Quí Tây, Bình Chánh (HTX rau an toàn), xây dựng 7 tổ hợp tác sản xuất muối tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ

-         Các loại hình hợp tác khác vẫn tiếp tục phát triển như Câu lạc bộ khuyến nông (120 CLB), CLB Chăn nuôi bò sữa, CLB nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, các hội, chi hội ngành nghề như trồng hoa, cây kiểng, nuôi thủy sản …

-         Thành phố đã tổ chức sơ kết tình hình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo tinh thần Nghị quyết số 13 NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa IX và chương trình hành động của Thành ủy.

-         Các Sở ngành, địa phương đã quan tâm đầu tư nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể nhưng nhìn chung kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn ngoại thành còn có nhiều hạn chế: qui mô nhỏ, năng lực và nội lực các tổ chức HTX, tổ hợp tác còn yếu, hiệu quả hoạt động thấp; chưa tiếp cận được các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước do không có tài sản thế chấp, vốn góp của xã viên rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển.

4.4.2    Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi:

Phong trào ở ngoại thành ngày càng tăng về số lượng và hiệu quả; nhiều hộ đã phát triển qui mô sản xuất dạng trang trại kinh tế hộ, nhiều hộ có qui mô trên 40 bò sữa hoặc trên 1.000 heo ... và thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

-    Đến cuối năm 2005, thành phố đã có 5.671 trang trại (tăng 1.016 trang trại so năm 2004), lĩnh vực trồng trọt có 75 trang trại (tăng 5 trang trại); trang trại chăn nuôi 2.620 trang trại (tăng 1.007 trang trại); trang trại nuôi thủy sản 1.124 trang trại và 1.352 trang trại kinh doanh tổng hợp.

4.4.3     Về xây dựng 3 xã theo mô hình phát triển CNH, HĐH, HTH và dân chủ hóa tại các xã Thái Mỹ (Củ Chi), Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), Bình Chánh (Bình Chánh):

-         Hoàn thành cơ bản 10/13 chỉ tiêu: không có hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo dưới 5% (tiêu chí cũ); tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch; sử dụng điện; phổ cập PTCS, giới thiệu việc làm; tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (<1,2%), trẻ em được tiêm chủng mở rộng (100%); trẻ em suy dinh dưỡng (dưới 7%/KH 15%); hộ gia đình văn hóa mới; thực hiện tốt qui chế dân chủ và Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

-         Một số tồn tại đang phấn đấu khắc phục để hoàn thành, tổng kết trong năm 2006: xã Thái Mỹ có tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người còn thấp (theo chỉ tiêu mới: 6 triệu đồng/người/năm); một số công trình hạ tầng (đường giao thông nông thôn, trung tâm văn hóa TDTT xã …) chưa đầu tư hoặc tiến độ chậm.

4.4.4     Về xây dựng 4 làng nghề (đan đát, xã Thái Mỹ; bánh tráng, xã Phú Hòa Đông; nuôi và chế biến da cá sấu, quận 12; nghề muối, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ):

-         Các làng nghề tiếp tục hình thành và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, được hỗ trợ vốn vay theo chương trình 419/UB, nguồn nguyên liệu và sản phẩm tiêu thụ tương đối ổn định (trừ sản phẩm muối ở Cần Giờ).

-         Các làng nghể chưa có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị (chủ yếu còn sản xuất thủ công), thu nhập lao động các làng nghề nhìn chung còn thấp.

4.4.5    Về thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân:

-         Trong năm 2005, các quận huyện đã phê duyệt 30 đề án hỗ trợ lãi suất theo chương trình 419/UB, nâng tổng số đề án thực hiện chương trình 419 lên 71 đề án với tổng vốn đầu tư 899,67 tỉ đồng, trong đó vốn vay có hỗ trợ lãi suất (diện XĐGN: 7%/năm, hộ thường: 4%/năm) là 436,54 tỉ đồng cho 11.383 hộ nông dân (6.265 hộ XĐGN). Đến tháng 12/2005, các ngân hàng đã giải ngân 376,6 tỉ đồng, ngân sách thành phố đã hỗ trợ lãi vay 4,36 tỉ đồng.

-         Trong 2 năm 2004, 2005, ngân sách thành phố cũng đã chi hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi, sản xuất kinh doanh gia cầm phòng chống dịch cúm, khắc phục hậu quả, chuyển đổi ngành nghề, di dời cơ sở ra các tỉnh.

-         Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đã tiếp tục thực hiện chương trình cho vay theo chủ trương của Chính phủ (Nghị quyết 09/2000/NQ-CP) về một số chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, đồng thời tích cực tham gia chương trình kích cầu thông qua các dự án đầu tư.

5.               Kết quả công tác  quản lý nhà nước chuyên ngành.

5.1.     Về công tác chỉ đạo, điều hành của Sở;

5.1.1. Công tác quy hoạch - kế hoạch :

-         Đã xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình công tác của ngành và của Sở, phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Ban giám đốc Sở và các đơn vị trực thuộc nhằm thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố, Quyết định của UBND thành phố và nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thủy sản giao trong năm 2005, xây dựng kế hoạch ngành năm 2006 và kế hoạch 5 năm ngành Nông nghiệp và PTNT 2006 - 2010.

-         Định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá và thống kê tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp của các quận huyện có sản xuất nông nghiệp và các đơn vị trực thuộc. Đã tổ chức sơ kết, đánh giá thực hiện chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, phát triển dứa Cayene, rau an toàn, nuôi bò sữa, nuôi tôm; tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình nước sạch và VSMT nông thôn; sơ kết 3 năm thực hiện dự án phát triển nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH, HTH và dân chủ hóa ...; sơ kết thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ngoại thành.

-         Phối hợp với các quận huyện, các Sở ngành liên quan nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố đến năm 2010, điều chỉnh và bổ sung qui hoạch thủy lợi - tiêu thoát nước thành phố; điều tra, khảo sát, xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản; chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020; chương trình phát triển nuôi và chế biến cá sấu, ba ba … triển khai thực hiện chương trình trồng hoa - cây kiểng - cá cảnh đến năm 2010 theo Quyết định phê duyệt của UBND thành phố.

5.1.2. Công tác quản lý đầu tư XDCB

-         Tổ chức thực hiện công tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Quyết định số 109/QĐ-UB và sự phân công của thành phố; đảm bảo thời gian và qui định trong công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án nhóm C; đề cương, dự toán công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán, tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu …

-         Trong năm 2005, ước kết quả thực hiện giá trị xây lắp đến cuối năm 2005 khoảng 310,27 tỉ, đạt 66,4% kế hoạch (Số liệu chi tiết xem Biểu phụ lục 6). Cụ thể:

+               Các công trình chuyển tiếp (11 công trình): thực hiện 158,96 tỉ/KH 198,27 tỉ, đạt 80,17% kế hoạch.

+               Các công trình khởi công mới ước thực hiện 2,7 tỉ/KH 2,4 tỉ, vượt kế hoạch.

+               Các dự án chuẩn bị xây dựng (2 dự án): thực hiện 144 tỉ/KH 266 tỉ, trong đó dự án đầu tư hạ tầng Khu chế biến thủy sản (Trung tâm Thủy sản thành phố) thực hiện 140 tỉ/KH 260 tỉ do nguồn vốn đền bù chưa cấp phát kịp.

-         Trong 5 năm 2001 - 2005, thành phố đã tăng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn ngoại thành, riêng vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp do Sở quản lý:

+               Năm 2001: thực hiện 129,2 tỉ/ KH 160,6 tỉ.

+               Năm 2002: thực hiện 292,6 tỉ/ KH 343,6 tỉ.

+               Năm 2003: thực hiện 103,8 tỉ/ KH 111,9 tỉ.

+               Năm 2004: thực hiện 125 tỉ/KH 337,1 tỉ.

+               Năm 2005: thực hiện 310,27 tỉ/KH 448,12 tỉ.

Nhìn chung tiến độ thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2005 còn chậm, nhất là các công trình, dự án có qui mô lớn như Trung tâm Thủy sản thành phố ở Nhà Bè, Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Quản lý, Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi; Đê bao bờ hữu ven sông Sài Gòn, dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước lên, kể cả các trại giống thủy sản được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước.

5.1.3. Về chỉ đạo thực hiện chủ trương của TW và thành phố:

Trong năm 2005, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu và giúp UBND thành phố tổ chức, triển khai thực hiện tốt các công tác như:

+                          Thường trực và triển khai các hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người: thực hiện việc tái cấu trúc lại ngành chăn nuôi gia cầm, xây dựng và hình thành chuổi đồng bộ từ khâu nuôi, vận chuyển giết mổ tập trung với lưu thông kinh doanh sản phẩm có bao bì, thương hiệu đảm bảo an toàn dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm.

+                          Thường trực và triển khai công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố: tham mưu giải quyết tốt các công việc thường xuyên cũng như các tình huống bất thường để hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả; tổ chức thu và sử dụng quĩ Phòng chống lụt bão đạt hiệu quả cao.

+                          Thường trực và triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng theo Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg, số 21/TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND thành phố.

+                          Đã tổ chức triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước về VSAT thực phẩm; kiểm dịch giống thủy sản (nhất là giống tôm sú); quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi; kiểm tra dư lượng hóa chất và thuốc trừ sâu trong rau quả, nông sản; kiểm tra, kiểm soát lâm sản và động vật hoang dã, quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ (nhất là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ) ...

+                          Tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền, vận động nông dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thực hiện các qui định của Nhà nước; qui trình, qui phạm chuyên ngành về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông lâm sản, kiểm tra chất lượng hàng hóa về thức ăn gia súc, phân bón ...

5.1.4. Về chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, khuyến nông:

-     Đã tập trung vận động, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, chuyển đổi sản xuất sau dịch cúm (phát triển chăn nuôi dê, thỏ, ếch …) đồng thời hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất để giảm giá thành (bò sữa, rau an toàn, tôm sú …), sản xuất nông sản sạch (GAP).

-     Tiếp tục chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất như:

§ Qui trình IPM phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên rau, lúa.

§ Phương pháp phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả bằng công nghệ của Đài Loan, Thái Lan (GT Test Kit).

§ Nuôi và phóng thích ong ký sinh trừ bọ dừa Brontispa Longissima Gestro.

§ Ứng dụng phương pháp BLUP trong việc đánh giá hệ số di truyền đàn heo thành phố, công nghệ truyền cấy phôi để sản xuất và nhân giống bò sữa cao sản …

§ Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu rừng, quản lý sản xuất, phòng trừ dịch hại và trong công tác thủy lợi …

-  Về hoạt động khuyến nông:

-         Trong năm 2005: Trung tâm NCKHKT và Khuyến nông đã tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học thực hiện chương trình chuyển đổi ngành nghề sau dịch cúm gia cầm, chuyển đổi đất trồng lúa để trồng cây khác và nuôi thủy sản để nâng cao hiệu quả và thu nhập cho nông dân, tiếp tục thúc đẩy các chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, phát triển hai cây hai con, hoa cây kiểng … Hoạt động khuyến nông từng bước được đổi mới, đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm và chủ yếu tập trung các công tác tập huấn, huấn luyện nông dân; trình diễn, thực nghiệm chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ; tổ chức hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm; hội thi, thông tin tuyên truyền qua truyền hình, đài phát thanh, tài liệu …

-         Trong 5 năm 2001 - 2005: hàng năm đã tổ chức tập huấn, huấn luyện nông dân, bình quân 414 lớp/năm (46.550 lượt nông dân/năm); xây dựng 272 mô hình trình diễn, thực nghiệm, gần 100 cuộc tham quan, học tập khuyến nông cho nông dân …

5.1.5. Hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản:

-         Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành, các quận huyện và doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản như:

+               Tổ chức thực hiện Quyết định 80/TTg của Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng với sự liên kết giữa 4 nhà khá hiệu quả; nhiều mô hình liên kết tiêu thụ nông sản khá chặt chẽ và hiệu quả như tiêu thụ sữa tươi của Vinamilk, tiêu thụ rau sạch (nhất là Trung tâm Sao Việt), sản xuất và tiêu thụ bắp lai của Công ty giống cây trồng miền Nam, nuôi và chế biến da cá sấu ở quận 12 ... Trong tháng 11/2005, đã tổ chức Hội nghị về tiêu thụ nông sản, 23 hợp đồng được các doanh nghiệp, thương nhân trực tiếp ký kết với nông dân.

+               Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Giao dịch thủy sản Cần Giờ; triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Thủy sản thành phố ở Nhà Bè và đang nghiên cứu đầu tư xây dựng Trung tâm Giao dịch, triển lãm sản phẩm nông nghiệp ở huyện Củ Chi.

+               Xây dựng và đưa vào hoạt động trang web và tích hợp với Cityweb, trong đó có trang chuyên về xúc tiến thương mại nhằm cung cấp các thông tin về giá cả, thị trường, các địa chỉ cung cấp giống cây con. Tổ chức thu thập thông tin về giá cả một số mặt hàng nông sản chính tại các chợ đầu mối thành phố (chợ Tam Bình, chợ Hóc Môn, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Tân Phú Trung, An Lạc) và tổ chức thông tin thị trường, giá cả cho các hộ sản xuất, kinh doanh và nông dân ngoại thành dưới hình thức thông tin trên trang web; bên cạnh việc phát hành 4 - 6 bản tin/tháng, Trung tâm NCKHKT và Khuyến nông cũng đã hỗ trợ cho liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung xây dựng trang web để giới thiệu sản phẩm, hoạt động và xúc tiến giao dịch rau an toàn trên mạng. Một số đơn vị trực thuộc Sở đã xây dựng trang web, hệ thống thông tin nội bộ như Trung tâm NCKHKT và Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi …

+               Hàng năm đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức một số phiên chợ giống và vật tư nông nghiệp; tổ chức hội thi triển lãm giống bò sữa, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ do thành phố và các tỉnh tổ chức.

Nhìn chung, hoạt động xúc tiến thương mại nông sản trong thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, phong phú và mang lại hiệu quả đáng khích lệ, đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và tiêu thụ nông sản của thành phố. Thành phố đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho nông dân, các doanh nghiệp những thông tin đầu vào - đầu ra, tiêu thụ nông sản phẩm cho các hộ và cơ sở sản xuất kinh doanh.

5.1.6. Về hoạt động kinh tế hợp tác và đối ngoại:

Trong năm 2005 các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã tích cực quan hệ với các tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm nguồn viện trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đã tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhiều chương trình và tổ chức quốc tế như Tổ chức lương nông thê giới (FAO), chương trình IPM, tổ chức Wildlife At Risk, tổ chức Oxfarm America, Hội Nam Du (Nhật Bản), tập đoàn Yoon Joong (Hàn Quốc) … Ngoài ra, tổ chức AIMF (Pháp) đã cam kết viện trợ 57.000 Euro để xây dựng Trạm cấp nước Hưng Long, huyện Bình Chánh. Các khoản hỗ trợ tuy có giá trị thấp nhưng đã góp phần đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ngoại thành, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý, nhất là điều tra, khảo sát việc gây nuôi, kinh doanh động vật hoang dã, quản lý và phát triển động vật hoang dã trên địa bàn thành phố, huấn luyện IPM và IPM cộng đồng cho các hộ nông dân trồng rau, lúa; xây dựng một số mô hình nuôi tôm sạch ở Cần Giờ …

Đã tiếp và làm việc với nhiều đoàn nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội hợp tác … Kết quả đã thu hút được một số dự án hợp tác hoặc việc trợ như: dự án hợp tác sản xuất và đào tạo công nhân kỹ thuật cao chuyên ngành trồng lan (Trường THKT Nông nghiệp với Tập đoàn Yoon Joong - Hàn Quốc), viện trợ máy móc phục vụ giảng dạy cơ khí nông nghiệp của một công ty Hàn Quốc (Trường THKT Nông nghiệp), hợp tác về chương trình kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với Trường ĐHNN Praha (Cộng hòa Tiệp Khắc); phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức báo cáo chuyên đề về công nghệ chăn nuôi bò sữa ở Israel. Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã làm việc với một số quốc gia có nền Công nghệ sinh học phát triển mạnh như Cuba, Israel, Mỹ, Úc … về hợp tác và phát triển lĩnh vực Công nghệ sinh học của thành phố (Tư vấn lập dự án), đồng thời đối tác kêu gọi vốn ODA đầu tư Dự án Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước lên giai đoạn 2.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức, thực hiện nhiệm vụ do thành phố phân công trong các chương trình hợp tác giữa thành phố với thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), với thủ đô Vien Chan và tỉnh Champasak (Lào) trong các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp như giúp đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, mở các cửa hàng dịch vụ và vật tư nông nghiệp tại các địa phương trên …

Đã xây dựng, triển khai nội dung chương trình hợp tác kinh tế, xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh Tây Ninh, Long An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đồng Nai, Hải Phòng, Đak Nông, Bình Định, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa … trong các lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn; cung cấp giống cây con và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt; phối hợp trong công tác thú y; bảo vệ thực vật; quản lý chất lượng giống, thức ăn gia súc, thú y, phân bón, thuốc BVTV; học tập kinh nghiệm trong công tác khuyến nông, chương trình phát triển hai cây, hai con, phát triển kinh tế tập thể… đặc biệt là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, sản xuất kinh doanh rau an toàn.

5.1.7. Về tổ chức - đào tạo nguồn nhân lực:

-         Tổ chức triển khai, thực hiện tốt kế hoạch chống lãng phí và thực hành tiết kiệm năm 2005, chương trình cải cách hành chính; xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 với 15 sản phẩm (đã được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn - QUACERT đánh giá, cấp giấy chứng nhận ngày 15/12/2005). Tiếp tục tổ chức thực hiện các hệ phần mềm “Quản lý công văn và hồ sơ công việc”, “Hệ thống thông tin kinh tế xã hội” và “Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành” thuộc đề án 112 của Chính phủ.

-         Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện đề án khoán biên chế và kinh phí hành chính, thực hiện Nghị định số 10/CP của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 25/TT-BTC về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu,tiếp tục sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự đối với các đơn vị trực thuộc. Đã tổ chức và đưa vào hoạt động Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố, Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp, Phòng Quản lý đầu tư; hoàn thiện tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc.

-         Tiếp tục thực hiện chủ trương của Trung ương và thành phố về củng cố, sắp xếp các Doanh nghiệp Nhà nước: cổ phần hóa Công ty Sadaco, Công ty Hùng Vương, lập thủ tục phá sản Công ty LDTH Lâm Hà (đã hoàn thành, nộp tòa án), bàn giao xong các vùng kinh tế mới của thành phố cho địa phương quản lý.

-         Triển khai đề án đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách nông nghiệp - nông thôn cấp phường xã; thành lập Công ty TNHH 1 thành viên để thực hiện chương trình hợp tác liên kết đào tạo nghề trồng lan cây kiểng chất lượng cao (Trường THKT Nông nghiệp với Công ty Nông trại - Hàn Quốc); đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh, đào tạo của Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp thành phố.

-         Cán bộ công chức ngành Nông nghiệp và PTNT đã được quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước; tin học, ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ về thú y, kiểm dịch động vật, quản lý kiểm định giống, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, quản lý khai thác công trình thủy lợi, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản …

5.1.8. Về công tác thanh tra, kiểm tra:

-         Trong năm 2005 đã xây dựng, hướng dẫn và triển khai chương trình, kế hoạch thanh tra kinh tế - xã hội, tổ chức và phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các qui định chuyên ngành. Xây dựng và triển khai kế hoạch chống tham nhũng, tiếp và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nông dân, nhân dân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành và cán bộ công chức Sở Nông nghiệp và PTNT.

-         Trong năm đã tập trung công tác thanh kiểm tra việc thực hiện qui chế quản lý đầu tư và xây dựng đối với những dự án, công trình do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ quản đầu tư; thanh kiểm tra việc quản lý và sử dụng một số nguồn thu của ngân sách Nhà nước; thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý Nhà nước.

-         Các lực lượng thanh tra chuyên ngành Thú y, Bảo vệ thực vật, Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Kiểm lâm, Thủy lợi và phòng chống lụt bão … đã chủ động tổ chức thanh tra thường xuyên và định kỳ theo từng lĩnh vực.

-         Nhìn chung hoạt động trong công tác thanh tra, kiểm tra, chống tham nhũng, chống hàng gian, hàng giả, tiếp và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm 2005 đảm bảo được kế hoạch, chất lượng, các qui định pháp luật, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành, nhất là trong các lĩnh vực Thú y, Bảo vệ thực vật, Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Kiểm lâm ...

5.2.        Công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành:

5.2.1. Về hoạt động bảo vệ thực vật:

Chi cục Bảo vệ thực vật đã thường xuyên và định kỳ tổ chức công tác điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình sinh vật hại trên một số loại cây trồng chủ yếu, đồng thời tổ chức, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sinh vật hại. Tiếp tục triển khai Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm tra các hoạt động về sản xuất, lưu thông, sử dụng các loại thuốc.

Trong năm 2005, đã thực hiện tốt công tác quản lý dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản; phân tích, giám định 4631 mẫu rau (trong đó có 2.818 mẫu ở vùng sản xuất rau ngoại thành). Dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả giảm từ 9,71% (2002) còn 1,29% (2005). Đã kiểm tra và công nhận1.880 ha đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và đề xuất để chuyển đổi 235 ha đất trồng rau để trồng các loại cây khác; thực hiện kiểm dịch thực vật định kỳ tại 99 cơ sở (43.157 tấn) và 2 chợ đầu mối Tân Xuân, Tam Bình (334.000 tấn).

5.2.2. Về hoạt động thú y, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật:

-         Chi cục Thú y đã tập trung công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đợt đầu năm và cuối năm 2005, tiêm phòng cho đàn gia súc, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời phối hợp với địa phương và đơn vị liên quan để kiểm tra, xử lý những vi phạm trong công tác giết mổ lậu, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; tiếp tục thực hiện các chương trình xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, thú y hỗ trợ phát triển bò sữa và chương trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật.

-         Trong năm 2005, đã kiểm soát giết mổ trâu bò, heo trên 2,5 triệu con, 12,8 triệu gia cầm, kiểm soát vệ sinh thực phẩm 41.615 tấn, tiêm phòng vaccin các loại 2,03 triệu liều; thực hiện có kết quả chương trình tiêm phòng vaccin cúm gia cầm, thử nghiệm 600.000 liều vaccin Trovac AIV H5.

5.2.3. Về quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

-  Chi cục Quản lý chất lượng và BVNL thủy sản đã tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm dịch giống thủy sản, nhất là giống tôm sú (85% lượng giống thả nuôi); theo dõi và tổ chức phòng chống dịch bệnh tôm ở Cần Giờ, Nhà Bè (bệnh đốm trắng), kiểm tra chất lượng nước tại 11 điểm đầu nguồn để thông báo kịp thời cho các hộ nuôi tôm.

-   Phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản được sản xuất trong nước và xuất nhập khẩu; phối hợp với Trung tâm 4 thuộc Cục Quản lý chất lượng và thú y thủy sản để kiểm tra, giám sát dư lượng thuốc kháng sinh và chất độc hại trong sản phẩm và hàng hóa thủy sản.

-   Tổ chức thực hiện các qui định của UBND thành phố về quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông Tắc, quận 9 (theo Quyết định số 91/2005/QĐ-UB); nghiên cứu, xây dựng chương trình, đề án tái tạo nguồn lợi thủy sản (thả tôm sú ra biển), thực hiện nuôi tôm theo chương trình GAP …

5.2.4. Về quản lý bảo vệ rừng và động vật hoang dã:

-         Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển lâm nghiệp đã phối hợp với địa phương và các chủ rừng tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, nhất là ở các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở Củ Chi, Bình Chánh, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Tổ chức sản xuất, cung cấp trên 316.000 cây trồng phân tán cho 43 đơn vị, địa phương; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản, chặt phá rừng trái pháp luật. Trong năm 2005: số vụ việc vi phạm giảm 7% so năm 2004, diện tích rừng bị thiệt hại 0,12 ha (giảm 78%). Hoàn tất công tác gắn chíp điện tử để quản lý 466 con gấu nuôi.

5.2.5. Công tác quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa về giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón.

Trong năm 2005, các đơn vị chức năng của Sở đã phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, địa phương và các đơn vị liên quan để tiếp tục phổ biến, hướng dẫn, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về giống cây trồng, vật nuôi; việc công bố tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, điều kiện sản xuất kinh doanh giống. Trong năm đã thực hiện:

-         Giống bò sữa: bình tuyển 6.600 con (lũy kế đạt 34.100 con), gieo tinh bò sữa cao sản: 3.000 liều (lũy kế 30.000 liều); xây dựng hệ thống quản lý giống từ cơ sở nông hộ …

-         Giống heo: ứng dụng phương pháp BLUP trong quản lý, đánh giá chất lượng (3.883 con/trên 30.000 con).

-         Giống cây trồng: đã tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng sản xuất và cơ cấu, chủng loại giống cây trồng; tiếp tục theo dõi 120 cây măng cụt, sầu riêng đã bình tuyển trong năm 2004, tổ chức bình tuyển cây xoài (chọn 26 cây để tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng); kiểm tra 15,1 triệu chồi dứa Cayene …

-         Hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón…lập hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa:

+ Phân bón: Đã xác nhận tính phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng cho 94 doanh nghiệp. Riêng năm 2005 đã xác nhận 124 tiêu chuẩn cơ sở cho 32 doanh nghiệp.

+ Thức ăn chăn nuôi: Từ 2002 –2005 đã xác nhận cho 60 doanh nghiệp với 1.393 sản phẩm đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cấp cơ sở.

5.2.6. Về công tác phòng chống lụt bão, quản lý và khai thác công trình thủy lợi:

-         Chi cục Thủy lợi và PCLB đã thực hiện tốt công tác Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố; chủ động tổ chức, phối hợp với các Sở ngành, đơn vị liên quan kiểm tra tình hình chuẩn bị và triển khai công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai tại các quận huyện; kiểm tra chất lượng công trình trước và trong mùa mưa bão, tình hình sạt lở bờ sông để đề xuất thành phố sử dụng quĩ phòng chống lụt bão hỗ trợ các địa phương, đơn vị khắc phục hậu quả, duy tu sửa chữa công trình, mua sắm trang thiết bị phòng chống lụt bão (trên 9 tỉ đồng). Công tác diễn tập về phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn đã được các ngành, địa phương quan tâm và thực hiện khá tốt. Tuy vậy, trong năm 2005, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, đầu năm nắng hạn, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng; cuối năm mưa nhiều, triều cường cao gây ngập và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân ở các vùng thấp ven sông (Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, quận Thủ Đức; phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, quận 12 …). Các quận huyện đã thu quĩ phòng chống lụt bão 6,8 tỉ đồng, giảm 12% so năm 2004.

-         Công ty Quản lý khai thác - Dịch vụ thủy lợi đã tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ và khai thác các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, đặc biệt là điều tiết nước phục vụ tưới, chống hạn vụ Đông Xuân 2004 - 2005. Trong năm đã thực hiện công tác duy tu, sửa chữa công trình và điều tiết nước tưới tiêu phục vụ sản xuất cho 62.500 ha, phối hợp với các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Sở Tài nguyên và Môi trường giải tỏa các hộ lấn chiếm hành lang bảo vệ kênh An Hạ để tiến hành trồng cây bảo vệ công trình; kiểm tra, lập biên bản và đề xuất các biện pháp xử lý để ngăn chặn việc xả nước ô nhiễm ra các công trình thủy lợi.

 

III-          MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1.     Về thành tựu:

¨ Từ năm 2001 đến nay, tăng trưởng nông lâm ngư được duy trì và đạt mức khá cao. Bình quân giai đoạn 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 5,8%/năm.

¨ Cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng của thủy sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt.

¨ Cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, hiện chỉ còn chiếm 6,3%/ tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố.

¨ Sản phẩm nông nghiệp thuộc chương trình “ 2 cây, 2 con” ( trừ dứa Cayene ) đã có bước phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp thành phố. Điểm nhấn nổi bật  là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp với sự phát triển của ngành chăn nuôi, thủy sản, cây rau, hoa kiểng …đã góp phần tích cực trong việc giữ được tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất trong điều kiện giảm diện tích đất canh tác và những thiệt hại to lớn do dịch cúm gia cầm, đồng thời thúc đẩy tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

¨ Phong trào Nông dân sản xuất giỏi ở ngoại thành ngày càng tăng về số lượng và hiệu quả; nhiều hộ đã phát triển qui mô sản xuất dạng trang trại kinh tế hộ. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, năng động, nhất là trong lĩnh vực nuôi tôm sú, bò sữa, rau an toàn, hoa, cây kiểng, cá cảnh, ba ba, cá sấu, sản xuất và dịch vụ giống cây, giống con, thủy sản.

 ¨ Vùng nông thôn ngoại thành đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu nâng cấp, tăng khả năng khám chữa bệnh của mạng lưới y tế cơ sở và chương trình y tế cộng đồng; đã hoàn thành phổ cập giáo dục bật trung học cơ sở; đã có  100% xã - phường Thị trấn và 99,9% hộ dân ngoại thành được cấp điện từ lưới điện quốc gia, trên 91% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

¨ Về hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị chức năng của Sở đã phối hợp tốt với địa phương thực hiện nhiệm vụ; Bảo vệ - phát triển rừng, Phòng chống lụt bão, Bảo vệ nguồn lợi thủy sản... Tập trung chỉ đạo, đầu tư các biện pháp thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh nông sản. Đạt kết quả tốt trong việc sản xuất, sử dụng giống mới, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, quản lý kiểm định giống; kiểm dịch động, thực vật, thủy sản và sản phẩm động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là trong các đợt dập dịch, phòng chống dịch cúm gia cầm trong năm 2004, 2005. Các năm qua, đã tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các website, ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý hành chánh sự nghiệp và nghiệp vụ chuyên ngành.

¨ Các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản (hội thảo, hội chợ, triển lãm về giống, vật tư, sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp …) tiếp tục có bước chuyển biến tích cực. Đã có sự gắn kết giữa: Nông dân - Các doanh nghiệp - Cơ quan quản lý - Các nhà khoa học; phát triển tiêu thụ sản phẩm theo hình thức hợp đồng.

2.     Những tồn tại, hạn chế:

§        Sử dụng tài nguyên con người và đất đai còn rất bất hợp lý: Tốc độ tăng trưởng tuy đạt khá nhưng chưa thật sự  bền vững. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vẫn còn chậm; thể hiện ở một số loại cây trồng có giá trị sản xuất thấp nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao về diện tích và ngược lại.

 

Loại cây trồng

Diện tích gieo trồng (ha)

Cơ cấu

(%)

Giá trị SX bình quân

( triệu đồng/ha)

Hoa, kiểng

848

1,6

70 – 100

Cây TĂGS

1.889

3,6

60

Rau

8.524

16,4

50

Lúa

40.439

78,2

6,7

 

 

§        Năng suất lao động còn thấp: Giá trị sản xuất và GDP tính trên 1 lao động nông nghiệp và trên 1 ha tuy đạt cao so với bình quân chung cả nước nhưng còn thấp so với mục tiêu đạt 50 –100 triệu đồng/ha.

              Năng suất lao động còn kém hơn 3 lần so với  bình quân chung toàn thành phố ( 8,9 triệu đồng so với 27,2 triệu đồng)

§           Chưa tạo được lợi thế về thị trường: Chưa tạo khởi sắc về lợi thế so sánh, khả năng cạnh tranh, khả năng tổ chức sản xuất, cung ứng quy mô lớn về số lượng, chất lượng, đa dạng về chủng loại cho nhu cầu tiêu thụ  sản phẩm nông nghiệp của đô thị lớn. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở nông thôn và trong nông nghiệp phát triển chậm, nhất là kinh tế tập thể..

§        Các dự án đầu tư theo chương trình mục tiêu và hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn sử dụng vốn ngân sách triển khai còn chậm, chưa đúng tiến độ như Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Thủy sản thành phố ở Nhà Bè, Trung tâm Quản lý, Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, các trại giống thủy sản, di dời kết hợp hiện đại hóa sản xuất giống các xí nghiệp chăn nuôi heo, các dự án thủy lợi vùng nuôi tôm Cần Giờ, Nhà Bè, các công trình thủy lợi lớn như Đê bao bờ hữu ven sông Sài Gòn, cơ sở hạ tầng của 3 xã điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa…

3.     Nguyên nhân chủ yếu:

3.1. Về khách quan;

¨ Năm 2005 là năm thứ 3 ngành nông nghiệp đương đầu với dịch bệnh  cúm gia cầm. Vì lợi ích cộng đồng phải chấp nhận chủ trương giảm đàn tối đa để tái cấu trúc lại ngành chăn nuôi trong điều kiện giá trị sản xuất của chăn nuôi gia cầm chiếm 6% giá trị sản xuất toàn ngành và 25% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

¨ Trong 3 năm biến động giá cả vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng cao liên tục trong khi giá bán nông sản tăng không đáng kể.

¨ Thời tiết diển biến thất thường gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.

 

3.1. Về chủ quan;

¨ Chưa có quy hoạch nông nghiệp được phê duyệt, đất nông nghiệp được xác định là đất dự trữ để phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa, chưa xác định được vùng sản xuất nông nghiệp ổn định 5 năm, 10 năm để đầu tư phát triển. Nông dân không yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp.

¨ Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa được tập trung chỉ đạo quyết liệt, thiếu sự đầu tư và phối hợp có hiệu quả của các quận huyện, Tổng Công ty Nông nghiệp và Sở ngành liên quan. Hệ thống thông tin, cập nhật dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch, tiến độ sản xuất phù hợp, xác thực để phản ánh đúng, để làm tốt nhiệm vụ cảnh báo, dự báo còn yếu.

Thành phố có tốc độ đô thị hoá cao, sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, công tác thống kê sản xuất nông nghiệp phục vụ chương trình chuyển dịch còn bộc lộ nhiều hạn chế do phải áp dụng các phương pháp, quy định, các tiêu chí về nông nghiệp sử dụng chung cho cả nước nên chưa phản ảnh đầy đủ sản xuất nông nghiệp tại Thành phố

¨ Công tác quản lý Nhà nước còn hạn chế về năng lực, hiệu quả. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và Sở chưa chặt chẽ; Hệ thống tổ chức của các đơn vị thuộc sở cùng nhân lực đông đảo bao gồm mạng lưới cộng tác viên Khuyến nông, bảo vệ thực vât, Thú y và các hội đoàn thể cấp cơ sở tại huyện, quận, phường - xã đúng ra phải mạnh, phải là chổ vựa của nông dân của các cấp chính quyền cơ sở nhưng do hoạt động tách rời,  phương pháp tổ chức triển khai nghiệp vụ nặng về hành chánh, thường “ dẫm” theo lối mòn nên hao tốn nhiều kinh phí mà hiệu quả chưa đáp ứng nhu cầu được giao.

Việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và giống mới chưa tạo bước đột phá mạnh có tính sáng tạo về cách nghỉ, cách làm trước hết thuộc về tổ chức, nhân lực của hệ thống tổ chức Sở từ người đứng đầu đến các chuyên viên.

¨ Thủ tục đầu tư, XDCB tuy đã có sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều phức tạp; công tác đền bù giải tỏa mặt bằng xây dựng còn khó khăn, mất nhiều thời gian và chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí đầu tư …

4. Một số bài học kinh nghiệm:

 Từ kết quả thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua, đặc biệt là thành công trong chương trình phát triển nuôi tôm sú, nuôi bò sữa đã rút ra 4 bài học thực tiễn để tiếp tục thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian sắp tới như sau:

¨Với thu nhập bình quân của nông dân trồng rau 60 - 100 triệu đồng/ha/năm; các hộ nuôi bò sữa có thu nhập 60 - 170 triệu đồng/năm/hộ; nuôi tôm bán công nghiệp đạt thu nhập 120-140 triệu đồng, nuôi tôm công nghiệp thu nhập 250 - 280 triệu đồng/ha/năm, các hộ trồng hoa, cây kiểng thu nhập trên 200 triệu đồng; các hộ nuôi cá sấu, ba ba thu nhập 150 - 300 triệu đồng/hộ/năm cho thấy “Hiệu quả kinh doanh thực tế là yếu tố động lực quan trọng nhất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nội bộ ngành”.Hiệu quả của việc nuôi tôm sú cao hơn tất cả các loại cây trồng khác, gấp 21 lần so với trồng lúa và gấp 11,5 lần so với trồng trọt nói chung đã thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở Cần Giờ, Nhà Bè.

¨Có thị trường đầu ra đủ lớn và hệ thống tiêu thụ sản phẩm phù hợp để có thể gia tăng nhanh sản lượng mà không hạ thấp giá sản phẩm, ổn định được hiệu quả sản xuất.

¨Đảm bảo cung ứng đồng bộ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp: giống - thức ăn, phân bón, nước - lao động có kỹ thuật - thuốc phòng trị dịch bệnh - thiết bị sản xuất - vốn - đất đai - lao động quản lý có trình độ phù hợp.

¨Cung cấp cho người dân các thông tin kinh tế, kỹ thuật cần thiết; có sự hỗ trợ cụ thể và kịp thời cho hộ sản xuất để có thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh và đạt hiệu quả cao.

 

 

PHẦN II:

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

 NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐỌAN 2006-2010

 

Cơ sở quan điểm phát triển của thành phố trong thời kỳ 2006 –2010 không chỉ chú trọng đến số lượng mà phải quan tâm hơn đến chất lượng của tăng trưởng và phát triển. Mục tiêu về chất lượng phát triển phải đặt ngang hàng với mục tiêu về số lượng. Ngoài yếu tố về chất lượng, thì vấn đề hiệu quả của nền kinh tế cần được quan tâm hàng đầu.

Giai đoạn 2006 –2010 là giai đoạn kinh tế cả nước sẽ hội nhập hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chúng ta sẽ gia nhập tổ chức kinh tế thế giới; sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết mậu dịch tự do với các nước khu vực. Khu vực nông, ngư nghiệp luôn là khu vực nhạy cảm, khả năng “ thắng, thua” ngay trên sân nhà về khả năng và năng lực canh tranh về thương hiệu, giá cả, chất lượng, năng lực tổ chức sản xuất, cung ứng các đơn hàng nông sản khối lượng lớn đang và sẽ là trách nhiệm đè nặng lên đôi vai của chúng ta.

I. NHIỆM VỤ:

Tuy ngành nông nghiệp có tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu GDP của thành phố nhưng nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành là tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất có hiệu quả, bền vững nhằm thu ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập giửa khu vực ngoại thành với nội thành, giửa thu nhập khu vực I với các khu vực khác.

Trên cơ sở dự báo, đánh giá một số mặt thuận lợi, khó khăn. Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là:

1- Xây dựng nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy đặc sản; phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển theo chiều sâu các mô hình và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ kết hợp sản xuất với kinh doanh. Đa dạng hoá và gắn kết  chặt các hình thức xây dựng thương hiệu, xuất xứ, chất lượng đủ sức cung ứng các đơn hàng nông sản khối lượng lớn.

2- Tiếp tục đẩy mạnh chương trình giống cây, giống con chất lượng cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng và định hình các vùng sản xuất giống, hình thành hệ thống sản xuất giống hợp lý với sự tham gia của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, gắn nghiên cứu với ứng dụng chuyển giao; gắn chọn giống, tạo giống, bình tuyển giống với thị trường tiêu thụ, thông qua hình thức kiểm định công nhận giá trị cá thể giống. Từng bước hình thành trung tâm giống của khu vực.

3- Quy hoạch, quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa. Tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm thủy sản thành phố ở Nhà Bè, Khu nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm Công nghệ sinh học, trung tâm giao dịch và triển lãm hoa, cây kiểng, rau an toàn ở Củ chi và các dự án thủy lợi trọng điểm.

4- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, mở rộng phạm vi hoạt động và tăng tỷ trọng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho vùng nông thôn. Từng bước hình thành phương thức liên kết sản xuất, kinh doanh nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ - tiêu thụ trên địa bàn nông thôn. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn; đặc biệt là những làng nghề gắn du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu.

5-  Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm huy động các thành phần kinh tế, các chuyên gia thực hiện có hiệu quả chương trình p[hát triển công nghệ sinh học, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao và nông sản chủ lực của thành phố.

6- Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mổi đơn vị sản xuất.

7- Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn thành phố.

8- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch hại cây trồng. Chú trọng vấn đề xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất kháng sinh, kích thích tăng trưởng có hại trong nuôi trồng.

9- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc tốt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, quản lý, bảo vệ tốt khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

 

II.              MỤC TIÊU:

1. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng từ 5%/năm trở lên, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bình quân trên 6%/năm. Trong đó: trồng trọt tăng trên 4%/năm, chăn nuôi tăng trên 6%/năm, thủy sản tăng 7 - 8%/năm, các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng trên 5%/năm.

2. Đến năm 2010, giảm tối đa diện tích trồng lúa để chuyển sang  trồng các loại cây khác (chủ yếu rau, hoa, cây thức ăn chăn nuôi…), nuôi thủy sản. Giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt bình quân trên 66 triệu đồng/ha/năm đối với trồng cây hàng năm; trên 100 triệu đồng/ha/năm đối với nuôi thủy sản (tăng 30% so năm 2005); bình quân chung 71,5 triệu đồng/ha/năm làm nền tảng cho việc nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập khu vực nông nghiệp thu hẹp khoảng cách chênh lệch gấp 3 lần hiện nay giữa khu vực thành thị và nông thôn. Xây dựng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc hình thành phong trào thi đua sản xuất đạt 100 triệu đồng/ha/năm.

3. Xây dựng và định hình các vùng sản giống cây, giống con, thủy đặc sản. Hình thành hệ thống sản xuất giống hợp lý với sự tham gia của nhiều tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, gắn nghiên cứu với ứng dụng, chuyển giao; gắn chọn giống, tạo giống, bình tuyển giống với thị trường tiêu thụ thông qua hình thức kiểm định, đấu xảo giống và công nhận giá trị cá thể, quần thể giống.

4. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn: Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và lộ trình thực hiện cụ thể để hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở giai đọan 2010 – 2015, nhưng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành vào năm 2010.

5. Mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản, phấn đấu sau 3 năm có sản phẩm xuất khẩu và sau 5 năm, 60% sản phẩm tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế ổn định.

6. Cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp đến năm 2010:

Giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 23,5%; chăn nuôi: 36%; lâm nghiệp 1%; thủy sản 29.5%; các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp chiếm 10%. Phương án đã định hình vật nuôi có tính hàng hóa khác thay thế gia cầm.

 

III.           NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2006:

1. Nhiệm vụ:

§        Tiếp tục triển khai chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo chương trình hành động của Thành ủy, UBND thành phố thực hiện các nghị quyết của Hội nghị TW lần thứ 5 Khóa IX, nhất là Nghị quyết 15/TW về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 13/TW về kinh tế tập thể; các chương trình mục tiêu nông nghiệp, nông thôn; tập trung và thúc đẩy tiến độ các chương trình giống cây, giống con chất lượng cao; triển khai chương trình mục tiêu nước sinh hoạt - vệ sinh môi trường nông thôn ngoại thành giai đoạn 2006 - 2010. Chú trọng chỉ đạo, đầu tư phát triển rau an toàn, nuôi bò sữa, nuôi tôm, phát triển trồng hoa, cây cảnh, cá kiểng; cá sấu, ba ba ...

§        Huy động toàn lực để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng năng suất cao, chi phí thấp và phát triển bền vững, phù hợp với nông nghiệp đô thị, tập trung triển khai thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm mạnh diện tích trồng lúa tại 10 - 12 xã gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo các mô hình 100 triệu đồng/ha/năm và nâng cao đời sống nông dân.

§        Thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng kinh tế; xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ cùng với việc nâng cao hiệu quả khu dự trữ sinh quyển, xây dựng vườn thực vật Củ Chi, Bình Chánh, vườn giống lâm nghiệp Nhị Xuân. Tiếp tục đẩy mạnh trồng cây phân tán và phát triển môi trường xanh.

§        Phối hợp với các ngành và địa phương để xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành trong các lĩnh vực:

+               Cấp nước sạch sinh hoạt và giải quyết vệ sinh môi trường nông thôn.

+               Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, đầu tư xây dựng đề án 4 mô hình làng nghề: bánh tráng xã Phú Hòa Đông, đan đát xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), nuôi và chế biến da cá sấu phường Thạnh Xuân (Quận 12), nghề muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ), xây dựng làng nghề hoa lan và cá cảnh (huyện Củ Chi).

+               Phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới; củng cố và phát triển hợp tác xã, kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, nuôi tôm, trồng rau an toàn, trồng hoa, cây kiểng, nuôi cá cảnh ...; nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học cho nông dân.

+               Hoàn thành việc đầu tư cơ sở hạ tầng 3 xã điểm trong năm 2006 và tổng kết việc thực hiện 3 mô hình phát triển nông thôn cấp xã theo hướng CNH, HĐH, hợp tác hóa và dân chủ hóa, làm cơ sở xây dựng đề án mở rộng ra các xã khác, mở rộng thêm 3 - 5 phường xã mới trong năm 2006.

+               Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nông nghiệp cấp phường xã ở ngoại thành; đào tạo và tăng cường cán bộ nông nghiệp đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

+               Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sản xuất dịch vụ giống chất lượng cao, tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng …

+               Triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp; thực hiện thành công 23 hợp đồng sản xuất cung ứng sản phẩm nông sản và các dịch vụ tư vấn đã ký kết. Kịp thời sơ kết, tổng kết nhân rộng số lượng hợp đồng trong năm. Xúc tiến thành lập Trung tâm Giao dịch, triển lãm hoa, kiểng, rau an toàn thành phố.

2.               Mục tiêu năm 2006:

-         Phấn đấu để tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất nông lâm ngư đạt trên 5% so với năm 2005 (mục tiêu thành phố giao: giá trị sản xuất tăng 4%, GDP tăng 3%). Trong đó: trồng trọt tăng trên 1%, chăn nuôi tăng trên 5%, thủy sản tăng trên 8%, các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng trên 8%.

-         Mục tiêu về số lượng:

+               Giảm diện tích trồng lúa trong năm từ  2.500 - 3.000 ha so năm 2005.

+               Diện tích trồng Dứa Cayene:                    đạt 1.000 ha.

+               Diện tích gieo trồng rau đạt 10.500 ha, 95% diện tích trồng rau đạt tiêu chuẩn rau an toàn ( Diện tích canh tác 3.000 ha).

+               Hoa - cây kiểng:                    tăng 100 ha so năm 2005.

+               Đàn bò sữa:                    59.000 - 60.000 con.

+               Tôm sú:                   9.500 - 10.000 tấn.

+               Cá kiểng:                    20 triệu con.

+               Đàn cá sấu: 60.000 con, ba ba: 600.000 con ...

Ổn định và nâng cao năng suất, chất lượng muối Cần Giờ.

-         Mục tiêu về giống cây trồng vật nuôi:

+               Giống dứa Cayene: trên 20 triệu chồi.

+               Giống lúa: 6.000 tấn; giống bắp lai: 3.500 tấn.

+               Giống cây ăn trái: 500.000 cây.

+               Giống bò sữa hàng hoá: 4.000 con.

+               Giống heo: trên 500.000 con

+               Sản xuất và thuần dưỡng giống tôm sú: 1 - 1,2 tỷ post; tôm càng xanh: 10 triệu post; giống cá: 1 tỉ con.

 

 

PHẦN III

CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN

 

I.                  CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ:

1.     Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp:

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2010 (Quyết định 1060/QĐ-TTg ngày 4/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được điều chỉnh lại), khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng đất nông nghiệp ổn định từ nay đến năm 2010 của các quận huyện; quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp từng loại cây trồng, vật nuôi theo các chương trình mục tiêu phát triển của thành phố và các quận huyện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung được phê duyệt. Phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương xác định kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp phục vụ kế hoạch và chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa.

- Phối hợp với các Sở ngành và quận huyện tổ chức công khai phổ biến các quy hoạch được phê duyệt; các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi, chuyển nhượng đất và những quy định giám sát, kiểm tra, xử lý các vi phạm về sử dụng đất. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo qui định của pháp luật. 

2.     Về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp:

-  Tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao; Trung tâm Thủy sản thành phố ở Nhà Bè; Trung tâm Công nghệ sinh học, các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn; Trung tâm Quản lý - Kiểm định giống và các dự án, chương trình đầu tư khác trong chương trình giống cây giống con chất lượng cao, đặc biệt xây dựng Trung tâm Giao dịch, triển lãm hoa kiểng, rau an toàn ở huyện Củ Chi.

-   Đầu tư các chương trình, dự án sản xuất cây, con giống; đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn; bảo quản và chế biến sau thu hoạch; hệ thống thủy lợi, xử lý ô nhiễm cho vùng nuôi tôm sú trọng điểm của thành phố ở Nhà Bè và Cần Giờ. Hoàn thành xong chương trình di dời kết hợp đầu tư mới công nghệ sản xuất giống heo gắn với đồng bộ hóa hệ thống sản xuất giống với nội dung xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh thú y khu vực chăn nuôi trọng điểm tại huyện Củ Chi.

-  Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng đất sản xuất; hạn chế ảnh hưởng xâm nhập mặn; sự cố tràn dầu, chống xói lở … Kiểm tra, xử lý, ngăn chặn các trường hợp bỏ hoang hóa đất sản xuất.

3.                      Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp:

3.1.               Đất trồng lúa: đây là đối tượng chủ yếu, cần tập trung trong chuyển đổi cây trồng khác và nuôi thủy sản để nâng giá trị sử dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho hộ nông dân.

-         Giai đọan 2006-2010 giảm tối đa diện tích trồng lúa khi có điều kiện, mức phấn đấu chuyển đổi trong 5 năm là 11.000 ha; Diện tích lúa đến năm 2010 còn 8.000 - 9.000 ha, trong đó: huyện Củ Chi: 5.900 ha, huyện Hóc Môn: 100 ha, huyện Bình Chánh: 2.000 - 3.000 ha.

-         Chuyển trồng lúa để phát triển, tăng diện tích trồng rau (3.000 - 3.500 ha); hoa, kiểng (1.000 - 1.500 ha), trồng cỏ chăn nuôi (1.500 - 2.000 ha); cây hàng năm khác (bắp, khoai, đậu phộng …); chuyển sang nuôi thủy sản từ 700 - 1.000 ha.

-         Đất lúa sử dụng để thực hiện các công trình, dự án: khoảng 2.000 ha.

3.2.        Đất trồng rau: 5.700 ha, tăng 3.000 - 3.500 ha, phân bổ ở Củ Chi (3.000 ha), Hóc Môn (900 ha), Bình Chánh (1.200 ha), quận 9 (200 ha) và các quận huyện khác (200 - 500 ha).

3.3.        Trồng cỏ: 3.300 - 3.500 ha, tăng 1.800 - 2.000 ha; phân bổ trên địa bàn các huyện Củ Chi (2.500 ha), Hóc Môn (350 ha), Bình Chánh (200 - 300 ha) và các quận huyện khác 200 - 300 ha.

3.4. Cây hàng năm khác: 7.600 ha, tăng 1.200 ha so năm 2005, chủ yếu được chuyển từ đất trồng lúa và đất vườn tạp (trồng hoa, kiểng, cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm …). Riêng hoa kiểng từ : 848 ha tăng lên 2.000 ha

 

3.5. Đất trồng cây lâu năm: đến năm 2010 còn 22.500 ha, giảm 6.874 ha do chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi theo hướng tăng diện tích trồng cây ăn trái (tăng 4.000 - 5.000 ha; trong đó bù một số diện tích cây ăn trái ở khu vực thực hiện các dự án 1.000 - 1.500 ha). Đến năm 2010 diện tích trồng cao su 2.200 - 2.500 ha; cây ăn trái 11.100 ha, cây lâu năm khác khoảng 8.900 ha.

3.6 . Đất nuôi trồng thủy sản:

-         Nuôi nước ngọt: diện tích mặt nước 670 ha, diện tích đất sử dụng 950 ha, giảm 407 ha ở các quận để đô thị hóa.

-         Nuôi nước lợ, mặn: diện tích mặt nước nuôi 5.527 ha, diện tích đất sử dụng 8.500 ha, trong đó:

+               Nuôi tôm: diện tích mặt nước nuôi 5.000 ha (Cần Giờ: 4.500 ha, Nhà Bè: 500 ha), diện tích đất sử dụng: 7.690 ha.

+               Nuôi thủy sản khác: diện tích mặt nước nuôi 527 ha, diện tích đất sử dụng: 810 ha.

3.7.        Định hướng chuyển đổi cơ cấu trong lĩnh vực chăn nuôi:

3.7.1.  Chăn nuôi gia súc, gia cầm:

-         Bò sữa:

+               Tiếp tục thực hiện chương trình bò sữa, tổng đàn đến năm 2010 khoảng 70.000 - 80.000 con.

+                Nâng cao chất lượng con giống và năng suất cho sữa qua việc sử dụng các dòng tinh cao sản (10.000 - 11.000 lít/chu kỳ).

+               Từng bước thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẽ, nâng cao và chuyên nghiệp hóa trình độ quản lý trang trại để khai thác đúng tiềm năng di truyền về năng suất, chất lượng giống theo hướng chi phí hợp lý, hiệu quả cao phát triển bền vững.

-         Heo: duy trì tổng đàn ở mức 200.000 con, tăng cường sản xuất con giống và nâng cao chất lượng heo giống. Hiện đại hóa chuồng trại, hợp lý hóa quy trình chăn nuôi để tăng hệ số sử dụng chuồng trại…

-         Gia cầm: thực hiện chủ trương của thành phố, không nuôi trên địa bàn thành phố.

3.7.2.  Các vật nuôi khác: phát triển các loại lâm, thủy đặc sản có giá trị, có thị trường tiêu thụ như ba ba, cá sấu, ếch, một số loại bò sát, dê, thỏ …

 

II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT:

1. Tập trung và huy động tiềm năng, nguồn lực các thành phần kinh tế để tham gia, đầu tư, thực hiện có hiệu quả cao chương trình giống cây con chất lượng cao  chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

-         Đặt hàng kịp thời và đầu tư đúng mức cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cho lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn, tạo và sản xuất các giống cây trồng sạch bệnh, năng suất cao và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp. Phát triển nhiều hình thức hợp tác, liên kết 5 nhà ( nhà khoa học - quản lý – doanh nghiệp - người sản xuất với các tổ chức ngân hàng tín dụng) để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư, tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình giống cây, giống con chất lượng cao.

-         Đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Công nghệ sinh học, đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, nhập nội, lai tạo, thuần dưỡng và ứng dụng giống cây, giống con mới, nhất là các giống hoa (lan), rau an toàn; phát triển, quản lý và chăm sóc tốt đàn gia súc giống gốc, các cây giống đầu dòng. Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất, chọn tạo giống mới, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản.

-         Tiếp tục đầu tư, tổ chức thực hiện có kết quả chương trình phát triển nông nghiệp, đô thị theo hướng nông sản sạch, chất lượng cao, chi phí thấp, phát triển bền vững; các chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, phát triển hai cây, hai con và các chương trình mục tiêu phát triển nông nghiệp ngoại thành; giảm mạnh diện tích trồng lúa, chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, chương trình phát triển ba ba, cá sấu, hoa kiểng ...

-         Đưa vào hoạt động dự án hợp tác sản xuất hoa Lan theo công nghệ nhà kính của Hàn Quốc với trường Trung học Nông nghiệp và hoàn thành dự án trình thường trực UBNDTP đầu tư hệ thống canh tác trong nhà kính theo công nghệ Isrel tại Nhị Xuân nhằm đi trước đón đầu về công nghệ, tạo điều kiện, môi trường nghiên cứu tạo giống, sản xuất giống riêng cho công nghệ sản xuất trong nhà kính tại VN

- Phát huy các hội ngành nghề, đẩy mạnh chương trình phát triển sinh vật cảnh (hoa, cây kiểng, cá cảnh), các loại đặc sản (cá sấu, ba ba và một số loại đặc sản có giá trị khác).

2. Nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ:

-         Phát huy tính tự chủ của kinh tế hộ nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp.

-         Phát triển kinh tế trang trại; các loại hình sản xuất kinh doanh tổng hợp trong nông nghiệp, sử dụng ít đất nhưng có giá trị sản phẩm và dịch vụ cao, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của thành phố.

-         Đổi mới phương thức sản xuất: giảm số hộ chăn nuôi nhỏ và tăng qui mô đàn gia súc của hộ chăn nuôi gia súc; liên kết sản xuất bằng hình thức cho thuê đất, góp cổ phần bằng giá trị đất nông nghiệp …

 

3. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và lộ trình thực hiện nhiệm vụ  công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, để chi tiết hóa nội dung, bước đi cụ thể nhằm huy động tổng lực phấn đấu hoàn thành vào giai đọan 2010 – 2015.

- Tổng kết việc thực hiện 3 mô hình phát triển nông thôn cấp xã theo hướng CNH, HĐH, hợp tác hóa và dân chủ hóa, làm cơ sở xây dựng đề án mở rộng ra nhiều xã khác.

- Đặt hàng nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá lộ trình hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn làm mục tiêu phấn đấu hoàn thành vào năm 2015.

- Phối hợp sở Quy hoạch Kiến trúc, các ngành và các huyện tổ chức cuộc thi quy hoạch mô hình nông thôn mới và kiến trúc xây dựng  nhiều dạng nhà ở nông thôn theo đặc trưng vùng nông thôn Nam bộ phù hợp với một đô thị hiện đại.

 

III. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH:

 

1.  Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy của ngành Nông nghiệp và PTNT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Vận hành có hiệu quả bộ máy cơ quan văn phòng sở theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và quy chế 1 dấu 1 cửa tiến tới triển khai thực hiện cho toàn bộ các đơn vị thuộc sở.  Đầu tư nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc và lực lượng cán bộ công chức phù hợp và đủ năng lực vận hành quyết liệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi  và phối hợp có hiệu quả với các quận huyện và Sở ngành liên quan. Hoàn chỉnh hệ thống thông tin, cập nhật dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch, tiến độ sản xuất phù hợp, xác thực để phản ánh đúng, để làm tốt nhiệm vụ cảnh báo, dự báo.

2. Tăng cường đầu tư và phát triển các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, kết hợp giải quyết đồng bộ các yếu tố đầu vào - đầu ra sản phẩm nông nghiệp:

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đặc biệt đối với các hộ nông dân chuyển đổi trồng lúa sang cây trồng khác, nuôi thủy sản; các hộ chăn nuôi gia cầm chuyển đổi sang các vật nuôi hoặc ngành nghề khác.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông nhằm huy động tối đa nguồn lực chuyên gia, tiềm lực của các doanh nghiệp để thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp thực hiện chương trình chuyển dịch; giải quyết tốt, kịp thời các yếu tố đầu vào (kỹ thuật, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới hóa ...) và đầu ra, tiêu thụ nông sản phẩm.

   - Tổ chức lại hệ thống khuyến nông theo hướng gắn liền người sản xuất – cán bộ khuyến nông – nhà doanh nghiệp, khuyến khích các bên ký hợp đồng tư vấn, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các bên cùng có lợi

3.               Củng cố lại tổ chức các đơn vị sự nghiệp cấp cơ sở theo hướng:

-         Các trạm khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn kết và tham mưu có hiệu quả cho Ủy ban nhân dân, phòng kinh tế các quận huyện.

-         Mạng lưới công tác viên khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú ý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản các phường xã có trách nhiệm tham mưu và chịu sự giám sát, quản lý của Ủy ban nhân dân phường xã có sản xuất nông nghiệp.

-         Tổ chức đào tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên cơ sở, đảm bảo nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong các hoạt động, kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyển đổi diện tích trồng lúa.

4.               Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về nông nghiệp - nông thôn:

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể, tập huấn, huớng dẫn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa ban quản trị và chủ nhiệm HTX. Phối hợp với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động các tổ hợp tác, HTX trong nông nghiệp - nông thôn ngoại thành.

- Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất dịch vụ về giống; dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông lâm thủy hải sản; phát huy vai trò các Tổng công ty, các DNNN trong việc thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm công ích, phục vụ các chương trình mục tiêu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của ngành nông nghiệp và PTNT.

- Nghiên cứu đề xuất để điều chỉnh một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ nông dân; chuyển đổi đất trồng lúa để trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn; chính sách về đền bù, thu hồi đất nông nghiệp, giải tỏa và tái định cư hộ nông dân phù hợp với thực tế nhằm khai thác tốt hơn quỹ đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, di dời, giải phóng mặt bằng trong đầu tư xây dựng; ổn định sản xuất và đời sống nông dân khi bị thu hồi đất sản xuất.

 

IV. CÁC GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT:

Tập trung công tác giống, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất nông sản sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cụ thể:

1.Trong lĩnh vực cây trồng:

1.1.Cây ngắn ngày:

-         Giống: Hỗ trợ và khuyến khích sử dụng giống lai F1, chuẩn hóa phương thức sản xuất, cung cấp giống để đảm bảo giống tốt, đảm bảo chất lượng, được quản lý và kiểm định, hạn chế dần phương thức tự để giống trong nuôi trồng.

-         Phân bón:

§    Thực hiện qui trình bón phân hợp lý theo từng thời kỳ sinh trưởng, phù hợp với từng cây trồng, từng loại đất.

§    Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh.

-         Phòng trừ sâu bệnh:

§    Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại cho người sử dụng, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

§    Xây dựng hệ thống phòng trừ sinh vật hại tổng hợp, thực hiện nguyên tắc sử dụng thuốc 4 đúng.

-         Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát về kỹ thuật sản xuất, tổ tự quản trong nông dân. Từng bước mở rộng chương trình sản xuất  nông nghiệp tốt         ( GAP)

-         Phát triển cơ giới hóa để giải quyết việc thiếu lao động, nâng cao năng suất và thu nhập lao động nông nghiệp.

1.2.         Cây lâu năm:

-         Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, trồng mới cây ăn trái với các giống có chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện Thành phố;

-         Tiếp tục duy trì, phát triển các vùng cây ăn trái có truyền thống lâu năm và tập trung ở ven sông Sài Gòn (thuộc các huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12); vùng ven sông Đồng Nai (quận 9).

-         Các diện tích trồng mới chỉ nên chọn 1 - 2 loại cây/vườn để dễ chăm sóc theo qui trình kỹ thuật. Sử dụng các loại giống đã được kiểm định chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời thực hiện chế độ bón phân hợp lý theo từng đối tượng phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái.

2.        Trong lĩnh vực chăn nuôi:

Thực hiện chăn nuôi theo phương châm: năng suất cao, chi phí thấp, phát triển bền vững. Tập trung:

-         Phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải tiến chuồng trại chăn nuôi đảm bảo thông thoáng, có hệ thống giải nhiệt tạo vùng tiểu khí hậu phù hợp, thực hiện chế độ dinh dưỡng với khẩu phần phù hợp từng lứa tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng.

-         Cải tiến phương thức chăn nuôi theo hướng giảm dần số hộ chăn nuôi đồng thời với tăng qui mô đàn trên từng hộ nuôi gia súc (bò sữa, heo ...), xây dựng cơ cấu đàn hợp lý để có điều kiện ứng dụng đồng bộ thiết bị và các qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, có hiệu quả, tăng năng suất lao động, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

-         Cải thiện chất lượng giống thông qua việc khai thác có hiệu quả đàn giống gốc, phối giống các dòng tinh cao sản, khai thác tiềm năng di truyền, xây dựng các trại nhân giống hạt nhân mở.

-         Tăng cường và thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý, kiểm định giống; ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới để đánh giá tiềm năng di truyền, xác định giá trị giống cần thiết để chọn lọc, nhân giống mới đạt chất lượng cao hơn.

-         Tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ thú y, xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh; giảm chi phí điều trị, thuốc thú y để góp phần giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

3.        Trong lĩnh vực thủy sản:

-         Tiếp tục phát triển nghề nuôi tôm sú theo hướng tăng diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp ở 4 xã cánh Bắc huyện Cần Giờ và xã Hiệp Phước, Long Thới, huyện Nhà Bè. Phát triển tôm càng xanh và một số đối tượng cá nước ngọt khác ở khu vực kênh Đông Củ Chi, vùng ven sông Sài Gòn (Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức), vùng ven sông Đồng Nai (Quận 9), Bình Chánh; nuôi cá cảnh ở Quận 8, Thủ Đức, Quận 12, Bình Chánh.

-         Tiếp tục nghiên cứu, phát triển nghề nuôi thủy sản bằng bè, lồng trên sông, rạch lớn; đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi (lươn, ếch, cua, rắn ...).

-         Quy hoạch và tổ chức lại sản xuất nghêu, sò huyết vùng bãi triều ven biển Cần Giờ; thực nghiệm một số loại thủy đặc sản trong lồng, bè ở các sông rạch phù hợp.

-         Phát triển nghề nuôi và dịch vụ cá cảnh, các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp trên các ao, hồ; sử dụng 70% thức ăn công nghiệp cho nuôi cá và 100% cho nuôi tôm. Vùng ruộng trũng nuôi luân canh hoặc kết hợp (1 vụ tôm - 1 vụ lúa; cá - lúa), VAC, VACD, chuyển một số diện tích ruộng muối để nuôi tôm (hoặc tôm - muối). Đầu tư tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

-         Đầu tư, đồng bộ hóa cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ về nuôi trồng, nhất là phát triển sản xuất giống và dịch vụ thủy sản với các thành phần kinh tế cùng tham gia; xây dựng các hệ thống thủy lợi cấp thoát nước, khu xử lý chất thải nuôi tôm.

V.                CÁC GIẢI PHÁP VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, TIÊU THỤ NÔNG SẢN

1. Từng bước củng cố và xây dựng chuỗi các ngành hàng, liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

-         Từ năm 2005 - 2007: trong điều kiện các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn, lao động, thiết bị - công nghệ, trình độ quản lý, vốn ...) và đầu ra (thị trường tiêu thụ, giá cả ...)  hình thành phát triển nhưng chưa đồng bộ, thị trường chủ yếu là nội địa. Công tác xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm tập trung cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, từng bước nâng tỉ lệ phân phối tiêu thụ nông sản qua các doanh nghiệp, hợp tác xã, siêu thị; giảm dần hình thức người sản xuất phân phối trực tiếp cho hộ tiêu dùng. Nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thu theo các đơn  đặt hàng từ nhu cầu thị trường.

-         Từ năm 2008 - 2010: các chương trình, dự án đã hình thành, đưa vào khai thác phục vụ sản xuất, nhất là Trung tâm Thủy sản thành phố, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh học, các chợ đầu mối nông sản, Trung tâm Giao dịch và Triển lãm hoa, cây kiểng, rau an toàn ... Các yếu tố đầu vào - đầu ra của sản phẩm nông nghiệp tương đối đồng bộ, công tác thông tin thị trường và thương mại điện tử có bước phát triển và phổ cập đến các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh nông sản, thị trường nông sản mở rộng. Các chợ đầu mối nông sản và Trung tâm Triển lãm, Giao dịch hoa kiểng, rau an toàn phát huy hiệu quả hoạt động, giải quyết tốt việc tiêu thụ nông sản của nông dân, đồng thời chuỗi liên kết cung ứng nông sản nguyên liệu với các doanh nghiệp, tổ chức tiêu thụ phát triển, kể cả mở rộng ra các tỉnh và hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chủ lực.

2. Tiếp tục tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của TW và thành phố liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản như:

-         Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

-         Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

-         Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

-         Các chủ trương về hỗ trợ kinh phí để xây dựng thương hiệu sản phẩm; chi phí tổ chức các hội thi, hội chợ, triển lãm đối với các tổ chức, hợp tác xã ...

3. Tạo điều kiện và phát triển các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân;

Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thị trường nông sản (phối hợp Sở Thương mại), nối mạng với các chợ đầu mối, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các Trung tâm giao dịch chuyên ngành nông nghiệp ... để tiếp nhận thông tin, cung cấp lại thông tin các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất nông lâm ngư nghiệp đã được xử lý, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời; dự báo thông tin thị trường nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp; tư vấn đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung.

4. Xây dựng thương hiệu nông sản:

 Phối hợp Sở KHCN và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng thương hiệu hàng hóa các nông sản chủ lực của thành phố ( năm 2006: 2-3 thương hiệu sản phẩm); phối hợp với Trung tâm đầu tư và xúc tiến thương mại (ITPC) và Sở Thương mại đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản của nông dân. Thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng các thương hiệu hàng hóa như rau an toàn, giống heo hướng nạc, giống bò sữa năng suất cao, giống cá rô phi toàn đực ... Xây dựng chiến lược sản phẩm và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tập trung được nguồn lực thực hiện thành công từng cây con cụ thể.

5. Đầu tư và nâng cao chất lượng cổng giao dịch điện tử xúc tiến tiêu thụ nông sản:

Mở rộng mạng lưới cộng tác viên thông tin thị trường, giá cả nông sản tại các chợ đầu mối nông sản, chợ trung tâm quận huyện và các khu vực sản xuất nông thủy sản tập trung ở ngoại thành. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động trang web của Sở và các đơn vị trực thuộc; tăng cường chất lượng và tần suất cập nhật trang thông tin xúc tiến thương mại, kết nối thông tin với các chợ đầu mối nông sản của thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp, các loại nông sản, thị trường giá cả …

6. Tổ chức hội thi, triển lãm chuyên ngành:

Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội chợ, hội thi, triển lãm giống, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp định kỳ, hàng năm và tham gia tại các tỉnh, thành phố. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hộ nông dân tham gia, giới thiệu sản phẩm ở trong nước và nước ngoài.

VI. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:

1. Nâng cao trình độ và kỹ thuật sản xuất cho nông dân:

-         Định kỳ tổ chức điều tra, phân tích quan hệ cung - cầu và chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ngoại thành. Nghiên cứu và triển khai các giải pháp, chính sách, chương trình, kế hoạch để ổn định lao động nông nghiệp cần thiết.

-         Tăng cường đầu tư và đổi mới các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong việc tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu trong các năm 2006 - 2008, mỗi năm có khoảng 30% số hộ nông dân chuyển đổi đất trồng lúa được tập huấn theo một quy trình từ lúc người nông dân đăng ký chuyển đổi đến nắm vững qui trình sản xuất, các yếu tố đầu vào, đầu ra của các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản, các thủ tục vay vốn đầu tư cải tạo đồng ruộng để chuyển đổi đến các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đầu tư cho sản xuất và các bước tiêp theo cho đến khi nông dân bán được sản phẩm và thu hồi vốn.

2. Nâng cao trình độ và kỹ thuật sản xuất cho cán bộ công chức:

Tiếp tục và nâng cao chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp các phường xã có sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt mục tiêu mỗi phường, xã phải có ít nhất 01 kỹ sư và 02 trung cấp nông nghiệp, đủ khả năng tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương; đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ cho các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo công nhân chế biến thực phẩm, lâm sản, thủy sản, khuyến công để phát triển ngành nghề truyền thống, sơ chế, bảo quản, tồn trữ nông sản cho nông dân và cơ sở sản xuất nông sản.

 

 Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu ... với nông dân, hộ sản xuất và với vùng nguyên liệu trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.

 Đẩy mạnh chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ngoài cho lực lượng cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, nông dân sản xuất, có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước.

VII. CÁC GIẢI PHÁP VỀ VỐN - TÍN DỤNG - ĐẦU TƯ:

1.Vốn ngân sách:

-         Tập trung và đầu tư đúng mức cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, khuyến nông; giống mới, giống gốc; đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn (thủy lợi, trại sản xuất giống …); các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ như kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh, thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý, bảo vệ rừng, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản …

-         Xây dựng và triển khai các dự án sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho 12 xã diểm, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm; các chương trình phát triển cây con và sản phẩm chủ lực.

-         Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng (chương trình 419/UB, trợ giá giống, bù giống gốc gia súc, bù hụt thu thủy lợi phí ...)

2. Vốn tín dụng, vốn khác:

-         Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của TW về tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg về hỗ trợ đầu tư từ Quĩ hỗ trợ phát triển các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp …

-         Tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách của thành phố về quản lý, khuyến khích việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các dự án thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư; về tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và làm muối (Chương trình 419/UB).

-                Phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng triển khai hình thức vay vốn có thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay; vay bằng tín chấp, vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đồng thời kiểm tra, giám sát việc vay, cấp vốn đầu tư để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu và thanh toán đúng kỳ hạn.

-         Phối hợp với các Sở ngành, đoàn thể và địa phương để huy động, sử dụng các nguồn vốn từ quĩ XĐGN, giải quyết việc làm, quĩ của các hội, đoàn thể để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, VSMT nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp bán trả góp vật tư, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu.

3. Vốn hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân chuyển đổi diện tích lúa sang cây trồng, vật nuôi hiệu quả:

-  Thống nhất với Sở Tài chính, Ngân hàng xây dựng tổng vốn đầu tư và cơ chế tài chánh phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Cụ thể:

-   Hỗ trợ vốn cho các hộ trồng lúa chuyển đổi sang cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao, các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm chuyển đổi ngành nghề khác vay không lãi với mức bình quân 30 triệu đồng/ha để đầu tư cải tạo đồng ruộng, thời gian hoàn vốn là 3 năm.

-   Ngân hàng trực tiếp cho các hộ nông dân vay vốn không lãi để đầu tư cải tạo đồng ruộng chuyển đổi đất trồng lúa và chuyển đổi chăn nuôi gia cầm, thủy cầm sang ngành nghề khác. Thành phố sẽ bù 100% lãi suất căn cứ vào mức lãi suất trung hạn của các ngân hàng, Sở Tài chính phối hợp với Ngân hàng tính toán cụ thể mức bù cho hàng qúi.

-   Kết hợp với chương trình 419/UB theo hướng thủ tục đơn giản, tăng mức hỗ trợ lên 6%, cho phép thực hiện việc hỗ trợ lãi vay từ thời điểm giải ngân phát sinh trước ngày phê duyệt dự án, mở rộng đối tượng cho vay là hộ nông dân tạm trú dài hạn (KT3).

 

4. Ưu đãi  đầu tư  cho các đơn vị tham gia trong chuổi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản:

- Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi cho các thành phần kinh tế theo đơn hàng nhà nước, tạo bước đột phá về công tác sản xuất và cung ứng giống đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cây con chất lượng cao của nông dân ngoại thành.

- Cho vay không lãi trong 3 năm để đầu tư trực tiếp cho vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia trong chuổi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn thiết kế, xây dựng thương hiệu và chứng nhận thương hiệu nông sản. Hỗ trợ 50% chi phí tham gia triển lãm hội chợ và hội thi.

 

VIII. NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010:

Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: tập trung cho các chương trình, dự án trọng điểm tạo sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động và sự chuyển dịch của các ngành dịch vụ bổ trợ.

1. Chương trình giống cây, con chất lượng cao: đã được thiết kế và tiến hành từ năm 2002 đến nay do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, tập trung vào một số sản phẩm chính như: rau an toàn, dứa Cayene, hoa - cây kiểng, bò sữa, tôm sú, cá cảnh. Chương trình sẽ được tiếp tục thực hiện đến năm 2010 và mang tính lâu dài. Trong chương trình, ngoài việc nghiên cứu, chọn tạo các giống cây, con mới có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với yêu cầu của thị trường, còn chú trọng đến việc nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp quản lý tiên tiến như:

-         Đề án nâng cao chất lượng công tác bình tuyển, quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi chủ lực của thành phố.

-         Đề án nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm huy động các thành phần kinh tế, các chuyên gia thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển công nghệ sinh học, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, chương trình phát triển cây, con và nông sản chủ lực của thành phố.

2. Chương trình chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả cao gấp 5 đến 10 lần: Chương trình sẽ tập trung vào 3 sản phẩm chính: hoa, rau an toàn và cá sấu. Chương trình do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, được thiết kế từ năm 2006 và thực hiện đến năm 2010. Trong đó, có các đề án, dự án trọng điểm như:

-         Đề án quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành phố đến năm 2010 do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các quận huyện có sản xuất nông nghiệp và các Sở ngành thực hiện, trình thành phố trong tháng 1/2006.

-         Chiến lược phát triển lâm nghiệp thành phố đến năm 2010, tầm nhìn 2020 do Chi cục Phát triển Lâm nghiệp phối hợp với Đại học Nông lâm chủ trì, đang chỉnh sửa để trình UBND thành phố thông qua trong năm 2006.

-         Quy hoạch và chiến lược phát triển Thủy sản thành phố đến năm 2010, tầm nhìn 2020 do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì. Dự kiến sẽ trình UBND thành phố phê duyệt trong năm 2006.

-         Đề án xây dựng 10 mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp qui mô cấp phường, xã. Đề án được thiết kế và triển khai trong giai đoạn 2006 - 2010 do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các địa phương có liên quan thực hiện.

-         Dự án xây dựng Trung tâm giao dịch và triển lãm sản phẩm nông nghiệp tại Củ Chi với qui mô khoảng 23 ha do Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp làm chủ đầu tư.

-         Điều chỉnh các chương trình mục tiêu: Chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, chương trình phát triển rau an toàn, chương trình dứa Cayene, chương trình phát triển bò sữa, chương trình phát triển thủy sản, chương trình hoa - cây kiểng - cá cảnh … đến năm 2010, sẽ trình UBND thành phố trong quí 1/2006.

-         Chính sách hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi, di dời để phòng chống dịch cúm gia cầm do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính, Sở Thương mại, Sở Kế hoạch đầu tư và Hội Nông dân thực hiện, UBND thành phố đã phê duyệt.

-         Chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành phố do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Nông dân thực hiện. Dự kiến trong quí 2/2006 sẽ trình UBND thành phố phê duyệt.

3. Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố: tập trung thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm sau:

-         Dự án xây dựng Trung tâm thủy sản thành phố ở Nhà Bè với qui mô 71 ha do Ban quản lý Trung tâm thủy sản thành phố làm chủ đầu tư; hiện đang được triển khai ở giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng.

-         Dự án đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao 88 ha tại Củ Chi do Ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao làm chủ đầu tư. Dự án đang trong giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế, triển khai xây dựng tường rào, san lấp mặt bằng.

-         Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố tại Quận 12 do Trung tâm công nghệ sinh học làm chủ đầu tư. Dự án cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng.

-         Các dự án thủy lợi tiêu thoát nước:

+               Dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn.

+               Dự án tiêu thoát nước kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước lên.

+               Dự án tiêu thoát nước rạch Suối Nhum.

+               Dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn.

+               Các dự án thủy lợi vùng lúa chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác.

4.        Chương trình phát triển nông thôn: tập trung các đề án, dự án bao gồm:

-         Dự án nước nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn làm chủ đầu tư. Dự án sẽ trình trong đầu năm 2006.

-         Dự án vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn làm chủ đầu tư. Dự án sẽ trình trong đầu năm 2006.

-         Đề án nhân rộng mô hình nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Đề án đang được triển khai tại 3 xã: Thái Mỹ (Củ Chi), xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), xã Bình Chánh (Bình Chánh), sẽ tổng kết để nhân rộng.

-         Đề án củng cố, nâng cao kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện. Đề án đang được xây dựng và sẽ trình UBND thành phố trong năm 2006

5.         Đối với chuyển dịch cơ cấu lao động: tập trung cho các chương trình, dự án, đề án trọng điểm như:

-         Đề án đào tạo cán bộ nông nghiệp cho các phường, xã có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Đề án được thực hiện từ năm 2003 đến nay và do Trường Trung học Kỹ thuật nông nghiệp thực hiện.

-         Đề án thành lập quĩ đào tạo nghề cho nông dân phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo và Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Dự kiến đề án sẽ được trình trong năm 2006.

-         Đề án xây dựng chính sách thu hút các nhà khoa học, quản lý giỏi tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì và dự kiến sẽ trình UBND thành phố giữa năm 2006.

6.        Đối với chuyển dịch các ngành dịch vụ bổ trợ: tập trung thực hiện các dự án, đề án bao gồm:

-         Dự án xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản do Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp chủ trì, thực hiện từ năm 2006 - 2008. Dự án đã được Sở Bưu chính viễn thông đưa vào danh mục triển khai từ năm 2006.

-         Đề án phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 do Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Đề án sẽ được trình UBND thành phố giữa năm 2006.

-         Đề án ứng dụng qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và PTNT kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thủy sản và các Hiệp hội chuyên ngành, các địa phương triển khai thử nghiệm.

-         Đề án xây dựng chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm an toàn giai đoạn 2006 - 2010 do Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công nghiệp và Sở Thương mại thực hiện.

-  Đề án xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010 do Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp chủ trì thực hiện. Dự kiến sẽ trình UBND thành phố trong đầu năm 2006.

IX.             KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.        Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT:

1.1.        Về quy hoạch, đầu tư:

- Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có định hướng chính thức về phát triển nông nghiệp đô thị các thành phố lớn, nhất là thành phố Hồ Chí Minh; quy hoạch phát triển nông nghiệp các vùng kinh tế trọng điểm (nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương - Bình Phước - Đồng Nai - Bà Rịa, Vũng Tàu - Tây Ninh - Long An) và có định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu, nhất là chế biến sữa, rau quả, dứa cayene, thịt các loại ...

- Đầu tư và hỗ trợ thành phố thực hiện đúng tiến độ các dự án đê bao ven sông Sài Gòn (kể cả cống đầu Rạch Tra, trước mắt là đoạn đê bao thuộc Quận 12 - Hóc Môn), dự án đầu tư hạ tầng vùng muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

- Có kế hoạch khai thác, điều tiết công trình thủy lợi thượng nguồn (Hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa…) đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nguồn nước các nhà máy nước của thành phố (nhất là nhà máy nước sông Sài Gòn); chỉ đạo công tác quản lý khai thác và kiểm soát ô nhiễm lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.

1.2.        Về khoa học, công nghệ:

- Giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng để phối hợp và hỗ trợ thành phố nghiên cứu, đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, các trại giống hạt nhân mở ...

- Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thực hiện chương trình quản lý, bình tuyển và gieo tinh bò sữa cao sản, phát triển bò thịt chất lượng cao.

- Nghiên cứu và thực hiện các chương trình, giải pháp và cơ chế về quản lý, nâng cao hiệu quả các khu rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu dự trữ sinh quyển thế giới, các qui định phòng trị sâu bệnh hại cây rừng, nhất là rừng phòng hộ.

-  Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành một số văn bản qui định về quản lý sản xuất rau an toàn như Quyết định số 67/1998/BNN-KHCN ngày 28/04/1998, Quyết định số 116/2001/QĐ-BNN ngày 04/12/2001 qui định về qui trình, tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn các loại cải bắp, đậu côve, cà chua, dưa chuột.

Đề nghị:

+  Nghiên cứu, bổ sung Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHCN cho phù hợp Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm (Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/7/2003) và các qui định pháp luật liên quan khác.

+  Ban hành qui trình sản xuất rau an toàn đối với các nhóm rau còn lại.

+ Chỉ đạo các Vụ, Viện nghiên cứu thuộc Bộ nghiên cứu, sản xuất các dụng cụ, thiết bị có khả năng phát hiện nhanh tồn dư hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả với giá thành hạ, phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chất lượng rau tại các chợ, quầy kinh doanh rau quả.

1.3.        Về cơ chế, chính sách:   

- Các loại vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, đã và đang biến động; ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh, nuôi dưỡng và thu nhập của các hộ nông dân và cơ sở sản xuất nông nghiệp. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, thực hiện chiến lược dự trữ và kế hoạch điều tiết hợp lý, kịp thời.

1.4.        Về quản lý Nhà nước chuyên ngành:

- Nghiên cứu và có hướng dẫn cụ thể về việc thanh tra, xử lý, xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh về giống cây, giống con; sử dụng hoá chất thuốc trừ sâu không đúng qui định, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng; vi phạm trong việc lấn chiếm, sử dụng chỉ giới và hành lang bảo vệ công trình thủy lợi ...

- Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm dịch động vật đối với gia súc, gia cầm nhập từ nước ngoài; có hướng dẫn về qui chế quản lý hoạt động dịch vụ thú y tư nhân; qui trình kiểm tra dịch tể các cơ sở chăn nuôi tập trung, giết mổ gia cầm; tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến sản phẩm động vật nhất là đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhằm ngăn ngừa tái phát dịch bệnh.

- Sớm có văn bản quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức thanh tra chuyên ngành thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc sở theo điều 8 Nghị định 153/2055/NĐ – CP ngày 15/12/2005.

2.        Kiến nghị Bộ Thủy sản:

- Hỗ trợ thành phố trong việc đầu tư, quản lý và khai thác có hiệu quả Trung tâm Thủy sản thành phố, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão ở Cần Giờ.

- Tổ chức và hỗ trợ thành phố trong việc quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản nội địa và vùng ven biển; cung cấp thông tin về nguồn lợi và ngư trường, khai thác đánh bắt xa bờ; kiểm dịch giống và phòng chống dịch bệnh thủy sản, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu cá cảnh..

 

3.        Kiến nghị UBND các quận huyện và các ngành có liên quan đến sản xuất nông lâm ngư diêm nghiệp:

-         Tích cực và phối hợp chặt chẽ hơn với ngành nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện các chương trình hành động của Thành ủy, UBND thành phố về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đổi mới, củng cố và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ở địa phương; chương trình chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản.

-         Tổ chức nghiên cứu, xác định quy hoạch và kế hoạch cụ thể sử dụng đất trên địa bàn, quy hoạch chi tiết các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2010 và các biện pháp quản lý việc nông dân sang nhượng đất canh tác có qui mô nhỏ (100 - 500 m2).

-         Xây dựng lộ trình cụ thể, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở ngành liên quan thực hiện chương trình chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn.

-         Ưu tiên sử dụng vốn phân cấp của thành phố để đầu tư, hỗ trợ nông dân xây dựng các công trình (thủy lợi, giao thông, điện ...) phục vụ chương trình chuyển đổi đất trồng lúa.

-         Đẩy mạnh chương trình 419/UB về hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân, chương trình vệ sinh môi trường tại các phường, xã.

-         Tích cực phối hợp; phân công đơn vị, cán bộ phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện các công tác bảo vệ thú y (kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm …), công tác bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ...

-         Hỗ trợ các chủ dự án triển khai nhanh công tác đền bù, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư đúng tiến độ; chọn và giao sớm mặt bằng để xây dựng các công trình trạm cấp nước tập trung ở địa phương.

 

    SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


Số lượt người xem: 6840    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm