SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
8
7
0
4
4
5
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Hai 2014 3:35:00 CH

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm

Ngày 25 tháng 02 năm 2014, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và Tây Ninh họp bàn một số biện pháp phối hợp trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.

Theo báo cáo của Cục Thú y, tình hình dịch cúm gia cầm đang phát triển và lây lan rất nhanh, tính đến ngày 24 tháng 02 năm 2014, cả nước 65 ổ dịch tại 20 tỉnh có dịch cúm gia cầm H5N1, số gia cầm mắc bệnh, chết trên 61 ngàn con, toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ. Trung bình mỗi ngày xuất hiện 02 ổ dịch mới. Nguyên nhân xảy ra dịch là thời tiết từ đầu năm 2014 đến nay lạnh cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, chính là môi trường thuận lợi để vi rút H5N1 tồn tại và lây lan; trong dịp Tết Nguyên đán, gia tăng việc đi lại, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm của người dân dẫn đến vi rút có điều kiện phát tán; công tác thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên môi trường chăn nuôi không được thực hiện trong thời gian qua tại nhiều địa phương…

20 tỉnh có dịch cúm gia cầm H5N1, trong đó có các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh, đó là tỉnh Long An: dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 3 hộ chăn nuôi tại 3 xã của 2 huyện Châu Thành và Tân Trụ làm 600 con gia cầm mắc bệnh; tỉnh Tây Ninh: dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 6 hộ chăn nuôi ở 6 xã tại 02 huyện Châu Thành và Bến Cầu làm 2.348 con gia cầm mắc bệnh; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một hộ chăn nuôi của huyện Xuyên Mộc làm 700 con gia cầm mắc bệnh. Cộng với Thành phố là nơi tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm rất lớn, theo báo cáo của Chi cục Thú y Thành phố, từ đầu năm 2014 đến nay, bình quân các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố giết mổ khoảng 60 – 70 ngàn con gà/ngày, tiêu thụ thịt gà nhập từ các tỉnh về khoảng 42 ngàn con/ngày và thịt vịt khoảng 12 ngàn con/ngày…; công tác phòng chống dịch, quá trình giết mổ, vệ sinh và tiêu độc khử trùng trước, trong và sau khi giết mổ chưa đồng bộ, nên áp lực xảy ra dịch bệnh trên địa bàn Thành phố là rất cao.

Để công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn nữa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố và 07 tỉnh lân cận sẽ ký kết các nội dung, cụ thể: Thông tin tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố và các tỉnh trong khu vực, đặc biệt khi xảy ra các ổ dịch tại khu vực giáp ranh để phối hợp phòng chống, tránh trường hợp người dân bán chạy gia cầm bệnh hoặc vứt xác gia cầm bệnh, chết ra môi trường, làm lây lan dịch bệnh; cung cấp danh sách các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung an toàn dịch bệnh, các cơ sở giết mổ gia cầm giữa Thành phố và các tỉnh, để phối hợp kiểm tra giám sát khi tiếp nhận nguồn gia cầm, thủy cầm đưa vào giết mổ. Tăng cường lấy mẫu giám sát trên đàn gia cầm từ khâu chăn nuôi, vận chuyển, đặc là đàn gia cầm, thủy cầm nhập về các cơ sở giết mổ, nhằm đảm bảo nguồn gia cầm an toàn cung cấp cho thị trường, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, góp phần hỗ trợ đầu ra cho người chăn nuôi. Ngoài ra, trong thời gian qua đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo "chuỗi thực phẩm an toàn" đã được triển khai có hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh; mọi sản phẩm, hàng hóa tại đây đều đạt tiêu chuẩn sạch và an toàn nhờ được kiểm soát từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đến chế biến… do vậy, các tỉnh phối hợp Thành phố trong công tác tuyên truyền các mô hình tốt trong chăn nuôi, giết mổ, phân phối, tiêu thụ sản phẩm và tham gia xây dựng mô hình "chuỗi thực phẩm an toàn", sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng là sản phẩm sạch - an toàn…

 

Đặng Kiệt   


Số lượt người xem: 4305    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm