SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
2
5
6
0
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 28 Tháng Chín 2012 3:45:00 CH

Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2020 diện tích sinh vật cảnh đạt 6.000 ha – 7.000 ha

Để phát triển sinh vật cảnh Thành phố trở thành một ngành kinh tế sinh thái đa dạng, bền vững, có khối lượng hàng hóa lớn, đủ sức cạnh tranh. Sinh vật cảnh góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở cả nông thôn, ven đô và nội thành; góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thành phố. Ngày 21 tháng 9 năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 4896/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển sinh vật cảnh trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 diện tích sinh vật cảnh (hoa, lan, cây kiểng, cá kiểng, giống sinh vật cảnh, nông nghiệp sinh thái) của Thành phố lên 6.000ha - 7.000ha, chiếm 14% - 17% và năm 2025 lên 9.000ha, chiếm 21% diện tích đất trồng trọt của Thành phố. Giải quyết việc làm cho 30.000 - 50.000 lao động. Giá trị sản xuất bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm trở lên; những mô hình tiên tiến đạt 1 tỷ đồng/ha/năm trở lên. Đạt giá trị tổng sản phẩm vào năm 2020 là 3.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 100 triệu USD/năm trở lên; tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm.

Đạt được các mục tiêu trên, Thành phố đưa ra các giải pháp thực hiện, bao gồm: Giải pháp về quy hoạch, tập trung những nơi có lợi thế, tiềm năng phát triển sinh vật cảnh như huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Thủ Đức, Gò Vấp. Phát triển hệ thống thương mại dịch vụ sinh vật cảnh với các quy mô lớn vừa và nhỏ, tổ chức một số loại hình kinh doanh chuyên ngành cá kiểng, cây kiểng, hoa lan; trước mắt, xây dựng, hoàn thiện trung tâm trưng bày, mua bán, giao dịch, hội chợ sinh vật cảnh tại Công viên Làng hoa Gò Vấp. Phát triển nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học và sinh học hiện đại vào việc chọn tạo giống cây con. Tiến hành kiện toàn các tổ chức hiện có, phát triển mới các hội sinh vật cảnh ở các quận, huyện, phường, xã; đồng thời hình thành các câu lạc bộ chuyên sâu theo ngành, nghề. Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển sinh vật cảnh theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015.

Theo đề án, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở ngành liên quan, các Hội Sinh vật cảnh Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, các hội nghề nghiệp (Hội Làm vườn và Trang trại Thành phố, Hội Hoa lan cây kiểng Thành phố) và Ủy ban nhân dân quận, huyện có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố tổ chức thực hiện; đồng thời phổ biến, tuyên truyền nội dung của đề án đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh. Phấn đấu đến năm 2025, sinh vật cảnh Thành phố trở thành một ngành kinh tế sinh thái, phát triển toàn diện và có trình độ tương đương các nước trong khu vực Đông Nam Á.

 

Đặng Kiệt


Số lượt người xem: 6487    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm