SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
0
8
1
2
Chăn nuôi 11 Tháng Chín 2006 12:50:00 CH

Kết quả chương trình phát triển bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 -2005

Thành phố Hồ Chí Minh là điển hình trong việc phát triển đàn bò sữa của cả nước, từ 3140 con lai F1 vào năm 1985 với sản lượng sữa hàng hóa 350 tấn/năm (10 tấn /ngày) tăng lên 56.162 con vào năm 2005 với sản lượng sữa hàng hoá đạt 129.000 tấn (hơn 353 tấn/ngày) với giá trị trên 500 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho hơn 15.000 lao động.

 

KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BÒ SỮA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2001-2005

 

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ SỮA CỦA THÀNH PHỐ:

            1. Kinh nghiệm phát triển đàn bò sữa thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh là điển hình trong việc phát triển đàn bò sữa của cả nước, từ 3140 con lai F1 vào năm 1985 với sản lượng sữa hàng hóa 350 tấn/năm (10 tấn /ngày) tăng lên 56.162 con vào năm 2005 với sản lượng sữa hàng hoá đạt 129.000 tấn (hơn 353 tấn/ngày) với giá trị trên 500 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho hơn 15.000 lao động. Bằng các giải pháp và chính sách đồng bộ cho từng thời kỳ, thành phố đã cụ thể hoá bằng các giải pháp:

          - Phát triển giống bò sữa từ chương trình sind hoá đàn bò để lai tạo ra các thế hệ bò sữa lai Hà lan F1, Hà lan F2.

          - Triển khai đồng bộ các chương trình chuyển giao các kỹ thuật cần thiết phù hợp cho nông dân chăn nuôi bò sữa.

          - Trong từng giai đoạn có các chính sách phù hợp, giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình phát triển.

Có thể xem việc sản xuất sữa ở thành phố phát triển theo 3 giai đoạn :

          - Trong  giai đoạn đầu ( 1980 - 1990):

          Từ đầu những năm 1980, Thành phố đã triển khai kế hoạch Sind hoá đàn bò để dùng làm nền lai tạo bò sữa. Tinh bò Holstein thuần từ trung tâm Moncada và một số nước khác đã được sử dụng để lai, tạo ra các giống bò sữa lai Hà lan F1, Hà lan F2. có thể nói đây là mô hình có tính chất  nền tảng để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để cụ thể hóa chương trình lai tạo giống bò sữa tại thành phố. Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng mô hình “ Quốc doanh chủ đạo về giống, dịch vụ kỹ thuật, hộ chăn nuôi tập trung nuôi bò sữa và khai thác sữa hàng hóa”.  Chỉ đạo Công ty bò sữa tập trung chăm lo, nâng cao và phát triển đàn bò theo hướng Sind hóa, tạo nền, để lai tạo, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và cung cấp bò sữa giống cho hộ chăn nuôi gia đình.

Vận động xây dựng mô hình chăn nuôi hộ gia đình ở các quận ven nội thành, phát triển đàn bò sữa trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi, thú y bò sữa và nhất là chưa có thị trường tiêu thụ… chăn nuôi bò sữa có những lúc thăng trầm tưởng chừng không thể vượt qua, có những lúc người nông dân phải bán thịt bò sữa hoặc đổ sữa đi nhưng đã từng bước vượt qua những khó khăn nhờ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành phố một cách liên tục và lâu dài, sự hỗ trợ của các ngành và nỗ lực của ngành Nông nghiệp trong bám sát với bà con chăn nuôi từng bước tháo gỡ khó khăn và kết hợp với Vinamilk tổ chức hệ thống thu mua và tiêu thụ sữa cho bà con nông dân.

          - Trong giai đoạn hai (1991-1995):

            Phát triển mạnh trong hộ gia đình vì hoạt động chăn nuôi bò sữa mang đến nhiều lợi nhuận: Sữa tiêu thụ được, giá sữa cao hơn, người nuôi có thể mua bò giá rẻ từ các nông trại quốc doanh làm ăn thất bại, kỹ thuật nuôi dưỡng từng bước được cải thiện  thông qua tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật thuận lợi như: gieo tinh, thú y.

     Ngành chăn nuôi bò sữa đã trở nên thuận lợi và tạo cơ hội đầu tư tích lũy cho nông dân và các các cư dân khác. Những hộ chăn nuôi nhỏ này đã thành công, họ đã tăng đàn bò lên 10 con và hơn nữa.

          Vinamilk đã đặt các điểm thu mua sữa ở các vùng chăn nuôi phát triển, kế đến là Foremost (1996). Các cơ sở nhỏ thường chỉ làm nhiệm vụ khử trùng sữa bằng dụng cụ thô sơ rồi đem bán thẳng ra thị trường chiếm khoảng 20% thị trường.

          Tuy nhiên, từ năm 1996 chăn nuôi bò sữa lại gặp khó khăn mới “ căng thẳng hơn”; do tốc độ đô thị hoá và tình hình quy hoạch chưa ổn định đã tác động làm giảm lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa: Gía đất tăng cao, cỏ xanh khan hiếm giá cao, giá thức ăn tăng. Kết quả là chi phí chăn nuôi tăng và lợi nhuận giảm. Mặt khác giá sữa tại nông hộ cũng không tăng kể từ năm 1995.

- Giai đoạn ba ( 1997 đến nay):

     Do áp lực đô thị hóa và yêu cầu về vệ sinh môi trường, các nhà chăn nuôi khu vực quận Gò vấp, Tân Bình và Q.12 đã và đang tăng nhanh việc bán bò chuyển nghề hoặc di dời ra ngoại thành. Trong giai đọan này, khuynh hướng chuyển dịch đàn tăng mạnh về vùng Củ Chi với số đông là những nhà chăn nuôi mới khởi đầu còn thiếu kinh nghiệm lẫn khả năng về vốn, chăn nuôi vẫn là nghề tay trái của họ (bán chuyên nghiệp) trong khi các hộ chăn nuôi lớn (có khoảng 20 con bò sữa) chăn nuôi vẫn được xem là nghề chính của họ. Do đó tốc độ phát triển chiều sâu lẫn chiều rộng về tổng đàn, chất lượng con giống và kỹ năng chăn nuôi, nguồn vốn đầu tư…cho ngành bò sữa đứng trước thách thức mới.

Qua khảo sát trên cho thấy tốc độ đô thị hóa có tác động trực tiếp đến việc chuyển dịch cơ cấu đàn bò sữa: Tăng nhanh khu vực ngoại thành và giảm mạnh khu vực nội thành và quận ven.

Khu vực quốc doanh: Năm 1990 đàn bò sữa khu vực này chiếm 15,5%. Đến năm 2005 chỉ chiếm 1,42%. Kết quả này đã khẳng định chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa gia đình, chăn nuôi quốc doanh làm nhiệm vụ giống và dịch vụ kỹ thuật là đúng đắn. Mô hình chăn nuôi gia đình đã đạt được hiệu quả thiết thực.

         

2. Tình hình phát triển đàn bò sữa qua các năm

Do các nhu cầu, các yếu tố thuận lợi nên đàn bò sữa ở Thành phố HCM đã phát triển rất nhanh chóng với tốc độ bình quân trên 16 % năm. Khởi đầu sau 5 năm Sind hóa và phối giống bò sữa. Thành phố đã có 3140 con lai F1 vào năm 1985 với sản lượng sữa hàng hóa 350 tấn/năm (10 tấn /ngày). Đến năm 2005 tổng đàn bò sữa TP đạt 56.162 con, sản xuất 129.000 tấn sữa hàng hoá với giá trị trên 500 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho hơn 15.000 lao động. Đến tháng 6/2006 theo kết quả điều tra của Chi cục Thú y, tổng đàn bò sữa thành phố là 58.850 con với trên 28.300 con cái vắt sữa.

  Bảng 1: Phát triển bò sữa thành phố qua các năm

Chỉ tiêu

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Dự kiến 2006

Tổng đàn (con)

19.827

21.894

25.089

30.808

36.547

45.513

49.190

56.162

62.000

Tỉ lệ tăng đàn (%)

108

110.4

114.6

122.8

118.6

124.5

108

114,17

110.4

Cái vắt sữa

9.463

10.857

11.951

15.363

18.500

22.208

23.950

27.092

29.760

Năng suất bình quân kg/con/năm

3.677

3.694

3.700

3.720

4.054

4.130

4.885

4.900

5.000

Sản lượng hàng hoá (tấn/năm)

34.795

40.170

44.218

57.150

75.000

95.000

117.000

129.000

151.000

Tỉ lệ tăng sản lượng sữa (%)

129.84

115.44

110

129.24

131.23

126.66

123.15

108.5

117

Tổng lượng thịt hàng hoá (tấn)

1.457

1.446

1.521

1.945

2.096

3.776

4.382

4.659

5.825

 Nguồn: Niên giám thống kê (Cục TK TP) và Sở Nông nghiệp và PTNT TPHCM

 

Nhờ đẩy mạnh chương trình quản lý bình tuyển giống, phối với các dòng tinh cao sản và áp dụng tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại nên năng suất Sữa không ngừng tăng lên, cá biệt hiện nay có những con đạt trên 6.000 kg/chu kỳ. Qua 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu đàn bò có tốc độ tăng bình quân 19,11%.

Tuy nhiên người chăn nuôi đã gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2004 và 2005. Trước đây khi giá con giống còn cao và TPHCM là nơi cung cấp giống bò sữa cho nhiều địa phương trong cả nước, người chăn nuôi thu lợi nhuận khá cao từ hoạt động này và chưa thật sự quan tâm nhiều đến các chi phí thức ăn, vắt sữa, cỏ…Do vậy khi giá con giống đã qua cơn sốt, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến giảm lợi nhuận hay lỗ lã tuỳ theo mức độ quản lý các chi phí trong chăn nuôi, gây ảnh hưởng biến động về số lượng đàn bò. Mặc dù lợi nhuận có bị ảnh hưởng nhưng các hộ tích cực loại thải những cá thể năng suất kém, chủ động được nguồn thức ăn thô xanh, tận dụng phụ phế phẩm, biết cách loại trừ những chi phí bất hợp lý, khai thác tốt các nguồn thu đã giúp tiếp tục duy trì sản xuất ổn định và có hiệu quả.

Ngoài các hướng dẫn, khuyến cáo về kinh tế, kỹ thuật, Sở đã đề nghị với các Công ty sữa Việt Nam Vinamilk và Công ty Dutch Lady tăng giá thu mua sữa cho nông dân để người chăn nuôi giảm bớt khó khăn do giá thức ăn liên tục tăng.

 

3. Tình hình đàn bò sữa nhập

Trong năm 2002 toàn TP đã nhập 954 con bò sữa Úc từ Bang Queensland trong 3 đợt. đã chuyển 342 bò Úc cho người chăn nuôi thành phố và một số tỉnh. Trong thời gian đầu do chưa thích nghi, có một số trường hợp xảy thai hoặc đẻ non, đau chân móng, khớp, bệnh Ký sinh trùng đường máu, truyền nhiễm…. Lượng sữa lúc đầu thấp nhưng sau đó tăng dần lên 12-15 kg/ngày, cá biệt có con đạt 22-23kg/ngày.                 -             Chủ trương của UBND thành phố quyết định nhập bò sữa HF đã giải quyết được nhu cầu cấp bách về cơn sốt giống bò sữa xảy ra trên khắp cả nước, làm giảm áp lực về con giống và hạ cơn sốt về giá bò sữa giống, ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu phát triển đàn bò sữa chất lượng cao, giải quyết công ăn việc làm, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của các Quận huyện.

 

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂN NUÔI BÒ SỮA GIAI ĐOẠN 2001-2005

1. Mục tiêu, kết quả Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa thành phố giai đoạn 2001-2005

Sở Nông nghiệp và PTNT đã cùng với nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học ở Trung ương và địa phương, phối hợp với nhiều ban ngành và doanh nghiệp có liên  quan đến sự nghiệp phát triển bò sữa xây dựng chương trình phát triển bò sữa giai đoạn 2001- 2005 với các mục tiêu và giải pháp tập trung như sau:

          - Phát triển đàn bò sữa TP tăng về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng để sản xuất sữa hàng hoá với giá thành hợp lý vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa sản xuất con giống chất lượng cao.

          - Thiết lập hệ thống quản lý giống thống nhất từ cơ sở  nông hộ đến cơ quan quản lý và kiểm định giống, trên cơ sở quản lý cá thể con bò giống, cập nhật thông tin về giống, thú y làm dữ liệu để phân tích đánh giá giá trị gây giống dựa trên công nghệ mới tiên tiến đang áp dụng trên thế giới. Từ đó làm cơ sở cho việc chọn lọc bò cao sản, ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi tạo đà cho việc thực hiện một chiến lược có tính Quốc gia là tạo ra con giống bò sữa của Việt Nam sau vài thập kỷ tới.

          Đến nay chương trình mục tiêu phát triển bò sữa về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra:

Bảng 2: Các chỉ tiêu thực hiện đạt được so với mục tiêu đề ra

 

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch

Thực hiện

Chỉ tiêu

Tăng b/q hàng năm (%)

Chỉ tiêu

Tăng b/q hàng năm (%)

Tổng đàn

Con

50.000

14.5

56.162

17.54

Cái vắt sữa

Con

22.000

13.5

27.092

16.36

Con giống hàng hóa phục vụ thị trường (con)

Con

14.000

32

14.518

32.41

Năng suất sữa/con

Kg/năm

4.200

2.6

4.900

6

Sản lượng sữa hàng hóa

tấn

91.000

16

129.000

24.11

Diện tích trồng cỏ

ha

1.500

63.33

1.889

70.36

 

         Nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong 5 năm 2001-2005 đặt ra một thách thức lớn cho ngành nông nghiệp thành phố vì đòi hỏi không chỉ tăng số lượng đàn bò sữa mà còn phải tăng năng suất sữa bình quân. Để nâng cao năng suất sữa ngoài việc sử dụng các nguồn tinh cao sản phối giống còn phải tăng cường các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và loại thải các cá thể năng suất kém. Mặt khác nếu tăng cường loại thải quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng tổng đàn, vì vậy mục tiêu đặt ra hết sức nặng nề và khó khăn. Tuy nhiên nhờ vào sự nỗ lực chung của các cấp quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp và trực tiếp là bà con chăn nuôi đã giúp cho chương trình phát triển và đạt kết quả tốt, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đã đặt ra.

 

2. Đánh giá về thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp:

          2.1. Quản lý và nâng cao chất lượng giống:

Đây là nhóm giải pháp có tính đột phá mang tính quyết định. Luôn cập nhật công tác quản lý cá thể, ghi chép các thông tin về sinh sản, sản xuất …phân tích đánh giá tiến bộ về di truyền giống.

          - Nhập giống bò thuần HF để góp phần giảm cơn “sốt giá” và làm phong phú thêm nguồn gien trong quần thể đàn bò thành phố. Đã nhập tổng cộng 954 bò sữa HF thuần từ Úc trong đó có 199 bò sữa cao sản.

          - Về dự án bình tuyển giống bò sữa và gieo tinh bò sữa cao sản cho đến tháng 6/2006 đã thực hiện:

                    + Bình tuyển và cấp phiếu cá thể cho 34.021 con.

+ Phối các dòng tinh cao sản (≥ 10.000 lít/chu kỳ): 27.950 liều.

          Kết quả khảo sát của Trung tâm quản lý kiểm định giống tại các hộ, trại tham gia bình tuyển, ghi chép cá thể cho thấy:

          - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: 14.5 tháng.

          - Số liều tinh phối / 1 bò đậu thai: 4,6 liều tại hộ dân và 2,25 liều ở trang trại.

          Sản lượng sữa hàng hóa đã được cải thiện rõ rệt từ 3.720kg/con/năm vào năm 2001 đến năm 2005 là 4.900 kg/con/năm.

Chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn và tỉnh Lâm Đồng trên diện tích 500 ha trồng cỏ, nuôi bò, sản xuất giống hoa, giống rau đang được tiến hành.

Trung tâm Quản lý-Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi đang được đầu tư xây dựng trong đó có trại giống bò sữa hạt nhân mở.

          2.2. Khuyến nông – Đào tạo - Kỹ thuật chuồng trại .

- Trung tâm khuyến nông đã tổ chức tập huấn, huấn luyện 283 lớp cho 8.490 lượt người để nâng cao kiến thức và kỹ năng về:

+ Trồng cỏ cao sản.

+ Sử dụng phụ phế phẩm công nông nghiệp.

+ Kỹ thuật khai thác sữa và sử dụng máy vắt sữa tại nông hộ.

+ Kỹ thuật làm mát bò và xử lý nước và chất thải, bảo vệ môi trường.

+ Quản lý, nâng cao chất lượng giống và hiệu quả gieo tinh nhân tạo, hướng dẫn phương pháp xử lý bò chậm sinh sản…

- Phòng trị một số bệnh chủ yếu trên bò: năm 2003 Chi cục Thú y đã phối hợp với Công ty cổ phần Vinamilk tổ chức 39 lớp tập huấn cho 1052 người tham dự về nội dung kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, phòng chống dịch bệnh và một số bệnh chủ yếu trên bò sữa.

Mặt khác đã cung cấp cho người chăn nuôi tài liệu tổng hợp và chuyên sâu về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.

- Xây dựng nhiều điểm trình diễn chuồng trại, nuôi dưỡng, máy vắt sữa, trồng cỏ, chế biến rơm, xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng Biogaz:

+ 152 mô hình trình diễn, thực nghiệm khuyến nông.

+ 84 chuyến tham quan, học tập mô hình cho 2.520 nông dân.

+ 110 cuộc hội thảo toạ đàm.

+ Trả lời thư tín, hỏi đáp tư vấn 2.396 lần.

+ 22 chương trình phát thanh khuyến nông, 77 chương trình phát thanh tại các Quận, Huyện.

+ Phát hành 7.900 tài liệu bướm.

+ Hỗ trợ nông dân phát triển đồng cỏ gần 80 ha.

- Hỗ trợ nông dân ứng dụng máy vắt sữa 45hộ, 10 máy thái cỏ, 45 hộ xây dựng chuồng trại tiên tiến, 74 hầm Biogas.

Thông qua các lớp tập huấn, các mô hình trình diễn, các kỳ hội thi, tiến bộ kỹ thuật đã không ngừng được nông dân tiếp thu và ứng dụng thành công.

          - Chuồng trại: các mô hình chuồng trại mới, thông thoáng, lắp đặt hệ thống làm giảm stress nhiệt, giảm ẩm độ như hệ thống phun sương, quạt, sơn giảm bức xạ nhiệt trên mái, tấm cách nhiệt…đã được sử dụng tạo tiểu khí hậu chuồng trại, giảm nóng góp phần tăng năng suất đàn bò.

          - Đến nay có hơn 200 hộ sử dụng máy vắt sữa để nâng cao chất lượng vệ sinh sữa, tăng thêm thu nhập thay vì phải thuê người vắt sữa, tăng năng suất lao động.

          - Xử lý chất thải, nước thải (biogaz) để tăng giúp bảo vệ môi trường và cải tạo đồng ruộng bằng phân chuồng. Những hộ gia đình tận dụng nguồn phân, nước thải hữu cơ bón cỏ đã cho năng suất thu cắt cỏ rất cao.

          2.3. Thức ăn dinh dưỡng:

Diện tích cỏ trồng không ngừng tăng lên:

- Năm 2000 có 178 ha

- Năm 2001 có 500 ha

- Năm 2002 có 816 ha.

- Năm 2003 có 1486 ha.

- Năm 2004 có 1627 ha.

- Năm 2005 có 1889 ha

 Trình độ thâm canh tăng năng suất khá cao. Đã xây dựng được hơn 1.200 ha đồng cỏ cao sản với năng suất trên 250 tấn/ha/năm. Nhiều trang trại đạt hơn 400-500 tấn/ha/năm.

 

2.4. Giải pháp về thú y:

 Tập trung công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các bệnh truyền nhiễm để bảo vệ sức khoẻ đàn bò sữa và an toàn vệ sinh sản phẩm sữa.

          - Đã xây dựng chương trình thú y phục vụ phát triển bò sữa.

- Xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh.

          - Ngành thú y đã nỗ lực tập trung công tác tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng miễn phí cho đàn bò sữa (từ 1997 đến đợt I/2005 khoảng 4,5 tỷ đồng), tỉ lệ tiêm phòng toàn đàn ngày một nâng cao. Nhờ vậy trong những năm qua thành phố không xảy ra ổ dịch nào trên đàn bò sữa.

          - Đã thực hiện lấy 11.800 mẫu kiểm tra huyết thanh 3 bệnh: Lao, Leptospirosis, Xảy thai truyền nhiễm. Kiểm tra phát hiện viêm vú trên bò bằng phương pháp CMT với tổng số 1.379 mẫu; Kiểm tra Ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng máu với tổng số 9.256 mẫu.

           - Đã cấp gần 76.250 sổ cho các hộ chăn nuôi (năm 2003: 46.700 sổ; năm 2004: 13.300 sổ; năm 2005: 16.250 sổ) và đã hướng dẫn chủ gia súc trong việc sử dụng, bảo quản sổ. Các đơn vị tiếp tục cấp phát cho các cá thể bò sữa mới phát sinh trên địa bàn.

          - Thành lập tổ Thú y phục vụ bò sữa và tổ chức điều trị miễn phí cho các hộ chăn nuôi có bò bệnh dựa vào kết quả xét nghiệm trên địa bàn.

          - Xây dựng mạng lưới thú y, cán bộ kỹ thuật phục vụ bò sữa và tăng cường năng lực chẩn đoán của phòng xét nghiệm Chi cục Thú y:

          + Gửi 24 CBTY tham dự lớp  tập huấn về quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh trên bò sữa của tổ chức CEVEO (Pháp) tại Đồng Nai (Đợt I: từ ngày 19/05/2003 đến 25/05/2003- 14 CBTY dự; Đợt II: từ ngày 13/05/2004 đến 15/05/2004- 10 CBTY dự ); Gửi 02 CBTY thực tập tại trại bò sữa An Phước ( Đồng Nai) trong thời gian 03 tháng (đầu năm 2003); Gửi 05 CBTY tham dự lớp tập huấn về khống chế dịch bệnh trong chương trình tăng cường công tác thú y Việt Nam (SVSV) do tổ chức EU tài trợ (tại Đồng Nai từ 10/11/2003 – 14/11/2003); Tập huấn cho 246 CBTY, MLTY các Quận huyện về công tác triển khai chương trình bò sữa, các biện pháp giải quyết sự cố sau khi tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm.

          + Tổ Thú y bò sữa hướng dẫn cán bộ thú y chuyên trách ở các quận huyện trong việc chẩn đoán, lập phác đồ liệu trình điều trị và lấy máu xét nghiệm để kiểm tra đánh giá hiệu quả điều trị.

 

            2.5. Giải pháp về chính sách:

          - Quyết định số 167/2001/QĐ – TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010.

          - Quyết định số 96/2002/QĐ- UB của UBND TP ký ngày ngày 27/08/2002 về phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002-2005: trong đó có các nội dung về tiêm phòng miễn phí, phối giống các dòng tinh cao sản miễn phí, xây dựng các mô hình khuyến nông chuyển giao kỹ thuật, tổ chức tập huấn …

          - Văn bản số 419/ UB- CNN của UBND TP ngày 05/02/2002 về tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay cho các hộ nông dân TP phát triển sản xuất nông nghiệp.

          Từ 05/02/2002 đến 15/6/2005 Thành phố đã cho vay vốn 1579 hộ của để mua 3.064 bò sữa và bò lai Sind với tổng số vốn vay hơn 40 tỉ đồng.

 

            2.6. Giải pháp thông tin – xúc tiến thị trường

- Tổ chức Hội thi triển lãm giống bò sữa

  Định kỳ tổ chức 2,5 năm một lần để nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy người chăn nuôi biết giữ và phát triển các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản, năng suất sữa có tính kỷ lục và hiệu quả kinh tế …

          + Năm 2001 trao 30 giải thưởng bao gồm:

                    * Giải bò giống tốt: 14 giải

                    * Giải mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả và bảo vệ môi trường: 9 giải cho 3 qui mô.

                    * Giải bàn tay vàng chăn nuôi bò sữa: 3 giải cá nhân, 4 giải đồng đội.

          + Năm 2003: trao 63 giải thưởng bao gồm:

                    * Giải bò giống tốt; 29 con / 2 qui mô

                    * Mô hình chăn nuôi hiệu quả: 23 giải cho 3 qui mô (6-10, 11-40, >40con).

                    * Giải người chăn nuôi bò sữa giỏi: 5 cá nhân, 6 giải

 

          - Phối hợp các doanh nghiệp và hội chuyên ngành tổ chức các phiên giao dịch cỏ, vật tư chuyên dùng trong chăn nuôi.

          - Sở và các đơn vị trực thuộc thành lập nhiều trang Web thông tin về hoạt động nông nghiệp và giới thiệu địa chỉ sản xuất con giống tốt để tiện giao dịch, mua bán.

 

III. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA:

1. Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các ngành, các cấp:

            Bò sữa là vật nuôi nằm trong chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp thành phố nên được Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển bò sữa giai đoạn 2001-2005. Mặt khác Bộ, ngành, các đơn vị Trung ương, Viện, Trường rất gắn bó và hỗ trợ góp phần thúc đẩy chương trình phát triển bò sữa của TP.

2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố:

          Trong nhiều năm qua điều kiện sống của dân cư ven đô và nông thôn ngoại thành đã cải thiện rõ rệt nhờ nhà nước có các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xoá đói giảm nghèo...mặc dù các đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp. Trong nhiều năm qua, TP đã tập trung theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa đã góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nông dân và tạo ra giá trị, sản lượng sữa hàng hóa, con giống tăng dần qua các năm.

Bảng 3: Tỷ lệ tăng trưởng đàn bò, sản lượng sữa qua các năm       

 
 

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tỉ lệ tăng đàn (%)

108

110.4

114.6

122.8

118.6

124.5

108

114,17

110.4

Sản lượng sữa hàng hóa (tấn/năm)

34.795

40.170

44.218

57.150

75.000

95.000

117.000

129.000

151.000

Sản lượng thịt hàng hoá (tấn/năm)

1.457

1.446

1.521

1.945

2.096

3.776

4.382

4.659

5.825

 

 
(

Số lượt người xem: 5870    
Xem theo ngày Xem theo ngày

THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm