SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
6
8
6
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 27 Tháng Tám 2010 10:20:00 SA

Công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tháng 8 năm 2010

-
 
  -

I. Tình hình thiên tai, sạt lở:

a) Tình hình áp thấp nhiệt đới, bão:

Từ ngày 18-8-2010, trên biển Đông đã xuất hiện một vùng áp thấp, tiếp sau đó hình thành 01 áp thấp nhiệt đới, đến ngày 23-8-2010 áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 3, sau khi bão số 3 đổ bộ vào địa phận tỉnh Nghệ An, bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến ngày 25-8-2010, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố triển khai công tác phòng, chống bão, áp thấp (Văn bản số 226/PCLB ngày 18-8-2010). Đồng thời, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố tiến hành kiểm tra, nắm toàn bộ tàu thuyền, thường xuyên thông tin, liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là các tàu thuyền đánh bắt xa bờ (bao gồm vị trí, số lượng, số thuyền viên). Thường xuyên thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh và thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm (đã có 13 báo cáonhanh về công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trước diễn biến cơn bão số 3) .

b) Tình hình sạt lở:

Trong tháng 8 năm 2010, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 03 vụ sạt lở, cụ thể:

- Ngày 09 tháng 8 năm 2010, đã xảy ra một vụ sạt lở tại tuyến Rạch Giồng – sông Kinh Lộ, thuộc ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, chiều dài sạt lở khoảng 36 m, chiều rộng khoảng 7 m, vụ sạt lở không gây thiệt hại về người và tài sản. Khu Đường sông đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Hiệp Phước kiểm tra, lập biên bản và vận động các chủ hộ gần khu vực sạt lở di dời.

- Ngày 22 tháng 8 năm 2010, đã xảy ra một vụ sạt lở đê bao sông Sài Gòn, thuộc ấp 1, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, chiều dài sạt lở khoảng 60 m, chiều rộng khoảng 5 m, vụ sạt lở không gây thiệt hại về người và tài sản. Ngay sau khi xảy ra sạt lở, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã phối hợp với Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi kiểm tra và triển khai các biện pháp khắc phục.

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đề nghị các quận – huyện, sở - ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý, bảo vệ các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố (Văn bản số 221/PCLB ngày 12-8-2010).

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu quận 2 và các sở - ngành liên quan khẩn trương thực hiện duy tu, sửa chữa đoạn đường cầu phao 23 giáp sông Sài Gòn, phường An Lợi Đông, quận 2 (Văn bản số 4212/UBND-CNN ngày 26-8-2010).

c) Tình hình triều cường:

Trong tháng 8 năm 2010, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã có 02 văn bản cảnh báo triều cường và yêu cầu các quận – huyện, đơn vị liên quan chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó (Văn bản số 221/PCLB ngày 12-8-2010 và Văn bản số 245/PCLB ngày 24-8-2010), tuy nhiên trên địa bàn thành phố đã xảy ra các trường hợp bể bờ bao, cụ thể:

- Ngày 11 tháng 8 năm 2010, đỉnh triều tại trạm Phú An là 1,28 m (lúc 17 giờ), đã làm bể 02 đoạn bờ bao, chiều dài 12 m:

+ Bể đoạn bờ bao sông Ông Đụng (bờ phải) thuộc tổ 1, khu phố 1 phường Thạnh Lộc, đoạn bể dài 10 m, gây ngập sâu trung bình 1,5 m với diện tích khoảng 10 ha, ảnh hưởng 130 hộ dân.

+ Bể đoạn bờ bao sông Ông Đụng (bờ trái) tổ 1, khu phố 2, phường Thạnh Lộc đoạn bể dài 02 m, gây ngập sâu trung bình 1 m với diện tích khoảng 10 ha, ảnh hưởng 70 hộ dân.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiến cứu nạn thành phố đã phối hợp cùng lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận 12 và các lực lượng có liên quan chỉ đạo khắc phục sự cố; đồng thời huy động các phương tiện và Thường trực Ban đã huy động máy bơm để bơm thoát nước. Đến 23 giờ 30 cùng ngày đã bơm thoát nước hoàn toàn cho khu vực.

- Ngày 14 tháng 8 năm 2010, đỉnh triều tại trạm Phú An là 1,22 m (lúc 7 giờ 30 phút) kết hợp với mưa lớn, đã làm bể 02 đoạn bờ bao, chiều dài 18 m:

+ Phường Bình Chiểu: bể 01 đoạn bờ bao rạch Nước Trong, khu phố 2, đoạn bể dài 4 m, gây ngập sâu trung bình 2 m với diện tích khoảng 7 ha.

+ Phường Tam Bình: bể 01 đoạn bờ bao suối Ba Bột, khu phố 5, tổng chiều dài 14 m, gây ngập sâu từ 1,5 m - 2 m với diện tích khoảng 2 ha, ảnh hưởng 35 hộ dân.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiến cứu nạn thành phố phối hợp cùng lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức và các lực lượng có liên quan chỉ đạo khắc phục sự cố, đồng thời huy động các phương tiện, vật tư khẩn trương gia cố, tôn cao, khắc phục kịp thời không để xảy ra ngập nặng. Đến ngày 15-8-2010 tình hình ngập úng được khắc phục xong.

II. Kết quả thực hiện công tác tháng 8 năm 2010:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố phối hợp với các cơ quan, ban – ngành, đơn vị trình Ủy ban nhân dân thành phố:

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 13-8-2010).

- Dự thảo Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn – cứu hộ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.

- Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về công tác trực ban phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.

- Dự thảo Công văn của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Quy chế thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển tại Quyết định số 133/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển; triển khai công tác phòng, tránh, ứng phó với động đất, sóng thần.

2. Công tác kiểm tra, đầu tư:

- Văn phòng Ban phối hợp với các thành viên Ban phụ trách quận – huyệnvà đại diện các sở - ngành tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phương án sơ tán, di dời dân năm 2010 tại huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Nhà bè, quận 4, quận 6, quận 7, quận 10, quận Thủ Đức (số quận - huyện đã hoàn thành kiểm tra là 22 quận – huyện, còn quận 9, huyện Bình Chánh chưa tổ chức kiểm tra).

- Tiến độ thực hiện các công trình:

+ Đối với 156 công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2008 giảm còn 136 công trình (do có sự điều chỉnh). Theo tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, đến nay các địa phương đã phê duyệt 136/136 hồ sơ; trong đó, đã hoàn thành 113/136 công trình (đạt 83,08%), đang triển khai thi công 07/136 công trình và 16/136 công trình đang chuẩn bị thi công (gồm 14 công trình của huyện Hóc Môn, 01 công trình của quận 2 và 01 công trình của quận 9).

+ Đối với 128 công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2009 giảm còn 126 công trình (do có sự điều chỉnh). Theo tổng hợp báo cáo của các quận - huyện, đến nay các địa phương đã phê duyệt 110/126 hồ sơ, đạt 87,3%, trong đó, đã hoàn thành 51/126 công trình, đạt 40,47% và đang triển khai thi công 38 công trình.

3. Công tác trọng tâm khác:

- Đôn đốc các đơn vị, sở - ngành, quận – huyện khẩn trương thống kê phương tiện, trang thiết bị hiện có phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

- Đôn đốc các quận – huyện và một số sở - ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý, bảo vệ các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố.

- Báo cáo công tác thu – chi Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố 6 tháng đầu năm 2010 (Báo cáo số 204/BC-PCLB ngày 5-8-2010).

- Cập nhật tin trên website Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố kịp thời, đầy đủ, chính xác.

- Tổ chức trực bão, trực ban định kỳ và đột xuất để thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, thiên tai kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả.

Văn phòng Ban chỉ huy PCLB TP – Chi cục Thủy lợi và PCLB.


Số lượt người xem: 4020    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm