SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
8
4
0
2
0
9
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 06 Tháng Giêng 2005 9:45:00 SA

Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Chỉ thị 21/TTg và Chỉ thị 12/TTg của Thủ tướng chính phủ năm 2004.

Ngày 05/01/2005, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM đã tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Chỉ thị 21/TTg và Chỉ thị 12/TTg của Thủ tướng chính phủ năm 2004 về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.


Theo báo cáo của Chi cục kiểm lâm về công tác bảo vệ rừng, Thành phố có tổng diện tích rừng 35.361 ha, độ che phủ của rừng chiếm tỷ lệ 16,7% so với diện tích tự nhiên của thành phố và chiếm 50% độ che phủ của hệ thống cây xanh của thành phố, được phân bổ trên các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và quận 9. Trong đó diện tích rừng phòng hộ Cần Giờ chiếm 94,7% trên tổng diện tích rừng thành phố. Trong năm 2004, Tp đã tổ chức phát dọn 13,8 km đường băng cản lửa, 3.241078m2 thực bì đường đi và bờ kênh. Trên diện tích rừng phòng hộ của thành phố, Chi cục phát triển Lâm nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã duy trì hình thức hợp đồng giao khoán cho 12 đơn vị tập thể và 127 hộ gia đình để tổ chức bảo vệ.  tổ chức cho 1620 nhà hàng, quán ăn làm cam kết không kinh doanh, mua bán động vật hoang dã và hoàn thành công trình gắn chíp điện tử cho loài gấu quý hiếm. .

Thành phố Hồ chí Minh có 1853 ha rừng dễ cháy, ngoài ra còn có trên 2.774ha cao su và 1.590 ha mía tiếp giáp với các khu rừng phân bố trên địa bàn các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và Quận 9. Trong năm 2004 toàn TP chỉ xảy ra 1 vụ cháy 11,5 ha rừng tràm tại huyện Bình Chánh.

Theo báo cáo của Chi cục Phát triển lâm nghiệp TP, tình hình cây rừng ngập mặn chết là 25, 3 ha trong đó chết khô khoảng 6 ha , phân bố trên diện rộng của 24 tiểu khu với tổng số cây là 17.041 cây, trong đó có 16.663 cây đước, 332 cây mắm và 47 cây Bần. Phần lớn cây chết là do sét đánh làm cho cây héo lá rồi rụng lá làm cho cây chết khô. Ngoài ra có một số diện tích Đước chết do đắp bờ để nuôi tôm, nước ứ trong thời gian dài làm cho cây Đước chết.

Chi cục cũng đã đề xuất các biện pháp khắc phục trước mắt như cần điều tra, thống kê số lượng để có kế hoạch chặt hạ nhằm tạo điều kiện cho cây tái sinh, tiến hành thiết kế trồng lại rừng với loài cây thích hợp, thu gom và đốt  những cây bị sâu đục thân, nấm bệnh để tránh lây lan, dọn sạch các tổ mối và vệ sinh rừng để không tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Về lâu dài cần tiến hành tổ chức điều tra, nghiên cứu sâu bệnh trên diện rộng để có biện pháp dự báo, phòng trừ lâu dài cũng như đề xuất các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, có biện pháp lâm sinh phù hợp để chuyển hóa rừng lớn tuổi bằng những khu rừng có tuổi trẻ hơn thông qua khai thác theo băng và trồng lại rừng mới.

Tại Hội nghị Phó chủ tịch thường trực UBNDTP Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo tập trung diễn tập phòng chống cháy rừng nhất là mùa khô năm 2005. Ngay trong quý I/2005 thành phố sẽ xem xét thành lập đội phòng cháy chữa cháy tại huyện Củ Chi. Đối với việc rừng đước Cần Giờ đang bị sâu bệnh, chết khô.. ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rừng ngập mặn, Ô. Nhân cũng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp –PTNT nhanh chóng phối hợp với Đại học Nông lâm TP khảo sát và nghiên cứu để có biện pháp phòng trị kịp thời.

 



Số lượt người xem: 4100    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm