SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
1
5
7
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 06 Tháng Giêng 2005 2:50:00 CH

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại các loại sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp trong năm 2004

 
   

 

 

Thực hiện Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và  Quyết định số 9017/2001/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Thành phố (gọi tắt là Ban 127/TP). Sở Nông nghiệp và PTNT, thành viên của Ban 127/TP đã chỉ đạo và phân công các đơn vị trực thuộc Sở triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Thành phố thuộc lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.

 

Các đơn vị trực thuộc Sở như Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý nước-PCLB, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Kiểm định Giống … đã thực hiện tốt các chức năng quản lý chuyên ngành về sản xuất kinh doanh, gia công các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thuỷ sản, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, thủy sản, giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản; kiểm tra việc mua bán, vận chuyển, lưu thông tiêu thụ lâm sản, động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

 

Thời gian cuối năm 2003 đầu năm 2004, dịch cúm gia cầm diễn ra trên diện rộng dẫn đến những biến động về giá cả các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm gia cầm, do đó dẫn đến việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép.

 

Kết quả thực hiện trong năm 2004 như sau:

- Về công tác kiểm dịch thực vật và bảo vệ an toàn thực phẩm: việc quản lý sản xuất kinh doanh, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuộc bảo vệ thực vật; kinh doanh hàng nông sản nhập lậu; buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật từ các tỉnh biên giới về thành phố có một số khó khăn do bọn buôn lậu đã dùng thủ đoạn chẻ nhỏ hàng, thuốc BVTV thuộc danh mục cấm lưu hành hoặc dấu vào trong bao bì hàng hoá khác hoặc chai không nhãn để bán cho nông dân sử dụng nên khó phát hiện:

 

Chi cục bảo vệ Thực vật đã tổ chức kiểm tra, xét nghiệm dư lượng thuốc BVTV và độc tố trên rau, quả tại các chợ đầu mối. Tuy vậy, trong năm 2004 địa bàn TP vẫn xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp (có nghi ngờ vì thực phẩm nhiễm vi sinh).

 

Các đơn vị trực thuộc Sở đã phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn do lường chất lượng, Sở KH Công nghệ, Chi cục QL Thị trường TP và chính quyền địa phương, mạng lưới cộng tác viên đã thực hiện nhiều đợt thanh, kiểm tra tại các doanh nghiệp sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và kinh doanh thuốc BVTV và thức ăn gia súc trên địa bàn Thành phố. Đã phát hiện 08 cơ sở vi phạm các quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật không dán nhãn trên chai thuốc: 26 lít (575 chai). Đến nay, số lượng thuốc BVTV tồn đọng cần tiêu huỷ: 30 tấn (27.000 chai và 3.000 kg, kể cả bao bì).

Chi cục BV Thực vật đã thu phạt hành chính: 31.500.000 đ.

 

- Về công tác kiểm địch động vật, kiểm soát giết mổ:

          Trong năm 2004, Chi cục Thú y đã tập trung thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y các loại động vật, sản phẩm động vật, thuốc thú y và thức ăn gia súc lưu thông tiêu thụ trên địa bàn TP; đã phát hiện, xử lý 23.658 vụ vi phạm hành chánh trong công tác thú y, so năm 2003 (27.073 vụ) giảm 8,75%;  theo dõi xử lý các loại sản phẩm gia súc (heo, trâu bò,… ) gia cầm kém chất lượng, nhập lậu chưa kiểm dịch.

 

Lượng gia cầm giết mổ trái phép giảm nhiều do bị tiêu hủy trong đợt dịch cúm; tuy vậy vẫn phát hiện gia cầm giết mổ nguồn gốc không rõ ràng, trốn kiểm dịch: 29 vụ: 3.936 con và 192 kg; vận chuyển, sản phẩm không qua kiểm soát giết mổ: 1.313 vụ : 276.878 quả trứng, 18.968 con và 1.076 kg gia cầm sống và 2.168 con và 1.304 kg thịt gia cầm làm sẵn. Đã phát hiện 01 vụ vận chuyển 15.200 quả trứng gà được vận chuyển từ Lạng Sơn có nguồn gốc tại Trung Quốc.

 

Giết mổ gia súc trái phép: 252 vụ, số tang vật vi phạm: 1485 con heo sống, 433 con và 12.535 kg thịt heo đã giết mổ, pha lóc, trong đó, chuyển UBND địa phương và Quản lý thị trường xử lý 159 vụ. phối hợp với các chợ đã xử lý hủy 127 kg thịt ướp hàn the, 1,8 kg thịt bò, 2.437 kg thịt heo và 40 kg thịt thú hoang dã mất phẩm chất.

 

Kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc thú y: xét nghiệm 82 mẫu có 8  mẫu vi phạm kinh doanh ngoài danh mục đã xử lý (Chi cục TY xử lý 6 vụ, Chi cục  QLTT TP xử lý 1 vụ, UBND huyện Hốc Môn xử lý 1 vụ ).

Tổng số quyết định xử phạt năm 2004 :     23.658      quyết định

Trong đó:           Phạt hành chính:                21.619      quyết định

                             Phạt cảnh cáo:                    751      quyết định

Tổng tiền nộp phạt :                                          1.590      triệu đồng

 

- Về quản lý lâm sản và động vật rừng hoang dã:

Năm 2004, đã kiểm tra phát hiện lập biên bản: buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép: 62 vụ; mua bán kinh doanh động vật hoang dã trái phép:  61 vụ; tang vật tịch thu: gỗ tròn 13.7 m3; gỗ xẻ: 150.6 m3; phương tiện: 2 xe hon da; động vật rừng hoang dã:  43 con sống và 65.8 kg sản phẩm thịt rừng (chồn hương, mèo rừng, rắn, kỳ đà, rái cá, tê tê, vượn xám, …); 252 con động vật hoang dã thông thường: (dúi, lele, cua đinh, heo rừng, rùa, bìm bịp, tắc kèm, kỳ tôm, …); 112 sản phẩm (nanh heo rừng, chồn nhồi bông, dây thắt lưng: da cá sấu, da rắn)

           Tổng số quyết định xử phạt:                            123  quyết định

           Tổng tiền nộp ngân sách:                      966  triệu đồng

           Trong đó:     Phạt hành chính:                         389 triệu đồng

                             Bán lâm sản trái phép:             577 triệu đồng

         

- Về quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

           Đã thực hiện 11 đợt tuần tra truy quét BV NL TS liên ngành trên các tuyến sông biển; phát hiện: 62 vụ vi phạm (trong đó: 51 vụ sử dụng xung điện khai thác thủy sản, 08 vụ đặt đáy không đúng quy định, 03 vụ sử dụng phương tiện chưa đăng ký).

          

           Công tác thanh tra, kiểm tra giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản: đã phát hiện và xử lý:  4 DN vi phạm/105 doanh nghiệp: (01 DN SX thuốc thú y không phép, 02 DN KD hàng chuyên ngành thủy sản không công bố chất lượng, 01 DN sử dụng nhãn hàng hoá gây nhầm lẫn). Tịch thu 1.472 gói thuốc thú y không phép và tịch thu số nhãn bao bì vi phạm).

- Tổng số quyết định xử phạt:  58 quyết định; phạt tiền phạt: 65 triệu đồng

- ang vật tịch thu như sau: 32 bộ kích điện; 12 bộ xung điện; 35 ac quy; 11 đinamo; 32 m dây diện; 03 đèn pha; 32 lưới te điện; 7 cặp gọng te; 22 ghe máy



Nhìn chung năm 2004, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng gian, hàng giả trong lĩnh vực nông nghiệp và công tác quản lý chuyên ngành đã hoạt động hiệu quả hơn và ngăn chặn kịp thời nhiều vụ việc sản xuất kinh doanh hàng kém chất lượng về phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, giống tôm sú, vận chuyển trái phép lâm sản, động vật hoang dã…

 

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại, cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các Qui định về xử lý vi phạm hành chính trong công tác thú y (đã lạc hậu) , có nhiều nội dung trái với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, mức xử phạt quá nhẹ, chưa được điều chỉnh, không đủ sức răn đe, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý thú y.

 

 Các cơ quan chức năng cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc để tăng cường kiểm tra, định kỳ và đột xuất việc sản xuất kinh doanh các loại nông, lâm, thủy hải sản trên địa bàn Thành phố.

 

                                                 Hoàng Thị Hồng


Số lượt người xem: 4025    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm