SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
8
0
7
0
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 Tháng Giêng 2006 10:40:00 CH

Kết quả 2 tháng triển khai thực hiện Chỉ thị 31/2005/CT-UBND ngày 26/10/2005 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm trên người

-


I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

- Từ cuối năm 2003 đến nay dịch cúm gia cầm (H5N1) đã lây lan nhanh sang 14 quốc gia châu Âu, châu Á. Đã có 139 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 71 tử vong tại 5 quốc gia: Thái Lan (mắc 22, chết 14), Indonesia (mắc 14, chết 9), Campuchia (mắc 4, chết 4), Trung Quốc (mắc 6, chết 2), Việt Nam có 93 trường hợp mắc bệnh và chết 42 người ( trong đó TP.HCM có 2 chết vào tháng 2/2004 và 7/2005).

- Từ tháng 10/2005 dịch bệnh đã xuất hiện tại 26 tỉnh thành. Theo thông báo của Cục Thú y, đến 27/12/2005, dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở 23 xã, phường thuộc 14 huyện, thị của 8 tỉnh, thành phố, tổng số gia cầm tiêu hủy là 3.808.239 con (trong đó 1.264.068 con gà và 2.045.610 con vịt, ngan.). Mặc dù hiện nay dịch có dấu hiệu chựng lại, tuy nhiên mầm bệnh vần còn và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát và diễn biến phức tạp.

- Với đặc điểm mật độ dân cư đông, rất nhạy cảm với vấn đề an toàn dịch bệnh truyền nhiễm, mặc khác TP.HCM cùng với các tỉnh lân cận trong khu vực là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nếu xảy ra dịch bệnh sẽ phát sinh những bất ổn lớn về kinh tế, xã hội. Do đó, TP. HCM đã huy động cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm A ( H5N1).

 

II. CÁC CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2005:

1. Chủ động giết mổ, dự trữ, kinh doanh gia cầm có nguồn gốc an toàn dịch của thành phố và hỗ trợ cho các tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh đợt II:

Cuối năm 2004 dịch cúm gia cầm đã tái phát lần II tại 37/64 tỉnh thành, xảy ra nhiều nhất trên đàn thủy cầm nhất là đàn vịt chạy đồng và đàn cút. Nhờ kiểm soát tốt việc khôi phục lại chăn nuôi, tổng đàn gia cầm, thủy cầm của thành phố chỉ có 1.600.000 con (gà: 500.000 con, vịt: 300.000 con, chim cút: 800.000 con).

Để chủ động giám sát sự lưu hành của virus cúm, chủ động phát hiện sớm để xử lý nhanh gọn cơ quan thú y đã tiến hành lấy các mẫu huyết thanh xét nghiệm trên đàn gia cầm thành phố và hỗ trợ thêm cho các tỉnh (tỷ lệ 67,81% tổng đàn gia cầm của thành phố). Thành phố đã hỗ trợ 5,1 tỷ đồng để giảm thiệt hại cho người nuôi và các đơn vị thu mua, giết mổ đàn gia cầm, thủy cầm (trên 1.000 tấn) có kết quả âm tính với H5N1 phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết 2005.

2. Chủ động tiêu hủy và ngừng chăn nuôi thủy cầm:

Mặc dù có nhiều ý kiến tranh luận, nhưng để bảo vệ an toàn dịch bệnh, không lây cho người, Thành phố đã có chủ trương tiêu hủy 277.905 con vịt dương tính với H5N1. Kể từ ngày 06/02/2005 trên toàn địa bàn thành phố thực hiện chủ trương không nuôi thủy cầm và vận động người dân tự nguyện giảm đàn chim cút và ngưng nuôi gia cầm dạng quy mô nhỏ tại các xã giáp ranh với các tỉnh đang tiềm ẩn bộc phát dịch bệnh. Từ tháng 5 đến tháng 9/2005 đã triển khai tiêm phòng 500.000 liều vaccin và đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, người chăn nuôi, người tiêu dùng hiểu và thực hiện phương châm “ mỗi người dân hiểu biết về dịch cúm gia cầm, tự phòng chống cho mình và cho mọi người”.

 

4. Triển khai công tác phòng chống dịch sau khi có chỉ thị 34 của Thủ tướng Chính phủ

4.1. Ban hành văn bản kịp thời, liên tục kiểm tra, giao ban công tác.

Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã có các chỉ thị, văn bản chỉ đạo và triển khai công tác phòng chống dịch cúm trực tiếp cho trên 500 cán bộ chủ chốt quận, huyện, phường xã. Lập các đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện chế độ giao ban định kỳ để kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kịp thời.

4.2. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị:

Thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch bệnh với trạng thái luôn chủ động và triển khai quyết liệt, cụ thể:

Triển khai 5 lực lượng liên ngành hơn 500 người bao gồm: Quản lý thị trường, Công an, Thú y, Dân quân tự vệ, Thanh niên xung phong tổ chức kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các cửa ngõ ra vào thành phố, các tuyến đường bộ, đường sông, các điểm nóng, các khu vực giết mổ trái phép.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại địa bàn đến từng tổ dân phố để người dân nâng cao nhận thức cảnh giác và cùng tham gia kiểm tra giám sát thực hiện. Giao trách nhiệm cho Bí thư, Chủ tịch các địa phương chịu trách nhiệm chính trên địa bàn.

 

5. Các chủ trương, biện pháp quan trọng đang thực hiện:

5.1. Ngưng nuôi gia cầm lâu dài tại thành phố nếu chưa có biện pháp phòng chống dịch hữu hiệu:

Để tiến đến việc ngưng nuôi gia cầm, đồng thời nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, thành phố đã thực hiện:

- Hỗ trợ kinh phí 2,6 tỷ đồng để thu mua giết mổ trên 300 tấn gia cầm đã đến tuổi xuất chuồng và trên 600 triệu hỗ trợ thiệt hại khi tiêu hủy 115.000 con gà không đủ trọng lượng xuất chuồng.

- Chuẩn bị ban hành chính sách hỗ trợ nông dân, các hộ giết mổ, kinh doanh nhỏ và các trại chăn nuôi lớn chuyển đổi ngành nghề khác.

5.2. Phối hợp với các tỉnh trong công tác phòng chống dịch:

Qua kinh nghiệm 3 năm phòng chống dịch cho thấy sẽ không hiệu quả nếu không phối hợp hành động. Do đó ngày 24/11/2005 các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký với thành phố Chương trình phối hợp. Thời gian qua các cơ sở giết mổ của thành phố đã tiến hành thu mua, giết mổ trên 800.000 con gia cầm từ các tỉnh được kiểm soát chặt chẽ theo các tuyến đường quy định có đặt biển báo vào 3 cơ sở giết mổ tập trung.

5.3. Giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm:

Triển khai đến các nhà hàng, quán ăn, cơ sở chế biến có sử dụng sản phẩm gia cầm phải đăng ký mua thực phẩm tại cơ sở có nguồn gốc, kiểm soát của cơ quan Thú y. Quy định các cơ sở kinh doanh trứng phải trang bị hệ thống khử trùng trứng và thực hiện đầy đủ bao bì, nhãn hiệu, niêm phong đối với trứng trước khi xuất hàng.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

1. Mục tiêu và biện pháp triển khai thực hiện

         1.1. Mục tiêu của thành phố trong công tác phòng chống dịch là: Nỗ lực tối đa không để xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người. Nếu có trường hợp xảy ra phải kịp thời giám sát, cách ly không để lây lan trên diện rộng. Do đó đã xây dựng kế hoạch:

          + Loại trừ nguy cơ tiềm ẩn từ đàn động vật cảm nhiễm cúm gia cầm (H5N1); đề ra kế hoạch giảm đàn gà, cút…đồng thời tiến hành công tác tổng tiêu độc sát trùng chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, môi trường.. để tiến tới chủ trương không nuôi trong thời gian lâu dài tại thành phố.

          + Bảo đảm kiểm soát 100% gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập về thành phố đảm bảo các yêu cầu về quy định kiểm dịch Thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng lộ trình giảm tối đa số cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm chưa đủ các điều kiện an toàn dịch. Công bố danh mục địa chỉ các nguồn cung cấp thịt và sản phẩm gia cầm đạt tiêu chuẩn cho các cơ sở kinh doanh, chế biến, quán ăn, nhà hàng…đăng ký mua theo nhu cầu kinh doanh. Đồng thời giao nhiệm vụ cho các Tổng Công ty Thương Mại, Nông nghiệp Sài Gòn, các hệ thống siêu thị chuẩn bị dự trữ các nguồn thực phẩm thay thế phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

          + Xây dựng các chính sách hỗ trợ nhà chăn nuôi, các doanh nghiệp thu mua giết mổ trữ đông gia cầm, các cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm nhỏ lẻ chuyển đổi ngành nghề.

1.2. Các biện pháp đã triển khai thực hiện: để thực hiện các mục tiêu đề ra, thành phố đã huy động 5 lực lượng: Quản lý thị trường, Thú y, Công an, Dân quân tự vệ và Thanh niên xung phong tham gia và tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch.

2. Kết quả:

2.1. Tiến độ để tiến tới chủ trương không nuôi trong thời gian lâu dài:

 

Thời điểm tháng 23/11/2005

Thời điểm 27/12/2005

- Tổng số hộ nuôi: 503 hộ

- Tổng đàn: 3.076 con. Trong đó:

  + Gà: Không còn

  + Cút: Không còn

  + Bồ câu: 1.462 con

  + Chim cảnh: 1.544 con

  + Đà điểu: 70 con

- Tổng số hộ nuôi: 29 hộ

- Tổng đàn: 147 con. Trong đó:

  + Gà: Không còn

  + Cút: Không còn

  + Bồ câu: 91 con

  + Chim cảnh: 43 con

  + Đà điểu: 13 con

Hiện chỉ có 2 quận huyện báo cáo còn nuôi chim cảnh, bồ câu trên địa bàn, gồm: Quận 3 (91 bồ câu, 20 chim kiểng), quận 10 (23 con chim kiểng).

Đã di chuyển 43 con đà điểu về các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bến Tre. Riêng 13 con đà điểu tại 2 quận 9 và huyện Củ Chi đã thực hiện bao lưới cách ly, tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

-  Sau ngày 10/11/2005 các quận huyện đã tổ chức kiểm tra tình hình nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn. Kết quả đã cưỡng chế tiêu hủy:

+ Số trường hợp vi phạm   :   11.133  trường hợp

+ Gà        :   157.945 con.

+ Vịt, ngan, ngỗng       :    35.942 con

+ Cút, bồ câu, chim cảnh :    44.914 con

- Ngoài ra, có 13.478 hộ tự tiêu dùng 52.000 con gia cầm các loại.

       2.2. Kết quả thu mua, giết mổ dự trữ:

 Đối với đàn gia cầm nuôi quy mô tập trung có đăng ký kiểm soát bởi cơ quan thú y, trước tình hình tiêu thụ sản phẩm gia cầm giảm đáng kể, giá gia cầm sống xuất chuồng liên tục giảm, thành phố đã giao nhiệm vụ cho 2 Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ và Phú An Sinh chịu trách nhiệm tổ chức thu mua, cấp đông, trữ lạnh, chế biến và tiêu thụ. Thành phố đã có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ đàn gà. Giá thu mua được tính 8.000 đồng/kg và hỗ trợ thêm cho mỗi gà thịt 3.000đ và gà đẻ 5.000đ. Mặt khác hai Công ty cũng được hỗ trợ 50% giá thu mua để chi phí cho các khoản vận chuyển, cấp đông, trữ lạnh, hao hụt… Kết quả đến ngày 22/11/2005:

- 2 Công ty đã tổ chức thu mua, giết mổ: 164.426 con.

- 15 cơ sở giết mổ gia cầm còn lại đã tổ chức thu mua, giết mổ: 43.130 con

- Số phải xử lý hủy do trọng lượng gà dưới 1 kg và chim cút: 115.937 con.

- Số gia cầm được cấp giấy CNKD chuyển về các tỉnh: 39.445 con (trong đó: Công ty CP: 28.560 con, Công ty Gia cầm: 4.000 con, các hộ nuôi gà đẻ: 6885 con)

2.3. Tổ chức tiêu độc sát trùng:

Nhằm tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, các quận huyện đã phát động triển khai ngày chủ nhật xanh, đồng loạt các biện pháp vệ sinh tiêu độc sát trùng tại các cơ sở chăn nuôi, chợ, điểm kinh doanh gia cầm, nơi công cộng, trường học, ghe thuyền, lòng lề đường…với tổng diện tích 1.140.130 m2.

 

3. Vấn đề kiểm soát 100% nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập về từ các tỉnh:

       3.1. Tình hình giết mổ tại 3 cơ sở giết mổ:

          Trong 2 tháng ba cơ sở giết mổ gia cầm An Nhơn - Gò Vấp, Phú An Sinh - quận 12, Huỳnh Gia Huynh Đệ - Bình Chánh giết mổ 758.449 con (trong đó đã thu mua, giết mổ 550.893 con gia cầm từ các tỉnh).

       3.2. So sánh công tác kiểm dịch động vật gia cầm và sản phẩm nhập vào thành phố:

Thời điểm tháng 11/2005

Thời điểm từ 24/11 - 27/12/2005

-  Số xe trình kiểm: 62 xe/ngày

- Số gia cầm nhập: 10.814 con/ngày

- Số gia cầm tươi nhập: 2.813 con/ngày

- Số trứng nhập: 1.004.899 quả/ngày

-  Số xe trình kiểm: 68 xe/ngày

- Số gia cầm nhập: 14.723 con/ngày

- Số gia cầm tươi nhập: 3.338 con/ngày

- Số trứng nhập: 1.258.344 quả/ngày

       3.3. Tình hình kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong kinh doanh, giết mổ trái phép:

Thành phố đã tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm soát nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập từ các tỉnh qua các cửa ngõ ra vào thành phố và các tổ kiểm tra lưu động trên các tuyến đường giao thông nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm. Kết quả:

* Xử lý trên thị trường:

+ Số trường hợp vi phạm   :      1.105 trường hợp

+ Gia cầm sống :    11.650 con.

+ Thịt gia cầm    :      1.262 con và  1.228 kg

+ Chim phóng sinh       :      9.081 con

+ Lòng gia cầm    :         251 kg

+ Lông gia cầm    :         200 kg

+ Trứng gia cầm các loại   :  347.397 quả

Trong thời gian qua các Đoàn kiểm tra liên ngành đã liên tục hoạt động tình hình vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia cầm trái phép tại các địa bàn có giảm. Một số trường hợp phát hiện xử lý tiêu biểu trong thời gian qua (24/11 – 27/12/2005):

+ Tại trạm kiểm dịch động vật An Lạc, Bình Chánh đã phát hiện 2 trường hợp vận chuyển trứng gia cầm không đúng số lượng ghi trên giấy CNKD nên đã tịch thu, xử lý với số lượng 131.600 quả trứng gà, vịt.

+ Tổ kiểm tra lưu động quận 2 phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã xử lý 104.514 quả trứng gia cầm và 2.720 quả trứng cút không rõ nguồn gốc tại phường An Khánh (nơi cất giấu số trứng gia cầm trên) của vựa trứng Quang Phượng, trong khi nơi đăng ký kinh doanh của vựa trứng này là tại phường Bình An.

+ Ngày 05/12/2005, đội kiểm tra liên ngành quận 5 đã kiểm tra tại cửa hàng thực phẩm số 1 (126 Nguyễn Duy Dương, phường 9), thuộc Công ty CP thực phẩm Việt Nam đã phát hiện 116 kg thịt gà làm sẳn (gồm 70 kg thịt, 46 kg chân, lòng, cánh, thịt vụn). Số thịt trên có những bệnh tích: xuất huyết, bầm tím trên cơ và da, thịt có mùi thối và một số đã biến màu xanh. Lô hàng trên không có giấy CNKD. Qua kết quả xét nghiệm mẫu thịt trên lô hàng trên, các chỉ tiêu cảm quan, pH, NH3, H2S, Staphylococcus aureus vượt quá chỉ tiêu cho phép.

+ Ngày 13/12/2005 đội liên ngành Phú Nhuận kết hợp với Công an phường 17 kiểm tra địa chỉ 185/6 Phan Đình Phùng, phát hiện chủ nhà đang nhập trứng gia cầm không bao bì, không nhãn hiệu, không giấy CNKD. Đoàn đã tịch thu tiêu hủy 600 trứng vịt muối và 160 trứng gà.

+ Ngày 16/12/2005 từ nguồn tin của địa phương, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Nhà Bè đã bắt và xử lý việc vận chuyển trái phép 52 con vịt đưa từ Long An. Ngày 17/12/2005, trạm Thú y Nhà Bè và BCĐ PCD xã Long Thới phát hiện trên địa bàn 86 con vịt của người dân xã Long Hậu huyện Cần Giuộc, Long An, tổ kiểm tra liên ngành đã tịch thu và xử lý hủy số thủy cầm trên.

   + Ngày 18/12/2005 đội liên ngành Thủ Đức kiểm tra trên cánh đồng giáp sông Sài Gòn thuộc khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh đang thả đồng 350 vịt không kiểm dịch của ông Nguyễn Văn Liêm, đã xử lý tiêu hủy. Cùng lúc có 100 con vịt cũng trên cánh đồng này không người nhận, số vịt trên cũng đã xử lý hủy.

+ Ngày 21/12/5005 Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm Nhà Bè đã phát hiện và xử lý 1 trường hợp vận chuyển trái phép 600 vịt có nguồn gốc từ Vĩnh Long bằng xe chuyên dùng biển số 66F-0463 do ông Huỳnh Văn Năng điều khiển giấy kiểm dịch không đúng và vận chuyển sai tuyến đường quy định.

   + Từ ngày  23/12 - 24/12/2005, Đoàn liên ngành quận Gò Vấp đã kiểm tra và xử lý hủy 2 trường hợp với 1.245 kg thịt cút làm sẳn không có giấy CNKD, có nguồn gốc không rõ ràng, chưa lấy lòng, có mùi hôi. Ngày 24/12/2005, đoàn đã kiểm tra vựa trứng Ba Cúc đã xử lý 22.800 trứng vịt không có nguồn gốc rõ ràng. Ngày 25/12/2005, xử lý 900 trứng lộn tại vựa Long Mỹ - Út Trực do xuất bán trứng có nguồn gốc không rõ ràng và không đúng quy định. Ngày 26/12/2005, xử lý 17.700 trứng muối và bắc thảo tại vựa Long Mỹ - Út Trực không có giấy CNKD.

Đến nay, 150 cán bộ chiến sỹ của Bộ chỉ huy quân sự thành phố và 184 thanh niên niên xung phong đã tăng cường phối hợp thường xuyên với các lực lượng kiểm tra liên ngành thú y, kiểm soát lưu động tại các quận huyện và bốn trạm kiểm dịch đầu mối giao thông Thủ Đức, Xuân Hiệp, An Sương, An Lạc.

3.4. Tình hình tại các vựa trứng kinh doanh trên địa bàn thành phố:

          Đến 03/12/2005 có 75 vựa trứng trực tiếp đăng ký tiếp nhận nguồn trứng gia cầm từ các tỉnh sau đó phân phối lại cho các hộ kinh doanh khác; 45 vựa đăng ký chỉ tiếp nhận nguồn trứng các vựa trên địa bàn thành phố và phân phối lại. 75 vựa kinh doanh trứng có nguồn gốc từ các tỉnh đã lắp đặt thiết bị khử trùng bằng ozone. 4 vựa có trang bị thiết bị tiêu độc khử trùng và 41 vựa không trang bị tiêu độc khử trùng, đăng ký tiếp nhận từ các vựa sĩ (hiện nay đã có thương hiệu riêng của cơ sở).

 

       4. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề:

          Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm việc với Sở Tài Chính, Sở Thương Mại, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và Ủy ban nhân dân các quận huyện thống nhất nội dung dự thảo chính sách hỗ trợ các hộ, cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia cầm di dời và chuyển đổi ngành nghề sản xuất, theo hướng:

          - Hỗ trợ ổn định cuộc sống khi ngưng sản xuất

          - Hỗ trợ khoanh nợ vay ngân hàng

          - Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho người lao động làm việc tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, ấp trứng, kinh doanh gia cầm, thủy cầm

          - Hỗ trợ chi phí di dời chuồng trại, cơ sở giết mổ; xây dựng cơ sở mới ngoài địa bàn thành phố.

          - Hỗ trợ cho vay, hỗ trợ thuế

          - Trợ cấp khó khăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang thật sự khó khăn do đã chấp hành chỉ đạo ngưng nuôi gia cầm theo chỉ đạo của UBND thành phố.

          - Hỗ trợ đầu tư tủ cấp đông, bảo ôn, kinh doanh sản phẩm gia cầm.

      

5. Chuẩn bị nguồn thực phẩm thay thế sản phẩm gia cầm:

       Sở Thương Mại có văn bản số 5340/BC-STM ngày 07/12/2005 về Kế hoạch Tổ chức Tết Nguyên đán Bính Tuất 2006, trong đó các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố (Sài Gòn Coop), Công ty lương thực thành phố dự kiến lượng thịt bán ra là 5.120 tấn thịt heo, bò (dự phòng thay thế 1.190 tấn thịt gia cầm) và 4.000 tấn thực phẩm chế biến (lượng dự trữ thay thế thịt gia cầm khoảng 100 tấn).

 

6. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền:

          - Đã phát hành 375 cassette, đĩa CD tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm chuyển đến Ban chỉ đạo PCD CGC quận, huyện.

- Đã tổ chức tập huấn 474 buổi cho 33.632 người, phát hành 860.407 tờ bướm, treo 1.195 băng rôn, 9.734 áp phích, 115 pano. Nhiều quận, huyện đã tổ chức tuyên truyền bằng xe phóng thanh trên đường phố.

- Đã triển khai lập cam kết với 8.885 quán ăn, nhà hàng bếp ăn tập thể đăng ký sử dụng nguồn thịt sạch, không sử dụng các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

- Ngoài ra, Trung tâm thông tin triển lãm thuộc Sở Văn hóa thông tin thành phố đã phát hành 2 tài liệu bài phát thanh tuyên truyền, 4 câu khẩu hiệu tuyên, phát hành 50.000 tài liệu, tờ bướm, áp phích, tờ rơi của ngành Y, 40 xe loa tuyên truyền và 12 đài truyền thanh của các quận ven thành phố và ngoại thành cùng trạm truyền thanh của các xã, thị trấn đôn đốc, nhắc nhở quần chúng nhân dân tại địa phương về phòng chống dịch cúm gia cầm.

 

7. Tình hình hoạt động giết mổ tại cơ sở giết mổ gia cầm An Nhơn:

       - Hiện nay, ngoài 3 cơ sở chính thức hoạt động, đã có 15 cơ sở giết mổ đã đăng ký và đang hoạt động giết mổ tại cơ sở An Nhơn, bao gồm các thương hiệu: Trung Tín, Xinh, Phan Tôn, Hải Triều, Sỹ Thu, Tân Mỹ Châu, Hoàng Minh, Hiền An,  Mạnh Thắng, Công Luận, Ngọc Hà, Thanh Toàn, Út Nhi, Ngọc Sương và Công ty Thanh Bình (Đồng Nai). Gia cầm nhập vào giết mổ đều có giấy CNKD và có giấy chứng nhận Kiểm dịch sản phẩm động vật chuyển nội tỉnh đối với thành phẩm.

       - Đến nay, Cơ sở giết mổ gia cầm An Nhơn đã thực hiện chấn chỉnh một số nội dung như bố trí được khu vực rửa xe trước khi rời khỏi cơ sở, đã thực hiện trãi nhựa đường và đổ bê tông, tăng cường vệ sinh khu vực bãi cỏ phía sau khu cho thuê mặt bằng giết mổ, đã gia cố khu vực thềm sau trong ô giết mổ đã bị xuống cấp. Ngoài ra, Chi cục thú y cũng giám sát chặt chẽ không cho tồn lưu gia cầm sống sang hôm sau.

 

8. Tình hình kiểm tra của 3 đoàn kiểm tra tại các quận huyện:

       - Tại các cơ sở chế biến gà vịt quay đều thực hiện cam kết sử dụng gia cầm an toàn, có nguồn gốc và có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan thú y.

       - Các vựa trứng nhập nguồn trứng trực tiếp từ các tỉnh đã thực hiện các quy định của cơ quan thú y trong việc tiêu độc sát trùng, xử lý phân loại, đóng hộp trước khi xuất bán. Đối với DNTN Ba Huân có quy trình xử lý trứng theo từng công đoạn và bố trí thành những khu vực riêng biệt. Đây là mô hình cần được nhân rộng. 

       - Hầu hết các cơ sở, nhà hàng, quán ăn có kinh doanh sản phẩm gia cầm chế biến đã thực hiện cam kết mua các sản phẩm gia cầm  đã có giấy CNKD, có nguồn gốc, địa chỉ phân phối rõ ràng và được bảo quản trong tủ lạnh trước khi đưa ra sử dụng.

       - Không còn tình trạng mua bán gia cầm trái phép tại các xã giáp ranh với các tỉnh. Tuy nhiên, tại khu vực xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An vẫn diễn ra haọt động mua bán, giết mổ thủy cầm, vì vậy nguy cơ đưa nguồn sản phẩm thủy cầm từ Long An vào thành phố tại đây  là rất lớn.

      

9. Tình hình hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm trên người

       - Ngày 18/12/2005, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai buổi diễn tập phòng chống đại dịch cúm ở người tại địa bàn huyện Củ Chi với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Y tế cùng với trên 500 người thuộc các ban ngành thành phố và các tỉnh thành phía Nam. Với lực lượng y tế làm nồng cốt, cùng nhiều ban ngành địa phương, buổi diễn tập gồm 2 nội dung chính: cơ chế điều hành phòng chống dịch và thực hành các biện pháp dự phòng, thu dung điều trị. Các tình huống giả định đặt ra sát với thực tế, ngay tại phân xưởng làm việc khi 1 công nhân phát sốt và nhanh chóng được cách ly. Theo đánh giá của các chuyên gia, buổi diễn tập diễn ra thành công, đặc biệt có sự tham gia tích cực của người dân địa phương.

         - Sở Y tế tiếp tục phối hợp với Công ty Samco đẩy nhanh tiến độ cải tạo xe cấp cứu phục vụ công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.

       - Tiếp tục phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra nguồn gốc sử dụng nguồn thực phẩm gia cầm kết hợp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, các điểm kinh doanh ăn uống, chế biến thực phẩm…

 

10. Sở Khoa học và công nghệ:

       - Đang tiếp tục theo dõi việc nghiên cứu và triển khai đóng gói, hút chân không, cân, dán nhãn tự động, mã vạch…để bao gói các sản phẩm gia cầm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và tránh bị làm giả.

       - Phối hợp cùng Sở Thương Mại và Đại học Bách Khoa nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các thiết bị bảo ôn cần lựa chọn phục vụ cho việc kinh doanh sản phẩm gia cầm tại các chợ trên địa bàn thành phố.

 

11. Một số công tác khác:

         - Hội sinh vật cảnh Gò Vấp đã hoàn chỉnh phương án thiết kế xây dựng khu chăn nuôi, bảo tồn đàn chim cảnh tại Lô B5 đường số 10, phường 11 quận Gò Vấp.

       - Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y phối hợp với các quận huyện triển khai 7 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật ủ phân sinh học cho 345 nông dân trồng rau trên địa bàn 3 quận huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12. Song song đó, cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống từng hộ dân hướng dẫn thực hành thao tác ủ phân đúng quy trình. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai thực hiện 1 mô hình ủ phân tại xã Tân Phú Trung, Củ Chi, các hô hình còn lại sẽ triển khai thực hiện vào tháng 01/2006 và kết hợp với Đài Truyền hình thực hiện 1 bản tin thời sự về kỹ thuật ủ phân và men vi sinh phát trên HTV ngày sáng 21/12/2005.

       - Về triển khai mô hình chuyển đổi từ chăn nuôi gia cầm sang chăn nuôi thỏ tại huyện Củ Chi: Trung tâm Khuyến nông đã ký hợp đồng với cơ sở thỏ Thanh Tâm (xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi) để thực hiện 10 mô hình nuôi thỏ (1 mô hình gồm 24 con: 20 thỏ cái, 4 thỏ cái).

 

IV. PHỐI HỢP VỚI CÁC TỈNH

       - Ngày 24/11/2005 tại Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết chương trình hợp tác với các tỉnh nêu trên tại Văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân thành phố. Mục tiêu chung là:

          + Nỗ lực tối đa không để xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người. Nếu có trường hợp xảy ra phải kịp thời giám sát, cách ly không để lây lan trên diện rộng.

+ Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm với quy mô hợp lý, bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm.

+ Phối hợp kiểm soát 100% gia cầm, sản phẩm gia cầm được nuôi trong khu vực và được nhập vào các địa phương đảm bảo các yêu cầu về quy định kiểm dịch Thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hỗ trợ xây dựng và duy trì chuỗi sản xuất khép kín từ chăn nuôi công nghiệp gắn với giết mổ tâp trung và hệ thống kinh doanh phân phối có bao bì, thương hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 1/12/2005, Chi cục thú y đã chủ trì làm việc với các tỉnh về phối hợp trong công tác kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm gia cầm, nhằm quản lý chặt chẻ nguồn sản phẩm gia cầm đưa vào tiêu thụ tại thành phố và phối hợp thực hiện một số biện pháptrong công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm gia cầm. Chi cục thú y các tỉnh đã thống nhất với những biện pháp của thành phố, cụ thể:

  + Trứng phải được tiêu độc sát trùng kỹ trước khi vận chuyển về thành phố;

  + Tiếp tục giám sát, lấy mẫu huyết thanh đàn gia cầm;

  + Phải có xe chuyên dùng vận chuyển gia cầm về thành phố và đi theo tuyến đường đã quy định về các cơ sở giết mổ;

  + Đối với các gia cầm được giết mổ từ tỉnh nhập vào thành phố phải có bao bì, thương hiệu của cơ sở rõ ràng, có ngày sản xuất. Các tỉnh có trách nhiệm cung cấp địa chỉ cơ sở giết mổ của tỉnh đang có sản phẩm tiêu thụ tại thành phố. Ngoài ra, các sản phẩm gia cầm sau khi giết mổ phải được bảo quản lạnh và vận chuyển về thành phố bằng xe bảo ôn.

 

VI. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

 - Ngày 18/11/2005 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ký Quyết định số 5874/QĐ-UBND về kiện toàn và đổi tên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thành phố thành Ban Chỉ đạo Thực hiện Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người. Đồng thời, mời đại diện Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Cựu Chiến binh thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố, Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia Ban Chỉ đạo đã giúp huy động thêm lực lượng theo dõi, kiểm tra nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, giúp Ủy Ban nhân dân thành phố kịp thời chỉ đạo việc phòng, chống dịch, đảm bảo tình hình an sinh xã hội, tránh khả năng dịch bệnh xâm nhập vào thành phố.

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm, thủy cầm các quận, huyện đã tích cực triển khai công tác phòng, chống dịch đến các xã, phường, thị trấn.

- Hiện nay, đàn gà trên địa bàn thành phố đã ngừng nuôi, các hộ chăn nuôigia cầm có đăng ký đã xuất bán hết, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cơ bản đã được vận động tự tiêu thụ hoặc được xử lý. Riêng các hộ nuôi chim kiểng, bồ câu đã được vận động, cam kết ngưng nuôi và di chuyển ra khỏi địa bàn thành phố trước ngày 31/12/2005.

- Hầu hết các điểm đông dân cư, chợ, trường học, cơ quan công sở đều có treo băng rôn, biểu ngữ, áp phích tuyên truyền công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm. Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các buổi tập huấn, phát loa, treo băng rôn, áp phích tuyên truyền. Tác động của công tác tuyên truyền, vận động đã tạo hiệu quả tốt trong việc nâng cao nhận thức của người dân.

- Mặc dù gặp khó khăn, thiệt hại trong chăn nuôi, nhưng người dân vẫn chấp hành tốt chủ trương của thành phố về việc ngưng nuôi, mặc dù tâm lý vẫn muốn duy trì nghề chăn nuôi gia cầm.

- Các cơ sở giết mổ gia cầm nhỏ lẻ đã chấp hành tốt chủ trương ngưng hoạt động mặc dù tâm tư nguyện vọng vẫn còn muốn duy trì hoạt động tại thành phố.

 - Tình hình kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố được quản lý chặt chẽ tại các chợ, sản phẩm gia cầm đều được đóng gói, có bao bì, tem nhãn của cơ sở sản xuất và qua kiểm dịch của thú y.

- Lượng gia cầm và sản phẩm gia cầm từ các tỉnh nhập vào thành phố để giết mổ và tiêu thụ đang có chiều hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây, nhất là vào lễ Noel (24/12/2005) lượng gia cầm giết mổ là 40.771 con (gấp 1,6 lần so với lượng giết mổ ngày hôm trước). Bình quân 1 ngày trong tháng 10/2005, khi chưa xảy ra dịch cúm gia cầm tại các tỉnh miền Tây và miền Bắc có 118 xe vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập về thành phố, đến tháng 11/2005 bình quân chỉ còn 62 xe/ngày và đến tháng 12/2005 bình quân 68 xe/ngày.

- Tổ chức thành công buổi diễn tập phòng chống đại dịch cúm ở người tại huyện Củ Chi.

* Một số mặt còn tồn tại, khó khăn 

- Tiến độ xử lý đàn gia cầm tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên quá trình tổ chức triển khai đã gặp không ít khó khăn do tâm lý người dân muốn giữ lại một cặp gà để nhân giống trở lại sau khi tình hình dịch bệnh trong nước lắng dịu; gà nuôi nhỏ lẻ được thả rong ngoài ruộng nên là một trở ngại lớn trong việc thu gom xử lý. Tuy nhiên nhờ vào nỗ lực của các quận, huyện nên cho đến nay về cơ bản đã giải quyết xong số gà nuôi nhỏ lẻ. Mặc dù vậy vẫn phải tiếp tục duy trì việc rà soát, phát hiện, xử lý các trường hợp còn sót lại.

- Các quận huyện đang vận động người dân di chuyển đàn chim kiểng, bồ câu ra khỏi thành phố trước này 30/11/2005 theo tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố tại công văn số 7345/UBND-CNN ngày 15/11/2005, nhất là 2 quận 3 và 10. 

         - Các vựa trứng nhập nguồn trứng trực tiếp từ các tỉnh cần tuân thủ đúng các yêu cầu về vệ sinh tiêu độc đến việc bảo hộ cho người lao động tiếp xúc trực tiếp với trứng. Chi cục thú y phải giám sát, đôn đốc, nhắc nhỡ thường xuyên nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

- Đối với cơ sở giết mổ gia cầm An Nhơn thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn  nhanh chóng khắc phục những tồn tại như: không có khu vực tồn trữ gia cầm, nền nhà và hệ thống thoát nước không đạt yêu cầu.

 

VI. KẾ HOẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI

A. Kế hoạch triển khai của thành phố:

1. Tiếp tục rà soát, kiểm tra tình hình đàn gia cầm còn nuôi trên địa bàn thành phố

- UBND các quận huyện thường xuyên rà soát, kiểm tra trên địa bàn nhằm phát hiện các trường hợp còn tồn tại nuôi gia cầm, các hộ nuôi chim kiểng, đà điểu nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố.

- Đối với các loài chim quý hiếm: Hội sinh vật cảnh Gò Vấp nhanh chóng triển khai xây dựng khu bảo tồn chim tại địa điểm đã được phê duyệt và phối hợp với các cơ quan thú y, đoàn thể di chuyển đàn chim quý hiếm vào khu cách ly chung để dễ kiểm soát dịch bệnh. Đến cuối tháng 12/2005 hoàn tất việc đưa đàn chim kiểng quý hiếm vào khu tập trung tại quận Gò Vấp theo kế hoạch đã được chấp thuận.

- Đối với các khu vực cách ly đàn đà điểu phải thường xuyên tiêu độc sát trùng nhằm bảo đảm tốt các điều kiện an toàn sinh học.

- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện hàng tuần họp giao ban nhằm kiểm tra, đôn đốc các ngành các cấp thực hiện các chỉ đạo của thành phố và báo cáo kết quả cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 thành phố.

2. Đẩy mạnh việc kiểm soát 100% nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm từ các tỉnh nhập về thành phố.

- Tiếp tục bố trí lực lượng tại cửa ngõ đường bộ, kiểm tra cơ động trên các trục lộ giao thông nhằm kiểm soát nghiêm ngặt và phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm. Cần lưu ý tăng cường kiểm soát việc vận chuyển gia cầm trên tuyến đường thủy và rà soát các điểm buôn bán gia cầm sống phát sinh qua vận chuyển bằng đường thủy.

- UBND huyện Nhà Bè cần phối hợp với UBND huyện Cần Giuộc tỉnh Long An có biện pháp phối hợp nhằm ngăn chặn những hành vi vận chuyển trái phép thủy cầm vào thành phố, đồng thời chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch xã Long Thới tăng cường công tác kiểm tra giám sát và ngăn chặn kịp thời các trường hợp mua bán, vận chuyển gia cầm trái phép vào thành phố.

- UBND các quận huyện tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra tình hình thực hiện cam kết, đăng ký địa chỉ mua sản phẩm gia cầm tại các nhà hàng, quán ăn, cơ sở chế biến, cửa hàng kinh doanh sản phẩm gia cầm. Kết hợp khuyến cáo dán bản cam kết sử dụng nguồn gia cầm sạch có địa chỉ rõ ràng ở nơi người tiêu dùng tại nơi dễ nhìn thấy nhất, giúp người tiêu dùng yên tâm trong sử dụng sản phẩm. 

       - Các đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường và tập trung kiểm tra xử lý sản phẩm gia cầm nhập lậu tại khu vực đường sông, các cửa ngõ ra vào thành phố từ nay đến Tết Nguyên đán. Nếu phát hiện đối tượng vi phạm nhiều lần có thể đề nghị Công an xem xét việc tạm giữ phương tiện.

3. Công tác tuyên truyền

       - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đảm bảo từng người dân nắm được thông tin, nâng cao hiểu biết để cùng tham gia phòng chống dịch.

       - UBND các quận huyện tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, phát hiện các trường hợp nuôi gia cầm còn tồn tại trên địa bàn thành phố.    

 

B. Triển khai chương trình hợp tác với các tỉnh

1. Triển khai thực hiện, cụ thể hoá các mục tiêu chung và chương trình hành động chung đã ký kết giữa thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh lân cận:

- Phối hợp kiểm soát trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh và giám sát dịch bệnh trên gia cầm.

- Phối hợp kiểm soát khi xảy ra tình huống khẩn cấp lây lan dịch bệnh sang người.

- Thường xuyên trao đổi cung cấp thông tin dịch bệnh.

2. Đối với các khu vực giáp ranh các tỉnh:

          Các Sở ngành cùng Ủy ban nhân dân các huyện giáp ranh với các tỉnh tăng cường cường độ, mật độ kiểm soát tình hình chăn nuôi, dịch bệnh và việc vận chuyển gia cầm tại các vùng giáp ranh để kịp thời phát hiện, ứng phó, cô lập xử lý.


Số lượt người xem: 4391    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm