SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
1
3
9
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 19 Tháng Mười Một 2005 10:55:00 CH

Tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và các Sở ngành liên quan

-


1. Hoạt động của Ban chỉ đạo PCDGCTC thành phố

Nhằm cụ thể hoá các chủ trương thực hiện Chỉ thị 31/2005/CT-UBND, Thường trực ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm thành phố đã có những văn bản chỉ đạo các biện pháp cụ thể, giải quyết kịp thời các kho khăn vướng mắc trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.

- Công văn số 7275/UBND-CNN tập trung chấn chỉnh hoạt động giết mổ gia cầm, hướng dẫn thực hiện công tác thu mua và chi hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi gia cầm sản xuất hàng hoá. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, quy định lộ trình và biển báo đối với các phương tiện vận chuyển gia cầm. Chính sách chuyển đổi ngành nghề cho các hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ.

- Công văn số 7354/UBND-CNN triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu các quận, huyện, sở ngành tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh sản phẩm gia cầm, hướng dẫn biện pháp xử lý các hộ nuôi chim kiểng, hướng dẫn chính sách hỗ trợ thiệt hại cho đàn gà chưa đến tuổi xuất chuồng, gia hạn thời gian giết mổ đàn gà đến tuổi xuất chuồng, Chính sách chuyển đổi ngành nghề cho các hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ.

- Công văn số 7345/UBND hướng dẫn hỗ trợ giá gia cầm khi xử lý tiêu hủy trong đợt thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phóng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm trên người.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm thành phố đã tổ chức 6 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn, các đoàn kiểm tra liên tục hoạt động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.

 

2. Hoạt động của Ban chỉ đạo PCDGCTC các quận, huyện

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm 24 quận, huyện đã xây dựng và tham mưu cho Ủy ban nhân dân phê duyệt và ban hành kế hoạch hành động khẩn cấp đối phó khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm trên người. Trong đó một số quận, huyện có xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp có nội dung chặt chẽ và ban hành chỉ thị phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm địa phương và các ban ngành đoàn thể có liên quan như : Quận 5, Quận 6, Quận 7, Tân Bình, Bình Tân, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Thạnh.

- Đối với các hộ chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ lẽ: Các quận, huyện đã tập trung tổ chức tốt việc rà soát thống kê các hộ chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ lẻ. Vận động các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tự giết mổ tiêu dùng trước ngày 10/11/2005, đến nay các quận, huyện đã cơ bản hoàn tất công tác xử lý các hộ chăn nuôi nhỏ lẽ trên địa bàn. Trước thời điểm triển khai Chỉ thị 31/2005/CT-UBND trên địa bàn thành phố có trên 18.000 hộ có nuôi gia cầm tập trung tại các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức, Quận 9 và  Quận 12, đến nay qua báo cáo của các đơn vị chỉ còn khoảng 1.257 hộ còn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Củ Chi. Căn cứ đánh giá của 6 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm của thành phố hiện nay chỉ còn rải rác một số ít tại các điểm giáp ranh của một số quận, huyện như Củ Chi, Hóc Môn, Quận 2, Quận 9, 12, Gò Vấp, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Thạnh.

- Đối với các hộ chăn nuôi sản xuất hàng hoá, Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh đã phối hợp tốt với 2 Công ty Huỳnh Gia-Huynh Đệ và Phú An Sinh thu mua 152.057 con gà để giết mổ cấp đông tiêu thụ dần. Xử lý tiêu hủy 114.501 con gà chưa đến tuổi xuất chuồng không tiêu thụ được, tiêu hủy đàn cút và bồ câu của các hộ chăn nuôi.

 - Về việc tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch: Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện có phân công cho Phòng văn hoá, thông tin phối hợp với Ban quản lý các chợ, Ủy ban nhân dân các phường xã tổ chức phát loa tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, phổ biến các tài liệu bướm cho người chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm gia cầm, tổ chức các đường dây nóng tiếp nhận và kiểm tra xác minh các thông tin của nhân dân cung cấp có liên quan đến công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, các quận, huyện thực hiện tốt nội dung này gồm có Quận 9, Gò Vấp, Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn....

- Các quận, huyện đã thành lập các Đoàn liên ngành kiểm tra xử lý các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia cầm, thủy cầm trái phép. Một số quận, huyện đã triển khai thực hiện tốt gồm có Quận 2, Quận 6, Quận 8, Bình Chánh, Củ Chi, Gò Vấp…

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm thành phố đã phối hợp với các quận, huyện: Quận 1, Quận 9, Quận 11, huyện Cần Giờ hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm tại các khu vui chơi giải trí như Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Đầm Sen, Suối Tiên, Vườn Cò, khu du lịch Vàm Sát, huyện Cần Giờ. Trong quá trình kiểm tra đã yêu cầu các cơ sở ngưng không cho khách tham quan khu vực nuôi chim cảnh, thống kê số lượng chim kiểng một cách chặt chẽ, thực hiện quây lưới ngăn không cho chim kiểng tiếp xúc với chim hoang dã, thực hiện tiêu độc sát trùng khu vực, bẩy bắt và lấy mẫu giám sát virus trên đàn chim kiểng định kỳ, khi phát hiện có dấu hiệu chim kiểng bị chết phải báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương và Chi cục thú y thành phố để có biện pháp xử lý.

 

3. Hoạt động của Sở Nông nghiệp & ptnt và Ngành thú y thành phố

- Sở Nông Nghiệp và PTNT, Chi cục thú y thành phố đã công bố các số điện thoại đường dây nóng 8297580- 0989757079 để người dân cung cấp các thông tin có liên quan về tình hình dịch cúm gia cầm. Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập 12 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các quận, huyện các đoàn kiểm tra đã tiếp xúc trực tiếp với các hộ chăn nuôi. Phát hành 317 CD tuyên truyền công tác phòng chống dịch cúm gia cầm cho các quận, huyện.

- Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Chi cục thú y thành phố xây dựng phương án đẩy nhanh tiến độ xử lý đàn gia cầm nhằm giảm nhanh nguồn cảm nhiễm trên địa bàn. Thành phố đã hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi cho Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ và Phú An Sinh thu mua đàn gà với giá 8.000 đ/kg và hỗ trợ người chăn nuôi với mức 3.000 đ/con đối với gà thịt và 5000 đ/con đối với gà đẻ; xử lý tiêu hủy đàn cút đồng thời hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi chim cút với mức 1.000 đ/con cút, đến ngày 17/11/2005 đã cơ bản xử lý xong đàn gia cầm và chấm dứt hoạt động chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp với Sở Thương Mại, Sở Tài Chính thành phố tham mưu chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi dạng sản xuất hàng hoá, các cơ sở giết mổ gia cầm nằm trong khu vực dân cư, các hộ kinh doanh sản phẩm gia cầm tại các chợ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y có điều kiện chuyển đổi ngành nghề  trong đó đã đề xuất các biện pháp cụ thể như: hỗ trợ sinh hoạt phí trong 3 tháng với mức 500.000 đ/người trong 3 tháng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, cho các hộ kinh doanh vay vốn để chuyển đổi mặt hàng kinh doanh, đề nghị giảm thuế trong giai đoạn đầu sau khi chuyển đổi, bàn với Hội Phụ Nữ xây dựng qũy cho vay để chuyển đổi ngành nghề, giới thiệu các mô hình nuôi các vật nuôi thay thế gia cầm cho các hộ chăn nuôi;  có chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ di dời về các tỉnh để tiếp tục hoạt động.

- Một số hoạt động cụ thể của Ngành thú y thành phố trong thời gian vừa qua như sau :

+ Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, sẵn sàng mọi phương tiện, trang thiết bị, vật tư, bảo hộ lao động, hóa chất tiêu độc sát trùng, chuẩn bị lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch, bố trí nhân sự trực phòng chống dịch cúm gia cầm tại các Văn phòng Chi cục và các đơn vị  nhằm kịp thời tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.

+ Phát hành bổ sung 150.000 tờ bướm tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm cho các quận huyện (tổng số đã phát hành là 210.000 tờ); cung cấp băng đĩa tuyên tuyền về phòng chống dịch cúm gia cầm cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch các phường xả tổ chức phát loa tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, in ấn 11.000 tờ áp phích phân bố cho mỗi phường xã 50 tờ dán tại các trường học, quán ăn, bản tin khu phố…Phối hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh, các báo đưa tin, bài về hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm của thành phố.nhằm đảm bảo mọi người dân đều tiếp cận được thông tin phòng chống dịch cúm gia cầm.

+ Thành lập 03 đoàn kiểm tra về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại các quận, huyện trong đó tập trung kiểm tra công tác tuyên truyền; thống kê các hộ chăn nuôi gia cầm, công tác xử lý các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẽ, công tác thu mua của các Công ty. Thành lập Đội đặc nhiệm phòng chống dịch cúm gia cầm nhằm hổ trợ công tác xử lý khi phát hiện trường hợp dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, phối hợp với Ngành Y tế chuẩn bị tổ chức diễn tập đối phó tình huống dịch bệnh phát sinh trên phạm vi 1 phường khu vực nội thành và 1 xã khu vực ngoại thành.

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm tại các khu vui chơi giải trí như Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Đầm Sen, Suối Tiên, Vườn Cò, khu du lịch Vàm Sát, huyện Cần Giờ

+ Công bố số điện thoại đường dây nóng  9551360- 08.9551361, phân công cán bộ trực 24/24, hàng ngày đã tiếp nhận khoảng 20 thông tin có chủ yếu về địa chỉ các hộ còn nuôi gia cầm, các điểm kinh doanh sản phẩm gia cầm trái phép, giải thích các chủ trương, biện pháp phòng chống dịch của thành phố. Ngoài ra các Trạm thú y 24 quận, huyện cũng thiết lập các số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý các thông tin về phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn.

+ Phối hợp với Sở Giao thông công chánh, lực lượng Quản lý thị trường, Cảnh sát 113, Cảnh sát giao thông và lực lượng Thanh niên xung phong quy định các tuyến đường vận chuyển gia cầm về 03 cơ sở giết mổ được phép duy trì hoạt động nhằm kiểm soát 100% lượng gia cầm từ các tỉnh nhập về thành phố.

+ Phối hợp với Ngành Y tế, Ủy ban nhân dân Quận 8, Quận 12, Gò Vấp, Bình Chánh tham mưu  Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia cầm, thủy cầm thành phố tạm thời đình chỉ hoạt động các cơ sở giết mổ nằm trong khu vực dân cư , hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo yêu cầu, đề xuất duy trì hoạt động 03 CSGM có quy mô công nghiệp là Phú An Sinh, An Nhơn và Huỳnh Gia Huynh Đệ.

 

3. Hoạt động của  Ngành Y Tế 

 - Ngành Y tế đã xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm trên người. Trong đó phân công trách nhiệm cụ thể như sau:

- Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe triển khai kế hoạch truyền thông phòng chống dịch cúm gia cầm.

+ Trung tâm y tế dự phòng xây dựng các đội cơ động phòng chống dịch, triển khai các hoạt động thanh khử trùng môi trường, giám sát cách ly dịch bệnh.

+ Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế đảm bảo việc thực hiện kiểm dịch tại các cửa khẩu.

+ Bệnh viện Nhiệt Đới và Bệnh  Viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Phạm Ngọc Thạch xây dựng khu cách ly điều trị mỗi bệnh viện 50 giường bệnh, giám sát virus, huấn luyện đào tạo cán bộ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân của thành phố và các tỉnh phía Nam.

+ Bệnh viện cấp cứu Trung Vương điều hành hệ thống vận chuyển cấp cứu đảm bảo an toàn trong việc vận chuyển bệnh nhan cúm. Hệ thống vận chuyển bao gồm xe cấp cứu các quận, huyện, bệnh viện thành phố được dự phòng huy động vận chuyển bệnh nhân cúm.

+ Trung tâm y tế các quận, huyện: xây dựng khu cách ly điều trị từ 3-10 giường, xây dựng Đội cơ động phòng chống dịch phục vụ cho công tác phòng chống dịch và điều trị theo điều động của Sở Y tế thành phố.

- Ngày 17/11/2005 Sở Y tế thành phố đã tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với nguy cơ xảy ra dịch cúm trên người trên diện rộng tại địa bàn thành phố với sự tham gia của các Bệnh Viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Bệnh Viện Nhiệt Đới và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

- Chủ trì phối hợp với Sở Thương Mại, Sở Nông Nghiệp và PTNT xây dựng và công bố các chuỗi sản phẩm gia cầm an toàn để phổ biến cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm gia cầm sạch.

- Sở Y Tế thành phố đã xây dựng và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch tổ chức vận hành hệ thống giám sát cảnh báo, cách ly, kiểm dịch nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống dịch cúm trên người.

 

4. Hoạt động của Sở Thương Mại và Quản Lý Thị trường thành phố

- Sở Thương Mại đã có Công văn số 4783/STM-TMDV,ngày 02/11/2005 về việc phòng chống dịch cúm gia cầm trên người trong đó giao trách nhiệm Quản lý thị trường thành phố và đội quản lý thị trường các quận, huyện phối hợp với ngành thú y, Y tế, Công an kinh tế tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và xử lý kịp thời việc chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh gia cầm trái phép. Ban quản lý các chợ tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh sản phẩm gia cầm tại các chợ.

          - Sở Thương mại và Chi cục thú y đã phối hợp bàn biện pháp quản lý trong vận chuyển, kinh doanh trứng gia cầm các loại từ tỉnh nhập về thành phố tiêu thụ và trên địa bàn thành phố, sẽ tổ chức họp các chủ cơ sở vào ngày 21/11/2005 để phổ biến, hướng dẫn.

- Chi cục Quản lý thị trường thành phố đã có công văn số 515/KH-QLTT-XLPC, ngày 08/11/2005 về kế hoạch chi tiết thực hiện chỉ thị 31/2005/CT-UBND trong đó phân công cụ thể  cho 4 đoàn kiểm tra liên ngành cơ động gồm có các lực lượng: Quản lý thị trường, Cảnh sát 113, Cảnh sát giao thông và lực lượng thanh niên xung phong.

+ Đội cơ động liên ngành số 1: phụ trách kiểm tra khu vực hẻm 399 Quốc lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh , Bến Xe chợ Lớn, chợ Trần Chánh Chiếu.

+ Đội cơ động liên ngành số 2: phụ trách kiểm tra khu vực cầu Tham Lương, đường Bình Long, hỗ trợ tuần tra trên tuyến cửa ngõ từ các tỉnh miền Tây đi vào thành phố.

+ Đội cơ động liên ngành số 3: phụ trách kiểm tra trên tuyến cửa ngõ từ các tỉnh miền Tây và Tây Nam đi vào thành phố.

+ Đội cơ động liên ngành số 4: phụ trách kiểm tra khu vực tuyến đường sông vào thành phố qua địa bàn các quận, huyện Quận 4, Quận 7, Cần Giờ, Nhà Bè.

+ Các Đội Quản lý thị trường các quận, huyện bố trí lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát các điểm kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn.

 

5 Hoạt động của Sở Tài Nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường Đô thị

- Sở Tài Nguyên và Môi Trường đã có Công văn số 7904/TNMT-CCBVMT, ngày 01/11/2005 về việc Kế hoạch hành động tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường để góp phần phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố. Phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm huyện Hóc Môn, Sở Nông Nghiệp và PTNT, Chi cục thú y, Huyện Đoàn Hóc Môn, Thành Đoàn, Đoàn Trường Đại học Bách Khoa và Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức lễ ra quân tại Hóc Môn vào ngày 06/11/2005.

- Sở Tài Nguyên –Môi Trường đã có Công văn số 8432/TNMT-QLMT, ngày 17/11/2005 về việc hướng dẫn kỹ thuật chôn hủy gia cầm. Phân công Công ty Môi trường Đô Thị quy định các địa điểm tập kết và chịu trách nhiệm thu gom gia cầm, sản phẩm gia cầm kinh doanh trái phép bị tịch thu để xử lý tiêu hủy.

- Công ty Môi trường đô thị phân công Xí nghiệp xử lý rác y tế bố trí nhân sự trực thực hiện xử lý gia cầm, sản phẩm gia cầm do các Đoàn liên ngành kiểm tra phát hiện.Từ ngày 10/11/2005 đến ngày 16/11/2005 đã đốt 22,4 tấn tại Bình Hưng Hoà và chôn 44,3 tấn tại Bãi rác Đông Thạnh.

 

6. Hoạt động của Sở Tài chính và tình hình cấp phát kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm.

- Sở Tài Chính thành phố đã cấp kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm là 11 tỷ đồng. Phối hợp với Sở Nông Nghiệp và PTNT, Chi cục thú y tham mưu chính sách hỗ trợ cho Công ty Huỳnh Gia-Huynh Đệ và Phú An Sinh thu mua đàn gà của các hộ chăn nuôi. Phối hợp với Sở Thương Mại, Sở Nông Nghiệp tham mưu chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi sản xuất hàng hóa, các cơ sở giết mổ nằm trong khu vực dân cư phải tạm ngưng hoạt động có điều kiện chuyển đổi ngành nghề hoặc di dời về các tỉnh để hoạt động.

- Tình hình lập dự toán kinh phí phòng chống dịch: Có 14 đơn vị đã hiện :Quận 1, Quận 2, Quận 8, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ, Quản lý Thị Trường Thành phố. Có 12 đơn vị chưa thực hiện: Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 9, Quận 10, Bình Tân, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Chánh và Công an thành phố.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố đã lập dự toán kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm với tổng số tiền là 10.980.755.064 đồng, gồm có:

+ Trang thiết bị vật tư phòng chống dịch: 1.279.521.064 đ.

+ Chi bồi dưỡng lực lượng tham gia: 1.092.800.000 đ.

+ Hỗ trợ thu mua gia cầm  5.464.334.000 đ

+ Phân bổ cho 26 các đơn vị nêu trên: 3.144.100.000 đ 

          

 

7. Hoạt động của các Sở ngành khác

- Sở Giao thông –Công chánh đã có văn bản số 1078/SGTCC-TTCN, ngày 04/11/2005 về việc triển khai kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm, thủy cầm trong đó chỉ đạo các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng không được chuyên chở gia cầm, sản phẩm gia cầm, lực lượng bảo vệ các bến xe phải phối hợp với quản lý thị trường, thú y và công an kiểm tra xử lý các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên các phương tiện giao thông. Phối hợp với với Sở Thương Mại xây dựng lộ trình cho phép xe vận chuyển gia cầm đến các cơ sở giết mổ gia cầm của thành phố.

- Sở Giáo Dục và Đào Tạo có văn bản số 1600/GD-ĐT, ngày 10/11/2005 triển khai kế hoạch hành động khẩn cấp đối phó khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm trên người trong đó tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch trong cán bộ giáo viên, học sinh, yêu cầu các trường không được nuôi gia cầm và chim kiểng, các bếp ăn trong nhà trường chỉ sử dụng trứng và thịt gia cầm có kiểm tra của ngành thú y.

- Lực lượng Thanh niên xung phong  đã bố trí 134 cán bộ tham gia các Đoàn liên ngành do Quản lý thị trường thành phố chủ trì và hỗ trợ Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện xử lý các trường hợp chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia cầm trái phép tại các địa bàn.

 


Số lượt người xem: 4981    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm