SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
3
6
9
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Giêng 2008 2:15:00 CH

Đề án Phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị gắn với du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ngoại thành TP.HCM

Thực hiện chủ trương của UBND Thành phố về xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị gắn với du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ngoại thành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức lấy ý kiến các sở ngành và quận huyện liên quan vào tháng 12/2007. Đề án đã được bổ sung chỉnh sửa theo ý kiến của các Sở ngành và Quận, huyện với nội dung chủ yếu như sau :
 
   

 1- Vị trí, phạm vi thực hiện đề án:

Trên lưu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông chợ Đệm thuộc các quận Thủ Đức, quận 9, quận 12; các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh.

2- Mục tiêu nhiệm vụ:

            2.1 Mục tiêu:

Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cây trồng vật nuôi theo theo hướng nông nghiệp sinh thái đô thị bền vững cung ứng các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao nhằm phục vụ và phát triển các hoạt động du lịch khu vực ngoại thành.

            - Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn thông qua tạo việc làm, nâng cao thu nhập hộ nông nghiệp xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản qua các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch.

           - Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch thành phố, đáp ứng nhu cầu du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng của người dân.

2.2 Nhiệm vụ:

2.2.1 Tổ chức thực hiện có kết quả chương trình và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo quyết định số 97/2006/QĐ-UB  ngày 10/7/2006 và Quyết định số 105/2006/QĐ-UB ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố và các chương trình mục tiêu cây trồng-vật nuôi gắn với các hoạt động phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp đô thị - phấn đấu đến năm 2010.

+ Diện tích trồng hoa – cây kiểng: 1.800 – 2.000 Ha;

+ Diện tích trồng cây ăn tra, kinh tế VAC: 12.000 Ha;

+ Đàn cá sấu trên 100.000 con, cá cảnh trên 50 triệu con, các loại thủy đặc sản khác;

+ Tăng tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh Thành phố.

- Nhanh chóng hình thành và đưa vào khai thác các tuyến - điểm, sản phẩm du lịch, sản phẩm làng nghề và sản phẩm nông nghiệp đô thị; các chương trình văn hóa, lễ hội, sự kiện lịch sử hiện có phục vụ cho khách du lịch nội địa với đối tượng khai thác chính là dân lao động và sinh viên - học sinh, số ít du khách nước ngoài tại một số điểm đã hiện hữu.

- Củng cố và phát triển các điểm có khả năng khai thác đưa vào phục vụ du lịch cụ thể như:

+  Khu di tích đền tưởng niệm Bến Đình - Bến Dược - Củ Chi;

+  Khu di tích Láng Le –Bàu cò và Bát Bửu Phật Đài - công viên Láng Le- Bình Chánh;

+   Khu hoa kiểng và hoa lan quận 12, quận 9, Thủ Đức.

2.2.2 Đầu tư khai thác các tuyến - điểm hiện có

           + Các tuyến trọng tâm

-  Khai thác tuyến du lịch tham quan trên sông Sài Gòn Cá Sấu hoa cà - Khu du lịch Bình Mỹ - Trung An;

- Khai thác tuyến du lịch tham quan trên sông Đồng Nai Công viên văn hoá dân tộc – Long Phước;

- Khai thác tuyến du lịch sinh thái trên sông Cầu chợ Đệm – Khu di tích tượng đài Láng Le – khu sinh thái rạch Bà Tỵ;

   +  Các điểm thu hút du khách:

- Làng nghề truyền thống : Bánh tráng Phú Hoà Đông, Mây tre đan Bình Mỹ, Thái Mỹ, Sừng mỹ nghệ Hóc Môn, Cá sấu Thạnh Xuân, Nhang Bình Lợi....

- Tham quan di tích lịch sử, tâm linh: Đền Bến Dược, Đình Tân Túc, Khu di tích Láng Le – Bàu Cò, Chùa Bát Bửu Phật Đài, Ngã Ba Giồng.

2.2.3 Giai đoạn 2008 – 2010: Đầu tư, phát triển các mô hình VA, vườn sinh thái đẹp, các điểm nông nghiệp sinh thái để đưa vào khai thác du lịch tạo các điểm vui chơi giải trí, ẩm thực và phục vụ an dưỡng, nghĩ ngơi.

  Xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phục vụ du lịch

         Các mô hình Lâm ngư kết hợp; các cụm hoa kiểng; tôm càng xanh; VAC, cá kiểng (cảnh)

Trung tâm hoa kiểng Sài Gòn (Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn), làng Sinh vật cảnh ở Trung An – Phú Hoà Đông huyện Củ Chi; Cụm du lịch sinh thái nhà vườn ở Thạnh Lộc (Q.12), Nhị Bình (Hóc Môn); Cụm hoa kiểng Linh Đông (Thủ Đức); Cụm du lịch sinh thái Long Phước, Long Thạnh Mỹ (Q.9); Cụm du lịch sinh thái Bình Mỹ - Trung An (Củ Chi).

- Giai đoạn 2010 – 2015:

Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, hạ tầng du lịch kết hợp việc giải quyết ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp thải ra. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp đô thị chuyên canh, nông nghiệp sinh thái phục vụ du khách trong nước và nước ngoài.

+  Nâng cao chất lượng quảng bá và xúc tiến du lịch. Từng bước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp hoá để làm công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

3. Dự kiến kinh phí đầu tư:

3.1 Vốn Ngân sách đầu tư:

+ Vốn Ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng: 1.214 tỉ đồng. Trong đó:

·         Giao thông: 770 tỉ đồng (theo chương trình Giao thông nông thôn 2007 – 2020);

·         Thuỷ lợi: 440 tỉ đồng ( theo dự án được phê duyệt);

·         Giải quyết ô nhiễm làng nghề : 4 tỉ đồng (đầu tư theo chương trình ngành nghề nông thôn).

+ Vốn sự nghiệp chi thường xuyên: 7 – 8 tỉ đồng

·         Các hoạt đồng khuyến nông: 5 tỉ  đồng;

·         Hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn, xúc tiến du lịch : 0,5 – 1 tỉ đồng/năm;

+ Vốn chương trình mục tiêu : hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ đầu tư theo qui định;

3.2 Vốn doanh nghiệp, hộ sản xuất: tự có, vay tín dụng Ngân hàng

- Đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo quyết định số 97/2006/QĐ-UB ngày 10/7//2006 và quyết định số 105/2006/QĐ-UB ngày 17/7/2006.

- Xây dựng, phát triển và mở rộng các làng nghề, sản phẩm phục vụ du khách;

- Xây dựng, khai thác các điểm, tuyến du lịch sinh thái;

4. Thời gian thực hiện đề án: 2008 – 2015.

5. Tổ chức thực hiện:

5.1 Chỉ đạo thực hiện:

- Ban Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thành phố và các Quận, huyện có liên quan.

+ Bổ sung thành viên ban chỉ đạo: Sở Văn hoá thông tin, Sở Du lịch, Tổng Công ty Du lịch.

+ Thành lập Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo gồm thành viên các Sở, ngành  liên quan: Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực.

Ban chỉ đạo có trách nhiệm triển khai các giải pháp (Giải pháp quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp lâu dài, giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, giải pháp liên kết sản xuất và kỹ thuật nông nghiệp tạo vườn sinh thái, giải pháp kinh tế, giải pháp đảm bảo môi trường du lịch phát triển ổn định, bề vững), Các chương trình, dự án trong đề án.

5.2 Dự kiến tiến độ thực hiện:

- Trong tháng 12/2007: Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng các sở ngành và các quận huyện góp ý thông qua đề án trình UBND TP phê duyệt.

- Trong tháng 1/2008: Triển khai, thành lập BCĐ và tổ chức thực hiện các hạng mục đầu tư.

- Tháng 12/2008: Sơ kết sau 1 năm thực hiện đề án.

- Tháng 12/2010: Tổng kết đề án giai đoạn 2007- 2010

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình và đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt để các Sở ngành liên quan có cơ sở để triển khai thực hiện./.

 

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính)

Số lượt người xem: 14361    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm