SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
3
0
6
7
2
Chương trình công tác 17 Tháng Bảy 2014 9:35:00 SA

công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014

I.      CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH TẬP TRUNG

Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, với nhiệm vụ tập trung: “Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá kiểng; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp”. Một số nhiệm vụ cụ thể đã triển khai thực hiện như sau:

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định số 139/QĐ-BNN-KH ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 204 của Chính phủ; Chỉ thị số 01/2014/CT-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố năm 2014; Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2014 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng – an ninh và ngân sách thành phố năm 2014; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2014.

- Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố (Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009) thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy về nông nghiệp-nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X.

- Tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố (Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/04/2008) thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn Thành phố.

- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 – 2015, các chương trình mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 đã được phê duyệt.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; công tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã và phòng chống cháy rừng trong mùa mưa.

- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vHè Thu năm 2014 theo tiến độ, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại Thành phố.

II.   TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

1.            Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp:

1.1    Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp:

Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn Thành phố trong tháng 7 năm 2014 ước đạt 956 tỉ đồng, lũy kế 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 5.472 tỉ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2013 (theo giá cố định năm 2010), trong đó:

+ Trồng trọt: ước đạt 1.475 tỉ đồng, tăng 4% so cùng kỳ.

+ Chăn nuôi: ước đạt 2.185 tỉ đồng, tăng 4,4% so cùng kỳ.

+ Dịch vụ nông nghiệp: ước đạt 340 tỉ đồng, tăng 4,3% so cùng kỳ.

+ Lâm nghiệp: ước đạt 65 tỉ đồng, tăng 48,9% so cùng kỳ.

+ Thủy sản: ước đạt 1.407 tỉ đồng, tăng 10,2% so cùng kỳ.

1.2    Tình hình trồng trọt và chăn nuôi:

1.2.1      Trồng trọt:

- Rau: Diện tích gieo trồng 7 tháng ước đạt 10.815 ha, tăng 3,4% so cùng kỳ (trong đó rau an toàn 10.598 ha, tăng 3,4% so cùng kỳ). Vụ Đông Xuân đạt 6.232 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ; vụ Hè Thu ước đạt 4.026 ha, đạt 99,4% so với cùng kỳ).

- Hoa, cây kiểng: Tổng diện tích hoa, cây kiểng 7 tháng ước đạt 1.335 ha, tăng 4,8% so với cùng kỳ; trong đó mai: 485 ha, xấp xỉ cùng kỳ; lan: 210 ha, xấp xỉ cùng kỳ; hoa nền: 235 ha, tăng 11,9% so với cùng kỳ; kiểng, bonsai: 405 ha, tăng 9,2% so cùng kỳ.

1.2.2      Chăn nuôi:

- Bò: Tổng đàn 135.918 con, tăng 16,2% so cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 99.600 con, tăng 5,9% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 46.900 con, tăng 5,9% so cùng kỳ.

- Heo: Tổng đàn 306.780 con, tăng 0,9% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản 42.606 con, tăng 2,6% so với cùng kỳ

- Chim yến: sản lượng tổ yến trong 7 tháng đạt 1.670 kg, tăng 19,3% so với cùng kỳ.

- Cá sấu: tổng đàn cá sấu trên địa bàn Thành phố hiện nay khoảng 204.849 con, tăng 9,3% so với cùng kỳ.

2.                          Tình hình sâu bệnh, công tác phòng, chống dịch trên cây trồng, vật nuôi:

2.1.         Hoạt động bảo vệ thực vật:

Trong tháng 7 năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tập trung thực hiện công tác theo dõi diễn biến tình hình sinh vật hại trên đồng ruộng, dự báo và hướng dẫn biện pháp phòng trị hiệu quả và kịp thời, không để xảy ra thiệt hại do sinh vật hại gây ra. Kiểm tra, hướng dẫn 153 hộ nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng (lũy kế 7 tháng trên 750 hộ).

- Tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn – vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm 2014 tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi với 280 nông dân tham dự.

- Tổ chức hội thảo phòng trừ muỗi đục bông gây hại trên hoa lan tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh; tổng kết quy trình để phổ biến trên website và tờ rơi đến các hộ trồng lan.

- Công tác thanh tra thuốc bảo vệ thực vật: Tổ chức 02 lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, với 209 lượt người tham dự; kiểm tra 16 cửa hàng mua bán thuốc bảo vệ thực vật, kết quả có 03 cơ sở vi phạm và xử phạt hành chính 03 cơ sở. Cấp 31 giấy chứng chỉ hành nghề buôn bán, sản xuất, gia công và 23 giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

2.2.         Lĩnh vực chăn nuôi, thú y:

- Trong tháng 7, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và heo tai xanh (PRRS), lở mồm long móng (LMLM) cả nước đã kiểm soát và khống chế khá tốt. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm; đặc biệt tại các hộ chăn nuôi heo nhập cư, địa bàn giáp ranh với các tỉnh; tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2014; phối hợp lực lượng các đoàn tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép, nhất là tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống khu vực giáp ranh giữa các quận huyện trên địa bàn Thành phố. Kết quả: không phát hiện dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh tại các hộ chăn nuôi; tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định.

- Công tác vận chuyển nội địa động vật và sản phẩm động vật: Trong tháng, số lượng trâu bò hơi nhập về Thành phố 702 con (tăng 21,8% so với tháng trước), lũy kế 7 tháng 4.678 con (tăng 55,1% so cùng kỳ năm 2013); trâu bò tuột nhập về 16.990 con (tăng 19,5% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 101.778 con (giảm 6,1% so cùng kỳ); lượng heo hơi nhập từ các tỉnh về Thành phố để giết mổ trong tháng 223.280 con (tăng 26,7% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 1.344.613 con (giảm 7,9% so cùng kỳ); lượng heo bên đã giết mổ nhập về Thành phố 101.200 con (giảm 4,5% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 607.647 con (tăng 3,6% so cùng kỳ); lượng gia cầm sống từ các tỉnh đưa về Thành phố giết mổ trong tháng 2.108.470 con (tăng 17,4% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 13.306.604 con (tăng 7,9% so cùng kỳ); lượng gia cầm tươi 1.764.900 con (tăng 29,7% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 10.794.561 con (tăng 6,4% so cùng kỳ); lượng trứng gia cầm 116.828.000 quả (tăng 20,6% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 702.654.406 quả (tăng 1,6% so cùng kỳ).

- Công tác kiểm soát giết mổ: Trong tháng, lượng giết mổ heo 247.630 con (tăng 30,4% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 1.481.207 con (giảm 6,3% so cùng kỳ năm 2013); lượng trâu bò giết mổ 876 con (tăng 31,1% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 5.402 con (tăng 20,2% so với cùng kỳ); lượng gia cầm giết mổ 2.134.670 con (tăng 11,2% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 13.344.588 con (tăng 4,8% so cùng kỳ).

- Công tác kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật: Trong tháng, kiểm tra thịt heo nhập từ tỉnh về 6.360,8 tấn (tăng 39,7% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 37.789,5 tấn (tăng 8,8% so cùng kỳ năm 2013); kiểm tra thịt trâu bò 2.364,7 tấn (tăng 30,9% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 14.397 tấn (giảm 11,3% so cùng kỳ); sản phẩm động lạnh nhập khẩu 5.742,8 tấn/219 lô hàng (giảm 6,4% so tháng trước), lũy kế 7 tháng 43.578,1 tấn (tăng 32,1% so với cùng kỳ).

- Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm:

+ Xử phạt vi phạm hành chính: Trong tháng, đã xử lý 301 trường hợp, với tổng số tiền 598,2 triệu đồng (tăng 119,7% số trường hợp và tăng 112,1% số tiền phạt so với tháng trước), tang vật tiêu hủy 8,8 tấn (tăng 600% so tháng trước); trong đó riêng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 25 trường hợp với số tiền phạt 70,9 triệu đồng (tăng 92,3% số trường hợp và tăng 104,3% số tiền phạt so với tháng trước), tang vật tiêu hủy trên 5,1 tấn (tăng gấp 10 lần so tháng trước). Lũy kế 7 tháng, xử phạt 1.877 trường hợp với số tiền phạt 3,5 tỉ đồng (giảm 35,4% trường hợp và tăng 11,6% số tiền phạt so cùng kỳ năm 2013), tang vật tiêu hủy 22,5 tấn (giảm 63,9% so cùng kỳ).

+ Xử lý kỹ thuật: Trong tháng, đã xử lý 702 trường hợp (tăng 56,2% so tháng trước), tang vật tiêu hủy khoảng 16,7 tấn (tăng 18,4% so tháng trước); lũy kế 7 tháng xử lý 5.684 trường hợp (tăng 19,8% so cùng kỳ năm 2013), tang vật tiêu hủy khoảng 129,4 tấn (giảm 11,6% cùng kỳ).

+ Xử lý giết mổ trái phép: Trong tháng, xử lý 02 trường hợp, với tang vật tiêu hủy khoảng 100kg (giảm 2% so tháng trước); lũy kế 7 tháng xử lý 42 trường hợp, với tang vật tiêu hủy 20,7tấn (tăng 157,1% so cùng kỳ).

3.            Tình hình nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản:

- Tổng sản lượng thủy sản tháng 7 ước đạt 15.183 tấn, lũy kế 7 tháng ước đạt 37.153 tấn, tăng 14,2% so cùng kỳ, trong đó:

  + Sản lượng nuôi trồng: 21.353 tấn, tăng 20,6% so cùng kỳ.

  + Sản lượng đánh bắt: 15.800 tấn, tăng 6,6% so cùng kỳ.

  + Cá cảnh: 53 triệu con, tăng 12,8% so cùng kỳ. Số lượng cá cảnh xuất khẩu trong tháng 7 là 658.611 con, tăng 10,5% so cùng kỳ; lũy kế 7 tháng 6,015 triệu con, tăng 21,7% so cùng kỳ.

- Công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tổng số tàu thuyền trên địa bàn Thành phố tính đến nay là 1.796 chiếc, với tổng công suất 72.349 cv, 6.979 thuyền viên.

- Công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tổ chức thả 450 ngàn con cá giống các loại tái tạo nguồn lợi thủy sản xuống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Quận 1.

- Công tác nuôi trồng thủy sản: Trong tháng, diện tích thả nuôi tôm 3.439,82 ha (đạt 94,2% so cùng kỳ), trong đó tôm sú 2.934,95 ha. Số lượng giống thả: 181,23 triệu con (giảm 38,5% so cùng kỳ), trong đó tôm sú giống 18,38 triệu con. Diện tích thu hoạch 3.249,84 ha (đạt 94,02% so cùng kỳ), sản lượng thu hoạch 864,76 tấn (đạt 82,12% so cùng kỳ).

- Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản nhập khẩu và kiểm dịch thủy sản xuất khẩu: Trong tháng, kiểm tra trên 22.012 tấn thức ăn thủy sản (đạt 43,22% so với cùng kỳ); 3.820 tấn sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản (tăng 7,06% so với cùng kỳ); kiểm dịch trên 100 tấn động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu (đạt 22% so với cùng kỳ).

4.            Tình hình triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp:

4.1 Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao:

a) Công tác quản lý và kiểm định giống vật nuôi:

- Giống bò sữa:  

+ Trong tháng, đã thực hiện công tác bình tuyển, lập lý lịch giống bò sữa 620 con, (lũy kế 7 tháng 3.375 con), đạt 67,5% kế hoạch năm và tăng 16,8% so cùng kỳ. Tính từ khi triển khai Chương trình đến nay đã bình tuyển, lập lý lịch được 80.398 con, đạt 80,8% so với đàn bò sữa Thành phố và hơn 85% bò sữa đạt chuẩn đặc cấp theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trọng lượng bò trong độ tuổi bình tuyển (12 tháng tuổi) đạt trên 230 kg.

  + Tiến hành khảo sát và theo khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa bò nông hộ đạt 320 con (lũy kế 7 tháng 2.595 con), tăng 8,4% so với cùng kỳ, trong đó cái sinh sản chiếm 62% tổng đàn (cái vắt sữa chiếm 47%, cai sữa chiếm 15%).

  + Thực hiện đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa đã gieo tinh đạt 310 con bê (lũy kế 7 tháng 1.600 con), các dòng tinh Mỹ, Hà Lan, Canada, Israel, Moncada,… tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó có những con bê tiếp tục theo dõi từ năm 2013 và một số bê sơ sinh 3 tháng tuổi trong năm 2014. Kết quả đánh giá cho thấy bê các dòng tinh Mỹ, Israel có tỉ lệ tăng trọng cao hơn các dòng tinh khác khoảng 7% và bê con sinh ra có trọng lượng trung bình khoảng 35 kg/con.

  + Cân đo, giám định ngoại hình đàn bò sữa nuôi tại nông hộ thực hiện theo 2 phương pháp Canada và tiêu chuẩn 533-2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ước thực hiện trong tháng 7 là 220 con, lũy kế 7 tháng thực hiện được 1.400 con, đạt 56% kế hoạch và tăng 18,2% so với cùng kỳ.

+ Thực hiện Chương trình gieo tinh bò sữa cao sản Israel tiến hành cấp phát cho các trại chăn nuôi bò sữa 2.204 liều, trong đó 1.345 liều tinh cao sản và 859 liều tinh phân giới tính

- Giống heo:

+ Đánh giá tiến bộ di truyền giống heo theo phương pháp BLUP: tính từ đầu năm đến nay đã tổ chức thu thập số liệu 2 đợt, đã đánh giá và chuyển giao kết quả cho các xí nghiệp chăn nuôi heo thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn làm cơ sở lựa chọn những tính trạng nổi trội tiến hành ghép đôi nhằm ngày càng cải thiện chất lượng đàn heo.; phối hợp các trại chăn nuôi heo quốc doanh và tư nhân triển khai thực hiện công tác bình tuyển, giám định, xếp cấp cho đàn heo đực giống khai thác thụ tinh nhân tạo. Tính từ đầu năm đến nay đã giám định, bình tuyển được 180 con.

+ Tiến hành 03 cấp giấy chứng nhận theo phương pháp BLUP cho 03 nhóm heo giống có năng suất đặc biệt Landrace S807, Landrace S817 và Yorkshire S548 cho xí nghiệp chăn nuôi heo Cấp I thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn

  b) Về công tác quản lý và kiểm định giống cây trồng:  Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 43 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh giống cây trồng, trong đó có 41 đơn vị sản xuất kinh doanh hạt giống, 01 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây ăn trái, 01 cơ sở sản xuất kinh doanh giống hoa lan (doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số).

- Về hoạt động thử nghiệm tại cơ sở Nhị Xuân: đã nhân 100 cây các giống Đại phú Gia, môn đốm, hoa súng và hoa sen, lũy kế nhân giống được 200 cây, sưu tập 12 giống Sứ kép.  Sưu tập và phục tráng các giống rau: lai tạo các giống ớt, phục tráng giống cà chua Hóc Môn. Khảo sát các giống đã sưu tập: 1 giống bầu và 1 giống Dưa hấu. Thực hiện, duy trì vườn sưu tập các giống cây ăn trái khoảng 12.000 m2. Thực hiện lọc dòng 18 dòng Dưa lưới được chọn năm 2013 với diện tích 500 m2 và tiến hành thử nghiệm các giống dưa lưới trong nhà màng: đã gieo 17 giống với diện tích 1.000 m2 và chuẩn bị tiến hành lọc 18 dòng trong nhà kính. Duy trì thử nghiệm vườn hoa phong lan với diện tích 700 m2 gồm 6 giống Dendro và 21 giống Mokara, trung bình thu hoạch khoảng 200 cành/1 tuần trên diện tích 200 m2.

  - Về hoạt động thử nghiệm tại các xã nông thôn mới: tiến hành thử nghiệm tính thích nghi các giống cây trồng với 6.000 m2, lũy kế thực hiện 20.000 m2 (tăng 18,7% so với cùng kỳ) gồm 08 giống dưa leo, 04 giống mướp hương, 09 giống khổ qua, 05 giống bí đau và 04 giống bầu tại 02 xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn; xã Tân Phú Trung và Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi; xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Tổ chức 04 hội thảo đánh giá kết quả thử nghiệm các giống cây trồng tại huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi. Bên cạnh trồng thử nghiệm ở các xã nông thôn mới, đã ứng dụng công nghệ cao tiến hành sản xuất 200 m2 cây giống rau ươm sẵn chất lượng cao trên cây bí đao ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Tiếp tục thử nghiệm tính thích nghi giống dừa dứa do Tổng cục V chuyển giao ở xã An Phú, huyện Củ Chi.

c) Về dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel: đã đưa vào hoạt động, tổng đàn bò sữa hiện nay là 151 con, trong đó cái vắt sữa là 70 con. So với đầu năm 2014, tổng đàn tăng 15 con, tỉ lệ cái vắt sữa trong đàn tăng từ 58,64% lên 59,46%. Năng suất sữa trung bình đạt 22,7 kg/con/ngày, trong đó lứa 1 năng suất sữa bình quân đạt 6.259 kg/con/chu kỳ 305 ngày, đỉnh sữa bình quân đạt 26,8 kg; lứa 2 năng suất sữa bình quân đạt 7.243 kg/con/chu kỳ 305 ngày, đỉnh sữa bình quân đạt 30,1 kg. Đã giới thiệu công nghệ và hiệu quả sử dụng thức ăn TMR đang áp dụng tại Trại Israel cho các hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô lớn nhằm khuyến khích các hộ áp dụng để năng cao hiệu quả chăn nuôi. Phối hợp với chuyên gia Israel tổ chức 02 lớp tập huấn với hơn 80 lượt người tham gia về các chuyên đề thú y, dinh dưỡng, chăm sóc bê, bò hậu bị và đón tiếp 04 đoàn tham quan với khoảng 200 khách.

4.2 Chương trình phát triển rau an toàn:

- Diện tích gieo trồng ước đạt 10.815 ha, tăng 3,4% so cùng kỳ (trong đó rau an toàn là 10.598 ha). Vụ Đông Xuân đạt 6.232 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ; vụ Hè Thu ước đạt 4.026 ha, đạt 99,4% so với cùng kỳ).

Về kết quả chứng nhận VietGAP: từ đầu năm 2014 đến nay, đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 33 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích 62,685 ha; tương đương 364,545 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 8.052 tấn/năm. Lũy kế từ khi triển khai đến nay, đã chứng nhận VietGAP cho 358 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích 202,887 ha, tương đương 983,426 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 23.631 tấn/năm..

4.3 Chương trình phát triển hoa – cây kiểng:

- Hoa, cây kiểng: tổng diện tích hoa, cây kiểng là 1.335 ha, tăng 4,8% so với cùng kỳ; trong đó lan: 210 ha, xấp xỉ cùng kỳ; mai: 485 ha, xấp xỉ cùng kỳ; kiểng, bonsai: 405 ha, tăng 9,2% so với cùng kỳ; hoa nền: 235 ha, tăng 11,9% so với cùng kỳ.

- Riêng diện tích diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 đạt 1.265 ha, tăng 4,8% so với cùng kỳ, tập trung vào hoa nền, hoa lan, bon sai và cây kiểng.

- Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 khoảng 1.587,2 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ là 1.324 tỷ đồng).

4.4        Chương trình phát triển bò sữa:

- Tổng đàn bò sữa 7 tháng ước đạt 135.918 con, tăng 16,2% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 99.600 con, tăng 5,9% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 46.900 con, tăng 5,9% so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi đạt 151.675 tấn, tăng 7,6% so cùng kỳ.

- Các hộ, trại đã từng bước nâng cao trình độ chăn nuôi; thực hiện các biện pháp chọn lọc, cải thiện cơ cấu đàn; tăng tỷ lệ đàn sinh sản và vắt sữa góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tăng thu nhập cho nông dân. 

4.5        Chương trình phát triển cá sấu:

Hướng dẫn các doanh nghiệp gây nuôi cá sấu hoàn thiện sổ sách xuất nhập theo quy định của nhà nước và các cơ quan quản lý CITES Việt Nam; tăng cường công tác kiểm tra an toàn chuồng trại, khuyến các các chủ trại nuôi phải gia cố chuồng trại, bờ bao, lưới rào chắn, đảm bảo an toàn trong hoạt động gây nuôi cá sấu.

4.6        Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp – nông thôn:

  - Lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, thực nghiệm cây trồng: Tính đến nay, đã sưu tập được hơn 330 giống hoa lan các loại (gồm lan rừng, Dendrobium, Phalaenopsis, Mokara, Cattleya…), 96 giống kiểng lá, 32 giống hoa nền và 83 giống dược liệu. Nghiên cứu tạo lan Dendrobium mới bằng phương pháp chiếu xạ, đã sàng lọc được 7 dòng đột biến. Bước đầu nghiên cứu tạo lan Mokara kháng virus khảm vàng bằng phương pháp chuyển gen. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình RT-PCR phát hiện một số bệnh virus trên dưa leo, cà chua và khoai tây. Nhân giống bằng nuôi cấy mô được hơn 70.000 cây, tập trung các giống hoa lan như: Denbrobium, Mokara, Phalaenopsis

- Lĩnh vực công nghệ sinh học thủy sản: Thực hiện các nghiên cứu để hướng đến sản xuất vaccine ngừa bệnh đốm trắng trên tôm sú, vaccine ngừa bệnh nhiễm trùng huyết và bệnh đốm đỏ trên cá tra. Nghiên cứu chuyển gen tạo cá Sóc phát sáng, đã tạo được 2 dòng cá chuyển gen phát sáng huỳnh quang lục lam và đỏ trên cơ. Tiến hành lai dòng cá mang gen màu lục lam với cá tự nhiên đã cho ra 35 cá thế hệ F1 biểu hiện ổn định phát sáng màu lục lam.

- Lĩnh vực công nghệ vi sinh - môi trường - thực phẩm: Tập trung nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ trên cây rau, bệnh bướu rễ trên cây tiêu; nghiên cứu xử lý bùn lắng ao nuôi cá tra làm phân bón; thành lập ngân hàng giống các chủng vi sinh vật phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, môi trường. Nghiên cứu hoàn thiện bộ kit phát hiện nhanh 6 loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột chính trên người. Sản xuất được khoảng 19 tấn chế phẩm sinh học BIMA.

- Lĩnh vực công nghệ sinh học y dược - công nghệ sinh học động vật: Tạo bộ kit ELISA kiểm tra hiệu quả tiêm phòng vacxin dịch tả heo và đã thử nghiệm bộ kit trên khoảng 100 mẫu thực địa. Xây dựng được quy trình Realtime PCR phát hiện và định type virus gây bệnh lở mồm long móng và đang thử nghiệm trên 60 mẫu thực địa. Tối ưu hóa quy trình PCR xác định các type virus gây viêm gan vịt; Nghiên cứu tạo chế phẩm interferon gà và khảo sát hiệu quả phòng ngừa, điều trị bệnh virus ở gia cầm. Nuôi cấy tế bào động vật phục vụ công tác chẩn đoán bệnh và thử nghiệm hoạt tính sinh học của dược chất. Nghiên cứu tế bào gốc hướng đến điều trị các bệnh liên quan đến tổn thương xương và sụn, tạo kháng thể đơn dòng ứng dụng trong xét nghiệm bệnh về máu.

4.7        Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 – 2015 thay thế Quyết định 36/2011/QĐ-UBND. Tính từ  ngày 01/01/2014 đến ngày 07/7/2014 đã có 528 quyết định phê duyệt phương án, 1.534 hộ với tổng số vốn đầu tư  800,5 tỷ đồng, tổng vốn vay 490,7 tỷ đồng. Tổng lũy tiến tình hình phê duyệt các phương án theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND và Quyết định 13/2013/QĐ-UBND từ ngày 10/6/2011 đến ngày 7/7/2014: có 3.370 quyết định phê duyệt, 12.036 hộ vay, tổng vốn đầu tư 5.246,4 tỷ đồng, tổng vốn vay 3.080,9 tỷ đồng.

5.            Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi:

Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn Thành phố hiện nay là 36.727,39 ha. Tỉ lệ che phủ rừng trên địa bàn Thành phố là 16,44%; tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 39,6%.

6.     Diêm nghiệp:

Tổng diện tích sản xuất muối tại Thành phố là 1.664,9 ha, trong đó, diện tích sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trên nền ruộng trải bạt đạt 909,6 ha, tập trung chủ yếu tại xã Lý Nhơn (869,6 ha), xã Thạnh An (20 ha) và xã Long Hòa (20 ha). Tổng số hộ sản xuất muối của toàn Thành phố là 729 hộ, trong đó: xã Lý Nhơn: 492 hộ; xã Thạnh An: 172 hộ; xã Long Hòa: 56 hộ; Thị trấn Cần Thạnh: 09 hộ. Sản lượng muối đạt 111.822 tấn, trong đó sản lượng muối trải bạt 67.350 tấn. Sản lượng muối đã được tiêu thụ 69.600 tấn (trong đó 37.100 muối trải bạt); giá thu mua muối vàng 1.100 đồng/kg, muối trắng 1.150 đồng/kg và muối trải bạt 1.200 đồng/kg.

7.      An toàn thực phẩm:

7.1  Lĩnh vực trồng trọt:

- Công tác thanh, kiểm tra:

+ Trong tháng 7, đã kiểm tra 177 mẫu (vùng sản xuất 82 mẫu, lễ hội trái ngon an toàn năm 2014: 95 mẫu), kết quả 168/177 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2014, kiểm tra 5.363 mẫu (vùng sản xuất 442 mẫu, 03 chợ đầu mối 4.826 mẫu, lễ hội trái ngon an toàn năm 2014: 95 mẫu), kết quả 5.354/5.363 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.

+ Kiểm tra định lượng các chỉ tiêu an toàn thực phẩm là 63 mẫu (03 chợ đầu mối 25 mẫu, vùng sản xuất 18 mẫu, doanh nghiệp 20 mẫu), kết quả 62/63 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

+ Trong 7 tháng, Chi cục Bảo vệ thực vật đã xử phạt vi phạm hành chính 08 đơn vị. 

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn
thực phẩm theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong tháng 7, kiểm tra 15 cơ sở,  kết quả 4 cơ sở loại A, 10 cơ sở loại B và 01 cơ sở loại C; lũy kế 7 tháng đầu năm 2014, kiểm tra 197 cơ sở (doanh nghiệp: 109 cơ sở, chợ đầu mối nông sản: 88 cơ sở). Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 207 cơ sở (doanh nghiệp: 119 cơ sở, chợ đầu mối nông sản: 88 cơ sở); lũy kế đến nay, đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật trên địa bàn Thành phố là 324 cơ sở (doanh nghiệp: 236 cơ sở, chợ đầu mối nông sản: 88 cơ sở). Kiểm tra định kỳ trong tháng 7, là 02 cơ sở, kết quả loại B.


7.2   Lĩnh vực chăn nuôi:

- Kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm:

+ Xét nghiệm kiểm tra beta-agonist: Tính đến nay, đã tiến hành xét nghiệm 50 mẫu thức ăn chăn nuôi, nước tiểu tại 30 cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố và nguồn heo từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận đưa về giết mổ tại Cơ sở giết mổ Vissan kiểm tra việc sử dụng chất cấm họ beta-agonist; kết quả không phát hiện mẫu thức ăn chăn nuôi và mẫu nước tiểu dương tính chất cấm.

+ Xét nghiệm kiểm tra kháng sinh tồn dư: Tính đến nay, đã tiến hành xét nghiệm 60 mẫu thịt gia súc, gia cầm (30 mẫu thịt heo, 30 mẫu thịt gia cầm) nguồn Thành phố và các tỉnh được đưa về giết mổ tại 02 Cơ sở giết mổ Nam Phong và An Nhơn. Kết quả: 13/30 mẫu thịt heo (43,33%) có nguồn gốc từ Bình Dương, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và 01/30 mẫu thịt gia cầm (3,33%)  có hàm lượng kháng sinh Sulfadimidin vượt giới hạn cho phép.

+ Xét nghiệm kiểm tra thịt tươi: Tính đến nay, kiểm tra giám sát 1.349 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ gia súc, cơ sở giết mổ gia cầm, điểm kinh doanh, nhà hàng quán ăn, siêu thị, chợ lẻ và thịt nguồn tỉnh qua các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông (thuộc Chi cục Thú y) và chợ đầu mối nông sản thực phẩm. Kết quả cho thấy mẫu thịt tươi tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố có tỷ lệ đạt yêu cầu về vi sinh là 70,69% đã cải thiện hơn so với năm 2013.

- Công tác kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y:

+ Tổ chức kiểm tra thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với 103 hồ sơ đăng ký hoạt động kinh doanh, sơ chế biến và bảo quản sản phẩm động vật, kết quả có 53/103 hồ sơ đạt yêu cầu đã được cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh thú y; 47/103 hồ sơ không đạt đã trả lại cho cơ sở để cơ sở chấn chỉnh điều kiện về thủ tục hành chính hoặc điều kiện vệ sinh thú y; 03/103 hồ sơ vừa tiếp nhận chưa thẩm định.

+ Tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với 80 hồ sơ đăng ký, đến nay kết quả có 59/80 hồ sơ đăng ký đạt yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 19/80 hồ sơ không đạt yêu cầu đã trả lại cho cơ sở để cơ sở chấn chỉnh điều kiện về thủ tục hành chính hoặc điều kiện an toàn thực phẩm; 02 hồ sơ vừa tiếp nhận chưa thẩm định.

- Tham gia thực hiện chuỗi thực phẩm an toàn (chuỗi thịt heo, trứng gà, thịt gà):

+ Khảo sát các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn tại 02 đơn vị trên địa bàn Thành phố (Công ty Ba Huân, Công ty Trứng Việt), 03 đơn vị thuộc các tỉnh (Công ty Vương Huỳnh, Công ty Trứng Nhiên, Công ty Phạm Tôn).

+ Thẩm định các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn tại 05 Công ty Ba Huân, Công ty Vương Huỳnh, Công ty Trứng Nhiên, Công ty Metro, Công ty Long Bình. Kết quả đã công nhận chuỗi của 02 Công ty Ba Huân và Công ty Vương Huỳnh; công ty Trứng Nhiên đang trong thời gian khắc phục; Công ty Metro và Công ty Long Bình đang thẩm định chưa có kết quả.

- Phối hợp với với Cục Chăn nuôi/FAO thực hiện giai đoạn 1dự án khảo sát về truy nguyên nguồn gốc sản phẩm gia cầm tại 02 Công ty Phạm Tôn và Công ty San Hà.

- Phối hợp Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Dự án SCIESAF, JICA giám sát thí điểm an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tại chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền: Lấy tổng cộng 110 mẫu thịt heo, gà trong 04 đợt khảo sát và theo dõi khắc phục của cơ sở (03 cơ sở giết mổ gia cầm, 03 cơ sở giết mổ heo).

7.3   Lĩnh vực thủy sản:

- Công tác quản lý chất lượng thủy sản tại chợ đầu mối Bình Điền: Kiểm tra ngoại quan, cảm quan sản phẩm thủy sản tươi ướp đá trong tháng 7 là 11.150 tấn (đạt 242,1 % so với cùng kỳ), kết quả đều đảm bảo độ tươi, không lẫn tạp chất. Lấy 15 mẫu chả cá kiểm tra nhanh hàn the nhanh, bằng giấy đổi màu (test nhanh), kết quả không phát hiện. Lấy 67 mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản kiểm tra 67 chỉ tiêu về vi sinh gây bệnh, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, kết quả không phát hiện.

- Kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 01/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tại chợ đầu mối Bình Điền: kiểm tra, đánh giá 59 điểm kinh doanh, kết quả 52 điểm xếp loại A, 07 điểm từ loại C lên loại B và 15 cơ sở khác (trong đó, có 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, 05 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản), kết quả 07 cơ sở xếp loại A, 08 cơ sở xếp loại B.

- Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong tháng, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiến hành kiểm tra 10 điểm kinh doanh tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, kết quả phát hiện và xử lý 03 trường hợp vi phạm không có giấy chứng nhận sức khỏe và giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.

8. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:

Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 về giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2014 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn xổ số kiến thiết và vốn viện trợ phát triển (ODA); trong đó các chủ đầu tư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao kế hoạch vốn 16 công trình, với tổng kinh phí: 68,6 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách tập trung và 2,240 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp; gồm 08 công trình chuyển tiếp, 01 công trình khởi công mới và 07 công trình chuẩn bị đầu tư.

Tình hình giải ngân đến ngày 10/7/2014 là 41,350/68,6 tỉ đồng, đạt 60,3 % so với kế hoạch; ước giải ngân đến ngày 30/7/2014 là 43,9/68,6 tỉ đồng, đạt 64% so kế hoạch, cụ thể:

- Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản Thành phố: 10/10 tỉ đồng, đạt 100% kế hoạch.

- Trung tâm Công nghệ sinh học: 26.490/40,3 tỉ đồng, đạt 65,7% kế hoạch; ước giải ngân đến ngày 30/7/2014  là 28/40,3tỉ đồng, đạt 69,4% kế hoạch.

- Trung tâm Giao dịch và Triển lãm nông sản Thành phố: 3/10 tỉ đồng, đạt 30% kế hoạch.

- Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi: 0,52/3 tỉ, đạt 17,3% kế hoạch.

- Ban Quản lý dự án QSEAP: 1,8/4,5 tỉ đồng, đạt 40% kế hoạch, ước giải ngân đến ngày 30/7/2014 là 2,4/4,5 tỉ đồng, đạt 53,3% kế hoạch.

III.      KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

- 06 xã điểm: Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (xã điểm do Trung ương chọn) và 5 xã điểm (mô hình do Thành phố chọn), gồm: Xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ), xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), đến nay đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, tiếp tục duy trì, nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2015.

- 50 xã nhân rộng (bao gồm: huyện Củ Chi – 18 xã, huyện Hóc Môn – 9 xã, huyện Bình Chánh – 13 xã, huyện Nhà Bè – 5 xã, huyện Cần Giờ - 5 xã): Tính đến nay, 24 xã đạt từ 14 – 18 tiêu chí, 24 xã đạt từ 9 – 13 tiêu chí và 02 xã đạt từ 5 – 8 tiêu chí.

- Tính đến nay, tại 56 xã xây dựng nông thôn mới đã thực hiện công tác đầu tư và triển khai thi công 1.327 công trình, gồm: giao thông 517 công trình, thủy lợi 209 công trình, cơ sở vật chất văn hóa 217 công trình, trường học 76 công trình, điện 01 công trình, y tế 07 công trình, nhà ở 295 công trình, nghĩa trang 02 công trình, chợ 03 công trình; đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 250 công trình, xây dựng 231 căn nhà tình thương, 28 căn nhà tình nghĩa. Lũy tiến thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới, Thành phố huy động nguồn lực xã hội đầu tư hơn 2.827 công trình; xóa 2.100 căn nhà dột nát.

- Phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2013 và 02 năm thực hiện phong trào “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” cấp Thành phố. 05 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) đã có 4 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ tổ chức hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện phong trào “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” và tổ chức họp, ký kết, cụ thể:

+ Huyện Củ Chi đã tổ chức ký kết với 07 đơn vị, gồm: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Quận 2, Quận 3, Quận Tân Bình, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thành phố, Hội Nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (và ký kết cụ thể hỗ trợ giữa các phường với các xã).

+ Huyện Cần Giờ đã tổ chức ký kết với 12 đơn vị, gồm: Quận 1, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Đảng ủy Cục Hải Quan thành phố, Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Tổng Công ty Bến Thành, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Tổng Công ty Công nghiệp Sài gòn, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Hội Nông dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (và ký kết cụ thể giữa các đơn vị với các xã).

+ Huyện Hóc Môn đã tổ chức ký kết với 07 đơn vị, gồm: Quận 5, quận 6, quận 12, quận Tân Phú, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và Hội Nông dân Thành phố, Đảng ủy Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.

+ Huyện Nhà Bè đã tổ chức họp trao đổi nội dung thỏa thuận với 07 đơn vị, gồm: Quận 7, Quận 9, Quận 10, Đảng ủy khối các Khu chế xuất – Khu Công nghiệp thành phố, Đảng ủy Lực lượng thanh niên xung phong, Đảng ủy Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn. Ngày 12 tháng 7 năm 2014, tổ chức hội nghị ký kết giữa huyện Nhà Bè và các đơn vị thực hiện theo phân công tại Thông báo 746-TB/TU ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy.

+ Huyện Bình Chánh: Đảng ủy Khối Dân – Chính – Đảng đã tổ chức họp về thỏa thuận hỗ trợ với xã Tân Kiên (phấn đấu triển khai thực hiện hoàn thành trong quý 3/2014). Công ty Đầu tư Tài chính thành phố đã làm việc với xã Vĩnh Lộc A. Trong tháng 5 năm 2014, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh đã tổ chức buổi làm việc với 08/17 đơn vị hỗ trợ, bao gồm: Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Thành phố, Đảng ủy Sở Y tế, Đảng ủy Sở Giao thông vận tải, Đảng ủy Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn, Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư Tài Chính, Đảng ủy Khối dân Chính đảng Thành phố, Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, Quận ủy - Ủy ban nhân dân Quận Bình Tân. Còn lại 9/17 đơn vị đang tiến hành rà soát khảo sát mức độ, nhu cầu cho các xã.

- Triển khai tập huấn nội dung, thể lệ hội thi “Tìm hiểu và nâng cao nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hồ Chí Minh, lần III năm 2014”.

- 51/56 xã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới (đạt 91%), trong đó có 48 xã đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 03 xã đã hoàn thành đồ án quy hoạch, đang gửi các Sở, ngành chức năng góp ý; còn lại 05 xã (Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Long Hòa, Thạnh An – huyện Cần Giờ) đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, đang xây dựng đồ án quy hoạch, dự kiến hoàn thành trong quý 3 năm 2014.

- Kết quả huy động nguồn lực cho các nội dung thực hiện từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới đến nay (tháng 6 năm 2014): 12.292 tỷ 327 triệu đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương: 20 tỷ 230 triệu đồng (chiếm 0,16%); vốn ngân sách Thành phố: 3.258 tỷ 259 triệu đồng (chiếm 26,51%); vốn huy động từ cộng đồng (dân và doanh nghiệp): 9.013 tỷ 838 triệu đồng (chiếm 73,33%).

IV. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRONG THÁNG 8 NĂM 2014

Trong tháng 8 năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh và ngân sách thành phố năm 2014; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2014; Chỉ thị số 14/2014/CT-UBND ngày 09/7/2014 của UBND Thành phố về tiếp tục tổ chức thực hiện 6 chương trình đột phá thực hiện kết luận số 187/TU ngày 29 tháng 3 năm 2014 của Thành ủy tại hội nghị lần thứ mười bảy BCH Đảng bộ thành phố khóa IX.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại thông báo số 16/TB-VPCP ngày 14/1/2014 của Văn phòng Chính phủ về tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15/1/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

3. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 3193/KH-UBND ngày 05/7/2014 của UBND Thành phố về Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến cuối năm 2014. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân phát triển nhanh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Nghiên cứu, thực hiện chính sách về huy động các nguồn lực, thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất và hộ nông dân liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước; tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân.

4. Tiếp tục thực hiện đồng bộ công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm động vật từ các tỉnh đưa về thành phố và các sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu đưa về tiêu thụ tại thành phố; chỉ đạo công tác Phòng chống dịch cúm gia cầm. Tăng cường tính liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành phố với các tỉnh trong vùng để xây dựng “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại các vùng nguyên liệu. Chuẩn bị nội dung đánh giá sơ kết và ký kết công tác phối hợp kiểm soát an toàn thực phẩm với các tỉnh.

5. Phối hợp với các Sở ngành, quận huyện tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố đến năm 2020; tăng cường thực hiện công tác phòng chống lụt bão, kiểm tra phát hiện sớm các sự cố đối với hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi; ứng phó kịp thời với mọi tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, tăng cường bảo vệ môi trường nông thôn và hỗ trợ nhân dân phục hồi sản xuất sau thiên tai. Đầu tư cải tạo, bảo dưỡng, nâng cấp, đổi mới quản lý các công trình thủy lợi, nâng cao hiệu suất sử dụng của các công trình.

6. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án quy hoạch, bảo vệ, phát triển các loại rừng và mảng xanh thành phố giai đoạn 2011 – 2015, định hướng năm 2020; Chương trình quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; các chương trình mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, nuôi thủy sản; chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp... giai đoạn 2011 - 2015 đã được phê duyệt.

7. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm như Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Giao dịch, triển lãm nông sản thành phố, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Thủy sản thành phố; các công trình chống ngập, phòng chống lụt bão, triều cường, xâm nhập mặn kết hợp giao thông nông thôn. Phối hợp với Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao triển khai các thủ tục đầu tư thêm 2 – 3 Khu Nông nghiệp công nghệ cao theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố.

8. Đảm bảo an toàn tuyệt đối tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các đơn vị./.


 Cây trồng khác:

- Diện tích lúa ước đạt 9.496, giảm 8,3% so cùng kỳ (vụ Đông Xuân 4.712 ha và vụ Hè Thu 4.700 ha).

- Diện tích cỏ thức ăn gia súc ước đạt 4.000 ha, xấp xỉ cùng kỳ.

- Diện tích cây cao su 4.000 ha, tăng 1,4% so cùng kỳ; sản lượng ước đạt 3.700 tấn, tăng 1,1% so cùng kỳ.

- Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái ước đạt 10.000 ha, sản lượng ước đạt 50.000 tấn, tăng 1% so cùng kỳ.

 Chăn nuôi khác:

- Trâu: tổng đàn ước đạt 5.948 con, tăng 6,2% so cùng kỳ.

- Dê: tổng đàn ước đạt 2.767 con, tăng 18,5% so cùng kỳ.

 Thủy sản khác:

- Sản lượng tôm sú 781 tấn, đạt 90,3% so cùng kỳ.

- Sản lượng tôm thẻ chân trắng 4.350 tấn, đạt 78,1% so cùng kỳ.

- Sản lượng nghêu, sò 5.100 tấn, tăng 7,8% so cùng kỳ.

 Trong đó: số tàu có công suất lớn hơn 90 cv là 135 chiếc, 1.287 thuyền viên; số tàu có công suất 20 - 90 cv là 820 chiếc, 3.142 thuyền viên; số tàu có công suất dưới 20 cv là 841 chiếc, 2.550 thuyền viên.

 

Cơ cấu, chủng loại:

- Mai vàng chiếm tỉ lệ 39,1% trong diện tích sản xuất hoa, cây kiểng Tết của Thành phố với diện tích 494 ha; tăng 2,3 % so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, Quận 9, quận Thủ Đức.

- Bonsai, kiểng chiếm 30,3 % tổng diện tích sản xuất hoa, cây kiểng Tết của Thành phố. Diện tích 383  ha, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Địa bàn sản xuất cây kiểng, bon sai tập trung ở Quận 12, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn.

- Hoa lan chiếm tỉ lệ 16,4% tổng diện tích sản xuất hoa, cây kiểng Tết của thành phố. Diện tích hoa lan ước khoảng 208 ha, tăng 4% so với cùng kỳ, tập trung vào hai giống Mokara và Dendrobium với sản phẩm là cắt cành và chậu. Địa bàn sản xuất tập trung tại các quận huyện như: Củ Chi, Bình Chánh,  Hóc Môn, Thủ Đức.

- Hoa nền chiếm 14,2 % tổng diện tích hoa, cây kiểng Tết. Diện tích sản xuất hoa nền ước khoảng 180 ha, tăng 9,8 ha (11,3%) so với cùng kỳ. Chủng loại bao gồm các loại như cúc, vạn thọ, sống đời, huệ, mồng gà, hướng dương, mãn đình hồng

Cụ thể như sau:

- Mai vàng: 1,3 triệu chậu, ước 780 tỷ đồng (năm 2013 là 600 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ).

- Hoa lan (chậu và cắt cành Monkara và Dendro): 3 triệu chậu và 3 triệu cành, ước 376 tỷ đồng (năm 2013 là 331,65 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ).

- Bonsai và kiểng các loại: ước 268,4 tỷ đồng (năm 2013 là 244,19 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ).

- Hoa nền: ước 162,8 tỷ đồng (năm 2013 là 148,96 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ).


Số lượt người xem: 3836    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm