SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
7
3
4
7
0
8
Giống Cây Con 24 Tháng Năm 2005 2:15:00 CH

Kết quả thực hiện chương trình giống cây trồng, vật nuôi 2000 - 2005, kế hoạch 2006 - 2010 trên địa bàn Tp. Hồ chí Minh

 
   

 Chương trình giống cây, giống con chất lượng cao đã được thành phố phê duyệt theo quyết định số 11/2001/QĐ-UB ngày 12/2/2001, với mục tiêu:  

 Cung cấp các loại giống tốt, giống mới có năng suất, chất lượng cao, thích nghi điều kiện từng vùng sinh thái, chống chịu được bệnh tật, đến người sản xuất đầy đủ, nhanh chóng, giá cả hợp lý theo từng phân kỳ thời gian đến năm 2005.

-Lựa chọn các loại giống cây trồng, giống vật nuôi có tiềm năng, thế mạnh của thành phố để hoàn chỉnh nội dung, giải pháp thực hiện và xây dựng chương trình quản lý giống thống nhất, đồng bộ, tiên tiến.

Sở Nông nghiệp – PTNT thành phố đã xây dựng nhiều giải pháp cụ thể, tổ chức thực hiện nhằm kết hợp với các tổ chức khoa học, nhà doanh nghiệp để khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao và phát triển công nghệ sản xuất giống vào sản xuất, nâng dần chất lượng giống hiện có và đa dạng về số lượng, chất lượng, chủng loại các giống mới.

 

I/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

1. Dự án giống của Trung ương quản lý:

+. Dự án phát triển giống bò sữa - Viện Chăn nuôi:

Từ năm 2001, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Viện Chăn nuôi tổ chức triển khai dự án phát triển giống bò sữa trên địa bàn Thành phố; đến năm 2003, khi Trung tâm Quản lý và kiểm định giống cây trồng vật nuôi thành lập và chính thức đi vào hoạt động, Sở đã giao Trung tâm thực hiện dự án này nhằm đẩy mạnh công tác quản lý nâng cao chất lượng giống bò sữa.

Kết quả thực hiện đến 31/12/2004  như sau:

+ Số bò bình tuyển lập phiếu cá thể: 27.300 con, đạt trên 70% đàn bò sinh sản, trong đó có 2.000 bò lai Sind.

+ Gieo tinh bò cao sản năng suất trên 10.000 lít/ chu kỳ: 26.400 liều cho khoảng 14.000 lượt con bò sữa, sản xuất ra trên 3000 con bò sữa chất lượng tốt

Nhờ vào việc gieo các dòng tinh cao sản kết hợp với đầu tư nâng cao việc nuôi dưỡng, chăm sóc đã góp phần cải thiện chất lượng đàn bò sữa, nhất là nâng cao năng suất sữa (từ 3.700 lít/năm/con 2000 đã tăng lên trên 4.885 lít/năm/con năm 2004),  sản lượng sữa chung của thành phố tăng nhanh, năm 2004 tổng sản lượng sữa hàng hóa đạt 117.000 tấn, tăng hơn 3 lần so năm 2000.

 

+ Chuyển giao đàn bò cái tơ hậu bị Holstein Friesian

Từ tháng 8/2004 Viện Chăn nuôi đã có hợp đồng giao 10 bò cái tơ hậu bị, con của đàn bò nhập từ Mỹ thuộc “Dự án phát triển giống bò sữa giai đoạn 2001-2010” cho Sở Nông nghiệp và PTNT để nuôi dưỡng chăm sóc. Sở đã giao cho Công ty bò sữa thực hiện việc nuôi dưỡng đàn bò này, đến nay phát triển ổn định.

2. Các dự án giống do thành phố quản lý:

            Bảng 1:Vốn đầu tư cho chương trình giống giai đọan 2001-2005 trên địa bàn Thành phố (do Thành phố quản lý)

                                                                                     ( Đơn vị: Triệu đồng)   

STT

Nội dung đầu tư

Mức duyệt

Thực hiện

KH

 

 

2001

2002

2003

2004

2005

I

Vốn đầu tư cho Chương trình giống cây trồng

48,685

320 

3153 

8820 

13445 

13387 

1

Trợ giá giống

5,393

 

220

220

1,346

3,387

1.1

Trợ giá lúa giống

660

 

220

220

 

 

1.2

Trợ giá giống dứa Cayene

4,733

 

 

300 

1,346

3,387

2

Các dự án giống

43,292

320

2,933

8,600

12,099

10,000

2.1

Trại giống cây trồng Đồng Tiến II

6,606

320

1,633

1,331

3,322

 

2.2

Nhân giống dứa Cayene NT PVHai

1,560

 

-

1,560

 

 

2.3

Nhân giống dứa Cayene NT LMXuân

2,654

 

 

2,654

 

 

2.4

Nhập giống phong lan ( Cty Giống)

472

 

 

472

 

 

2.5

ĐTXD Vùng dứa Cayene(CTy Cây trồng)

25,000

 

 

883

7,077

10,000

2.6

Sản xuất chồi giống dứa

7,000

 

1,300

1,700

1,700

 

II

Vốn đầu tư cho Chương trình giống vật nuôi

106,383

4,129

21,453

31,609

14,509

3,000

1

Trợ giá giống gốc

19,006

4,129

6,790

2,087

3,000

3,000

2

Các dự án giống

87,377

0

14,663

29,522

11,509

 

2.1

DA nhập bò sữa

24,911

 

14,663

6,048

3,408

 

2.2

DA nhập giống bò thịt

11,860

 

 

11,860

 

 

2.3

DA nhập giống heo

2,497

 

 

2,497

 

 

2.4

Xây dựng TT giống TS nước ngọt

33,369

 

 

9,042

5,664

 

2.5

Xây dựng TT giống TS nước lợ, mặn

14,740

 

 

75

2,437

 

III

Các dự án về quản lý giống

36,720

0

 

550

13,720

22,500

1

DA Trung tâm QLKĐ giống cây con

28,000

 

-

500

5,000

22,500

2

DA Trạm kiểm dịch thực vật nội địa

8,720

 

-

50

8,720

 

( Vốn đầu tư trên chưa tính nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh)

 

3. Sản xuất nhiều giống mới chất lượng cao:

          Nhiều giống mới chất lượng cao đã được sản xuất và sử dụng, cụ thể:

3.1. Giống cây trồng:

            - Giống lúa: do có sự phối hợp giữa các công ty với Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long nên đã cung cấp được nhiều giống lúa ngắn ngày, kháng sâu bệnh đặc biệt là rầy nâu và đạo ôn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hình thành hệ thống nhân giống lúa trong dân với 7 tổ và 113 hộ tham gia, diện tích 123 ha và sản lượng giống xác nhận sản xuất trên 1.000 tấn/năm. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cung ứng giống xác nhận cho dân bình quân từ 800-1000 tấn/năm, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận trên địa bàn thành phố là 20%

          - Giống rau: hiện nay các giống rau kháng sâu bệnh, trồng trái vụ nhất là trong mùa mưa rất được ưa chuộng. Các giống rau có năng suất cao, chất lượng tốt được tạo ra từ việc chọn tạo, lọc thuần phục tráng từ các nguồn thực liệu hiện có, cũng đã được các công ty đưa vào thị trường như dưa leo, khổ qua, cải xanh, cà tím... Nhiều chủng loại giống đã tạo ra giá trị 100 triệu đồng/ha.

          - Giống cây ăn trái: Công ty giống cây trồng thành phố và một số công ty khác đã sưu tập, khảo nghiệm từ bộ giống các loại cây ăn trái có nguồn gốc từ Thái Lan và Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả đã lai tạo được giống xoài ăn xanh ĐT15.... Bình tuyển và công nhận cây giống gốc cây măng cụt, giống sầu riêng, đang triển khai bình tuyển giống xoài, bưởi da xanh, mít, dứa Cayene

          - Các đơn vị đang nghiên cứu và nhân nhanh bằng nuôi cấy mô các giống lan, hoa kiểng quý hiếm nhập từ nước ngoài.

          - Chủng loại và số lượng giống sản xuất và kinh doanh của các công ty năm 2004 trên địa bàn thành phố gồm: Lúa giống: trên 4.000 tấn, Bắp giống: 5.488 tấn, hạt giống rau các loại: 1.213 tấn, Cây ăn trái: 208 ngàn và 271 kg hạt giống,  hoa kiểng các loại: 818 kg hạt giống và 110 ngàn cây.

3.2.  Giống vật nuôi

 - Nhập nội trên 300 heo giống thuần của Hoa Kỳ.

- Các cơ sở và hộ chăn nuôi thành phố hàng năm đã sản xuất và cung cấp  500.000 -600.000 con heo giống cho thành phố và nhiều tỉnh trong cả nước.

- Đàn bò chuyên thịt Drough Master và Brahman 1007 con nhập từ Úc (7/2004) hiện đã kết thúc thời gian nuôi cách ly, đang tiến hành tuyển chọn và chuẩn bị bán cho bà con nông dân.

- Đàn giống gốc gia súc, gia cầm thành phố được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật; được ngân sách cấp bù, đến nay đàn giống gốc có 2.949 heo giống, 251 bò giống.

3.3. Giống Thủy sản: 

- Sản lượng cá điêu hồng, rô phi rặc đực và dòng Gift đạt 100 triệu con/năm và  các loại cá giống khác: 1 tỷ con phục vụ cho cả nước.

- Điểm nổi bật là thành phố bước đầu đã khôi phục, phát triển nghề sản xuất cá cảnh với sản lượng 13 triệu con/năm, tạo ra thị trường xuất khẩu và ngành chăn nuôi mới phù hợp điều kiện đô thị.

3.4. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn TP:

Gia tăng đáng kể về số lượng, chất lượng hạ tầng kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống:

          - Từ năm 2000 trở về trước các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước.

- Đến nay đã có 70 cơ sở, công ty sản xuất kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản đang hoạt động trên địa bàn thành phố, trong đó: Hạt giống, cây giống: 35 đơn vị, vật nuôi: 15, thủy sản: 20. Đặc biệt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị…tương đối hiện đại; áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng thương hiệu kèm theo chất lượng giống có uy tín trên phạm vi cả nước.

4. Tập trung thực hiện chương trình mục tiêu phát triển cây con trọng điểm với kết quả như sau:

+ Dứa Cayene đến cuối năm 2004 đã trồng trên 400 ha, đã hỗ trợ giá giống trồng mới cho các nông trường Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai và nông dân huyện Bình Chánh 1,34 tỉ đồng . Đến nay đã xây dựng 21 mô hình trình diễn kết hợp nhân giống dứa Cayene (Thái Lan, Trung Quốc, Lâm Đồng); tổ chức 14 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cho 425 nông dân huyện Bình Chánh, 2 cuộc hội thảo về kỹ thuật xử lý ra hoa … Các điểm khuyến nông trình diễn, thực nghiệm về nhân, sản xuất giống đạt kết quả tốt, nông dân tích cực ủng hộ. Việc mở rộng, phát triển diện tích dứa Cayene thương phẩm trong 6 tháng đầu năm có gặp khó khăn do vốn vay ngân hàng bị hạn chế. Thành phố đã sơ kết chương trình phát triển dứa Cayene trong tháng 11/2004.

+ Chương trình phát triển rau an toàn đã có bước chuyển biến tích cực:

+       Diện tích gieo trồng rau an toàn trong năm 2004 khoảng 4.390 ha/KH 4.000 ha (năm 2003: 1.636 ha).

+       Đến nay thành phố đã có 2.114,6 ha đất canh tác đã được thẩm định vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn tại 40 phường xã, trong đó có 234,8 ha không đủ điều kiện để phát triển rau an toàn.

+       Trong năm 2004, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức 82 lớp tập huấn cam kết, 51 lớp huấn luyện chuyên sâu (trên 5.000 lượt nông dân trồng rau); xây dựng 30 điểm trình diễn mô hình IPM trên rau …

+       Trong năm qua trên địa bàn thành phố không xảy ra trường hợp nào bị ngộ độc do dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, tỉ lệ nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau giảm rõ, tại vùng rau ngoại thành chỉ có 1,19%, tại các chợ chính của thành phố 0,12% (năm 2002: 12,33%, năm 2003: 6,95%), riêng nguồn rau từ các tỉnh đưa về thành phố: 1,37% số mẫu được kiểm tra (2002: 13,49%, 2003: 5,67%).

+ Chương trình bò sữa phát triển rất nhanh, tổng đàn năm 2002 là 36.547 con. Đến nay khoảng 51.000 con (số liệu thống kê 1/8/2004: 49.190 con).

-Công tác bình tuyển, quản lý chất lượng bò sữa đạt kết quả khá tốt, đến nay đã thực hiện 27.300 con (55,5% tổng đàn). Đàn bò sữa tại các quận 2, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức đã được bình tuyển, lập xong lý lịch cá thể. Đang tập trung biện pháp nâng cao chất lượng và năng suất cho sữa qua việc gieo tinh bò cao sản (10.000 kg/chu kỳ/con), từ 2001 đến nay dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã gieo trên 26.400 liều (năm 2004 gieo tinh 2.050 liều tinh cao sản).

-Trong năm 2003-2004 đã tổ chức 45 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi dưỡng bò sữa, các biện pháp nâng cao năng suất cho sữa để hạ giá thành sản xuất (1.570 nông dân); tổ chức 15 cuộc hội thảo về biện pháp hạ giá thành và nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa; tổ chức 1 phiên chợ cỏ tại Củ Chi (3.000 nông dân tham dự)

+ Chương trình phát triển nuôi tôm:

Tiến độ đầu tư, phát triển nghề nuôi tôm càng xanh chậm nhưng nghề nuôi tôm sú tiếp tục phát triển ở Cần Giờ, Nhà Bè.

a/ Tôm sú:

-             Trong năm 2004, diện tích nuôi tôm sú 5.760 ha với 4.145 hộ (tăng 11% so năm 2003), sản lượng đạt 7.720 tấn, tăng gần 10 lần so năm 2000 (763 tấn).

-             Diện tích mặt nước nuôi tôm công nghiệp 1.088 ha, tăng 51,1%, nuôi bán công nghiệp 1.370 ha, tăng 31,2%.

-          Sản xuất và thuần dưỡng giống tôm sú ở Cần Giờ, Nhà Bè: 850 triệu con, trong đó sản xuất 50 triệu con. Các cơ sở sản xuất, thuần dưỡng và dịch vụ về giống tăng nhanh , hiện có 59 cơ sở.

b/ Tôm càng xanh:

Tiến độ thực hiện chương trình phát triển tôm càng xanh còn chậm, đến nay diện tích nuôi tôm khoảng 80 ha, với sản lượng 100 tấn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có khoảng 5 trại sản xuất giống tôm càng xanh với tổng công suất 20 triệu con giống/năm nhưng chỉ mới cung cấp khoảng 6 triệu con giống tôm càng xanh.

c/ Tập huấn, chuyển giao công nghệ Trong năm đã tổ chức 80 lớp tập huấn về quản lý giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi và phòng chống dịch bệnh tôm, quản lý môi trường nước vùng nuôi tôm (3.110 nông dân); xây dựng 20 mô hình nuôi tôm sú, tôm càng xanh luân canh (cá – lúa – ruộng muối …); tổ chức 12 cuộc hội thảo, 10 cuộc tham quan để nông dân học tập kinh nghiệm; kiểm dịch 705 triệu con tôm sú giống thả nuôi. Tổ chức 24 đợt kiểm tra, lấy mẫu nước tại 11 điểm đầu nguồn vùng nuôi tôm sú ở Cần Giờ, Nhà Bè để phân tích vi sinh, sinh hóa và thông báo kết quả kịp thời với các biện pháp khuyến cáo cho các hộ nuôi tôm.

+ Chương trình trồng hoa - cây kiểng - cá cảnh:

Đến tháng 11/2004: diện tích trồng hoa, cây cảnh khoảng 619 ha, cuối năm khoảng 650 ha, nuôi cá kiểng: 19 triệu con.

-Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban chủ nhiệm chương trình trồng hoa - cây kiểng - cá cảnh; triển khai các giải pháp về qui hoạch chi tiết, giống và khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm và thành lập công ty TNHH một thành viên trực thuộc Trường THKT Nông nghiệp để thực hiện Chương trình hợp tác với Công ty Yoon Joong (Hàn Quốc) đào tạo kỹ thuật viên cao cấp trồng lan xuất khẩu; xây dựng dự án làng nghề nuôi cá kiểng tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.

-Trong năm đã xây dựng 16 mô hình trồng lan cắt cành ở quận 12, Thủ Đức, Bình Chánh; 2 mô hình nuôi cá chép Nhật, cá Nàng Hai (quận Bình Tân, Bình Chánh); đưa vào hoạt động Câu lạc bộ cá cảnh thành phố (100 hội viên là các nghệ nhân, nhà doanh nghiệp và các hộ nuôi cá kiểng). Tổ chức 48 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan, cây kiểng, mai ghép, nuôi một số loại cá cảnh (1.680 người tham dự), 10 cuộc hội thảo chuyên đề về hoa, cây kiểng, cá cảnh.

 

III/. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG 2006-2010:

 Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

          - Dứa Cayene: sản xuất 30 – 50 triệu chồi giống tốt ( Giống Thái Lan).

          - Rau an toàn: Diện tích gieo trồng được quản lý 9.000 ha; sản xuất giống rau trên 600- 800 tấn.

          - Bò sữa: Tổng đàn 80.000 con, cung cấp khoảng 15.000 ngàn con giống hàng hóa, bình tuyển và quản lý trên 50-55 ngàn con ( 100% cái sinh sản).

          - Giống cây ăn trái: 0,8 - 1 triệu cây giống.

-  Diện tích sản xuất và nhân giống lúa xác nhận 1.000 ha, giống đậu phộng 100 ha, hạt giống bắp lai trên 4.000 tấn

- Đàn heo sinh sản trên 40.000 con, giống heo hàng hoá trên 600.000 con/ năm.

 Giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010:

Để đảm bảo được nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, trên cơ sở dự báo, thông tin thị trường nông sản, ngành Nông nghiệp và PTNT sẽ tập trung các giải pháp đảm bảo các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, đồng thời phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu, thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, giải quyết đầu ra nông sản. Trong đó sẽ tập trung:

- Qui hoạch chi tiết cây trồng, vật nuôi, quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng thiết yếu.

-Đẩy nhanh CNH, HĐH sản xuất nông lâm ngư diêm nghiệp, đảm bảo thiết bị, công nghệ phù hợp, phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

-Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đồng thời xác định các loại sản phẩm có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ ổn định để tập trung chỉ đạo, đầu tư.

-Nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động nông nghiệp, trình độ quản lý và nghiệp vụ cho cơ sở sản xuất, tổ hợp tác, HTX nông nghiệp.

-Tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nông dân, nông thôn và cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ trong các lĩnh vực, chương trình mục tiêu sản phẩm nông nghiệp.

-Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về giống.

 


Số lượt người xem: 8162    
Xem theo ngày Xem theo ngày

THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm