SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
8
6
7
7
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 Tháng Bảy 2011 1:55:00 CH

Kết quả thực hiện chương trình phát triển hoa, cây kiểng 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2011

Diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng tính đến tháng 06 năm 2011 là 1.300 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2010. Chủng loại hoa, cây kiểng có diện tích tăng cao so với cùng kỳ là: hoa lan đạt 190 ha (tăng 5,6%), hoa nền đạt 300 ha (tăng 5,3%), bonsai kiểng đạt 317 ha (tăng 2,9%)

 

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA, CÂY KIỂNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011:

1. Về tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng:

            Diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng tính đến tháng 06 năm 2011 là 1.300 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2010. Chủng loại hoa, cây kiểng có diện tích tăng cao so với cùng kỳ là: hoa lan đạt 190 ha (tăng 5,6%), hoa nền đạt 300 ha (tăng 5,3%), bonsai + kiểng đạt 317 ha (tăng 2,9%). Cụ thể như sau:

Stt

Chủng loại

Diện tích 6 tháng đầu năm 2011 (ha)

Diện tích 6 tháng đầu năm 2010 (ha)

Tỷ lệ tăng so với cùng kỳ (%)

Kế hoạch năm 2011 (ha)

01

Mai

493

490

0.6%

530

02

Hoa lan

190

180

5,6%

210

03

Hoa nền

300

285

5,3%

790

04

Bonsai, kiểng

317

308

2,9%

470

Tổng cộng

1.300

1.263

2,9%

2.000

Trong Tết Nguyên đán Tân Mão (2011), diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng phục vụ Tết là 1.121,8 ha, tăng 17,6% so với cùng kỳ (946 ha). Lượng hoa, cây kiểng sản xuất phục vụ dịp Tết Tân Mão 2011 ước khoảng 1,5triệu chậu mai vàng (tăng 36,6% so với cùng kỳ); 2,3 triệu chậu lan (tăng 42,5% so với cùng kỳ); 2,7 triệu cành lan (tăng 5,7% so với cùng kỳ); 6,2 triệu chậu hoa nền (tăng 1,6% so với cùng kỳ) và 400 ngàn chậu bonsai, kiểng cổ (tăng 12,4% so với cùng kỳ). Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ Tết Tân Mão khoảng 1.048 tỉ đồng (tăng 37,7% so với cùng kỳ - 761,3 tỉ đồng).

2. Kết quả thực hiện công tác trọng tâm:

2.1. Về công tác khuyến nông:

a) Về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn:

          Đã xây dựng 24 mô hình trình diễn về hoa, cây kiểng, cụ thể như sau:

- Hoa nền: 01 mô hình tăng cường sử dụng phân hữu cơ nhằm cải thiện giống huệ trắng (2 ha, 4 hộ) tại xã Hưng Long, huyện Bình Chánh; 01 mô hình sản xuất hoa sống đời (1.5 ha, 10 hộ) tại huyện Hóc Môn; 01 mô hình trồng hoa thiên nga (1.000 m2, 2 hộ) tại quận Gò Vấp.

- Mai: 04 mô hình trồng, chăm sóc và tạo dáng mai ghép tại huyện Bình Chánh (2.000 chậu, 5 hộ), quận Bình Tân (2.000 chậu, 8 hộ), huyện Nhà Bè (3.000 chậu, 10 hộ).

- Lan: 21 mô hình trồng lan Dendro cắt cành tại huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, quận 2, 12, Thủ Đức, Gò Vấp; 04 mô hình lan mokara cắt cành tại huyện Bình Chánh, Củ Chi; 01 mô hình ứng dụng cơ giới hóa tưới tự động cho cây lan tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

b) Về hoạt động thông tin quảng bá:

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình về kỹ thuật trồng hoa, cây kiểng như sau:

          - Tổ chức 26 lớp, 49 buổi tập huấn kỹ thuật trồng hoa, cây kiểng gồm:

+ 12 lớp kỹ thuật trồng lan tại huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi; quận 2, 7, 9, Thủ Đức.

+ 11 lớp kỹ thuật trồng mai tại quận 12, quận Gò Vấp, quận 9, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè.

+ 01 lớp trồng và tạo dáng bonsai tại huyện Nhà Bè; 01 lớp kỹ thuật trồng hoa huệ tại huyện Bình Chánh và 01 lớp kỹ thuật trồng kiểng lá tại quận 12.  

- Tổ chức 07 chuyến tham quan, học tập các mô hình trồng hoa lan, mai ghép, bon sai hiệu quả cao tại huyện Củ Chi, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Đồng Tháp cho nông dân sản xuất hoa cây kiểng trên địa bàn huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12 và Gò Vấp.

- Tổ chức 01 cuộc hội thảo về phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn quận 9.

2.2. Về công tác sưu tập, nhập nội, chọn tạo và nhân giống hoa, cây kiểng:

a) Trung tâm Công nghệ sinh học đã thực hiện các công tác sau:

- Tiếp tục triển khai Dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa lan” để phục vụ Chương trình phát triển hoa, cây kiểng của thành phố đạt được kết quả như sau:

+ Đã sưu tập được hơn 300 giống hoa lan thuộc 12 nhóm giống khác nhau (Mokara, Dendrobium, Phalenopsis, Oncidium…), đặc biệt đã sưu tập và định danh được trên 100 giống lan rừng quý của Việt Nam phục vụ công tác sưu tập nguồn gen và lai tạo giống.

+ Hoàn thiện quy trình nhân giống cho 7 nhóm hoa lan, tiến hành nhân giống và cung cấp hơn 450.000 cây giống hoa lan nuôi cấy mô các loại.

+ Bước đầu đã đi vào ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác lai tạo giống hoa lan. Đến nay, đã thực hiện thành công và vô mẫu hạt của 136 tổ hợp lai, trong đó có 28 tổ hợp lai đã nảy mầm và 15 tổ hợp lai có cây ra vườn ươm.

- Trung tâm đã nghiên cứu thành công ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống cấy mô thực vật, tăng tốc độ nhân giống gấp 10 lần ở giai đoạn nhân cụm chồi, rút ngắn thời gian nhân giống và tăng tỷ lệ sống trên 95%; nghiên cứu thành công bộ Kit PCR phát hiện virus gây bệnh trên hoa lan.

b) Trung tâm Quản lý Kiểm định giống Cây trồng vật nuôi:

Tiếp tục theo dõi thử nghiệm tính thích nghi 13 giống hoa Đồng Tiền, xác định thêm 03 giống hoa Đồng Tiền cắt cành có khả năng thích nghi tốt và cho sản phẩm hoa đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời Trung tâm đã phối hợp với Trạm Khuyến nông liên quận 12 – Gò Vấp, chuyển giao thành công 03 giống hoa đồng tiền tại phường 12, quận Gò Vấp, kết quả lượng giá mô hình trình diễn được nông dân đánh giá cao.

2.3. Về công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:

          Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp đã triển khai một số hoạt động sau:

-  Tổ chức thành công “Khu chợ hoa cây kiểng của nông dân thành phố Hồ Chí Minh tham gia chợ hoa Tết Tân Mão 2011, tại công viên 23/9” cho 630 người sản xuất hoa cây kiểng của 09 quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh tham gia 144 gian hàng, với tổng giá trị sản lượng ước khoảng 86,4 tỉ đồng, doanh số bán ra 58 tỉ đồng.

- Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp đã hỗ trợ xây dựng 02 website và 02 logo, nhãn hiệu cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng. Lũy kế từ khi thực hiện chương trình đến nay, Trung tâm đã hỗ trợ xây dựng website cho 9 đơn vị; thiết kế lo go, nhãn hiệu cho 7 đơn vị sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

2.4. Công tác bảo vệ thực vật:

- Chi cục Bảo vệ thực vật định kỳ hàng tháng điều tra tình hình sinh vật hại hoa lan và cây kiểng trên địa bàn thành phố, theo dõi tình hình sinh vật hại tập trung các chủng loại hoa chủ lực của thành phố như hoa lan, mai, cây kiểng các loại...

- Thường xuyên lấy mẫu giám định tác nhân gây bệnh trên hoa, cây kiểng làm cơ sở khuyến cáo công tác phòng trừ cho người sản xuất hoa, cây kiểng.

- Tư vấn cho nông dân và các nghệ nhân về phòng trị sinh vật hại.

2.5. Về công tác phát triển kinh tế tập thể:

a) Hợp tác xã:

Tính đến 30/6/2011, trên địa bàn thành phố có 05 Hợp tác xã hoa, cây kiểng: Hợp tác xã Ngọc Tú (huyện Hóc Môn), Hợp tác xã Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức), Hợp tác xã Đại Lộc (huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Lan Việt và Hợp tác xã Hòa Phú (huyện Củ Chi).

b) Tổ hợp tác:

Tính đến 30/6/2011, trên địa bàn thành phố có 26 Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng. Một số Tổ hợp tác được thành lập và chuyển đổi theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP bước đầu hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho tổ viên, tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định như Tổ hợp tác Phong lan Vân Triển; Tổ hợp tác Bonsai Minh Tân – xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Các Tổ hợp tác còn lại thành lập theo hình thức tự phát, hoạt động như những câu lạc bộ khuyến nông.

2.6. Hoạt động của các hội và đoàn thể:

     a) Hội Nông dân thành phố:

- Vận động hội viên nông dân, các nghệ nhân tham gia hội Hoa xuân Tết Tân Mão năm 2011 và chợ hoa Tết tại công viên 23/9.

- Chỉ đạo các cấp Hội tích cực phối hợp tổ chức Hội hoa xuân tại các quận, huyện.

- Trung tâm Hỗ trợ Nông dân thành phố đã phối hợp với các Ban, ngành, Trạm Khuyến Nông và Hội làm vườn và Trang trại các quận, huyện mở các lớp dạy nghề về kỹ thuật trồng hoa lan, bonsai, thiết kế sân vườn, chăm sóc hoa mai…với đông đảo học viên tham dự.

b) Hội Sinh vật cảnh thành phố:

- Trong dịp Tết Tân Mão, Hội Sinh vật cảnh thành phố và Hội các quận, huyện đã vận động hội viên sinh vật cảnh, các nghệ nhân tham gia các chợ hoa Tết đạt kết quả tốt.

- Hướng dẫn các nghệ nhân, nhà vườn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh tham gia các chợ phiên sinh vật cảnh.

- Trung tâm dạy nghề Sinh vật cảnh thường xuyên mở các lớp dạy nghề về kỹ thuật nuôi trồng hoa, cây kiểng.

c) Hội hoa lan cây cảnh:

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công các hội chợ hoa xuân Tân Mão tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, công viên Tao Đàn.

- Phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng hoa lan cho các học viên đến từ các quận huyện của thành phố và các tỉnh lân cận.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thi về hoa lan cây kiểng cho các nghệ nhân, nhà vườn, tổ chức những buổi toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm sản xuất - thị trường tiêu thụ cho các nhà vườn, nghệ nhân.                                                       - Tích cực đẩy mạnh phong trào nuôi trồng hoa cảnh phục vụ nhu cầu cải tạo môi trường, cảnh quan thành phố, kết hợp du lịch và các dịch vụ liên quan.

3. Nhận xét chung:

- Chương trình phát triển hoa, cây kiểng phù hợp với tiến trình phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố. Diện tích hoa, cây kiểng 6 tháng đầu năm đạt 1.300 ha, tăng 2,9 % so với cùng kỳ.

- Trong 6 tháng đầu năm 2011, công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cho người trồng hoa, cây kiểng tiếp tục được ngành nông nghiệp phối hợp với các hội, đoàn thể quan tâm góp phần nâng cao trình độ, cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho người sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

- Công tác nhân giống, lai tạo giống đã có được những thành công nhất định, đã có thể nhân nhanh một số giống hoa lan cung cấp cho nhu cầu sản xuất.

- Công tác xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh cho người nông dân trồng hoa kiểng thành phố ngày càng được sự hưởng ứng của người nông dân và sự quan tâm của các sở ngành và các đơn vị có liên quan.

- Do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, nên việc áp dụng các công nghệ mới còn gặp nhiều khó khăn, giá thành cao, sức cạnh tranh kém.

II. KẾ HOẠCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011:

1. Mục tiêu:

Tập trung triển khai Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04/7/2011, phấn đấu đến cuối năm cuối năm 2011 diện tích hoa, cây kiểng đạt 2.000 ha; trong đó, diện tích hoa nền đạt 790 ha, mai vàng đạt 530 ha, hoa lan đạt 210 ha, bonsai + kiểng các loại đạt 470 ha.

2. Giải pháp:

- Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân nhanh các giống hoa, cây kiểng mới, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện thành phố, đồng thời đẩy mạnh và tăng cường công tác sưu tập, bảo tồn, phục tráng các giống hoa, cây kiểng của thành phố.

- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật xử lý ra hoa, các biện pháp kỹ thuật khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi.

- Phối hợp với Hội Sinh vật cảnh, Hội Hoa lan cây kiểng tăng cường tuyên truyền vận động hội viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận các chính sách hỗ trợ của thành phố.

- Tăng cường, củng cố, nâng cao vai trò, năng lực của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác.

- Giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 -2015.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; nghiên cứu, xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm hoa, cây kiểng; cung cấp kịp thời về thông tin thị trường tiêu thụ cho người sản xuất hoa, cây kiểng.

3. Tổ chức thực hiện:

3.1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các quận huyện:

- Phối hợp với ngành nông nghiệp tiến hành quy hoạch chi tiết vùng trồng hoa, cây kiểng trên địa bàn từng quận, huyện theo Quyết định số 5930/QĐ.-UBND ngày 28/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”.

- Chỉ đạo phòng, ban, phường, xã phối hợp các đơn vị thuộc Sở tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa, cây kiểng, nhất là các biện pháp sản xuất trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.

- Chỉ đạo phòng Kinh tế phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất hoa, cây kiểng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của thành phố.

3.2. Đề nghị các hội, đoàn thể:

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tuyên truyền, vận động người sản xuất tham gia các lớp tập huấn, hội thảo...

- Đẩy mạnh công tác tập hợp nông dân, nghệ nhân tham gia Tổ hợp tác chuyên ngành như: Bonsai, kiểng cổ, mai vàng, hoa lan, trên các địa bàn trọng điểm về sản xuất, tiêu thụ hoa, cây kiểng; nâng cao vai trò của hội và đoàn thể trong việc hỗ trợ người nông dân trong sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng.

3.3. Các đơn vị trực thuộc Sở:

a) Giao Trung tâm Khuyến nông:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, hoàn thành chậm nhất ngày 21/7/2011.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở và các đơn vị có liên quan xây dựng “Chương trình ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình hoa, cây kiểng ở các xã nông thôn mới; nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả sản xuất”, hoàn thành trong quý 3 năm 2011.

- Tiếp tục các hoạt động về thông tin tuyên truyền (tập huấn, tham quan, hội thảo, huấn luyện,…).

- Tập trung triển khai các mô hình trình diễn khuyến nông về hoa, cây kiểng. Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình sản xuất hoa, cây kiểng có hiệu quả đặc biệt là tại các xã nông thôn mới.

- Phối hợp với các quận, huyện khảo sát tình hình sản xuất - kinh doanh hoa, cây kiểng, xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán năm 2012.

- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

b) Giao Trung tâm Công nghệ sinh học:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở và các đơn vị có liên quan xây dựng “Đề án lai tạo, chọn tạo, nhập nội, thuần hóa và khảo nghiệm các giống hoa, cây kiểng mới phục vụ sản xuất”, hoàn thành trong quý 3 năm 2011.

- Tiếp tục công tác chọn tạo, nhân nhanh các giống hoa, cây kiểng có giá trị kinh tế cao để đưa ra thị trường.

          - Hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất.

          - Đánh giá hiệu quả sử dụng các giống hoa lan của Trung tâm cung cấp cho thị trường.

c) Giao Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi:

- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị liên quan có đánh giá sâu hơn về tình hình giống hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giống phục vụ sản xuất.

- Tiếp tục triển khai sưu tập các giống hoa, cây kiểng quý, có giá trị về mặt nghiên cứu và thực tiễn trên địa bàn thành phố.

- Chuyển giao các giống hoa mới đã khảo nghiệm thành công phục vụ sản xuất. Kết hợp với các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng giống hoa, đánh giá đặc điểm giống hoa mới nhập nội.

- Điều tra, cập nhật thông tin từ các cơ sở cung ứng giống hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

d) Giao Chi cục Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở và các đơn vị có liên quan xây dựng “Đề án đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoa, cây kiểng”, hoàn thành trong quý 3 năm 2011.

- Tiếp tục theo dõi và đánh giá hoạt động của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất hoa, cây kiểng nhằm đề xuất các giải pháp để hỗ trợ, phát huy vai trò đầu mối của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác giúp giải quyết vấn đề đầu ra cho xã viên, nông dân.

- Hỗ trợ, tư vấn cho Hợp tác xã, Tổ hợp tác xác định nhu cầu để xây dựng phưong án sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các Ban chủ nhiệm, Tổ trưởng tham gia các lớp đào tạo chuyên môn về quản lý và điều hành các Hợp tác xã và Tổ hợp tác.

- Rà soát các Tổ hợp tác thành lập trước năm 2007 để hướng dẫn, hỗ trợ các Tổ hợp tác thành lập theo đúng Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư số 04/2008/TT-BKH.

- Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn về Nghị định 151/2007/Đ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BKH, Luật Hợp tác xã năm 2003 và các Nghị định liên quan.

- Tiếp tục chủ động phối hợp với các đoàn thể, Hội (Hội Sinh vật cảnh, Hội Hoa lan cây kiểng, Hội Làm vườn và Trang trại…) và các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, tuyên truyền các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất hoa, cây kiểng.

e) Giao Chi cục Bảo vệ thực vật:

- Tích cực đẩy mạnh công tác hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa, cây kiểng.

- Tiếp tục soạn thảo, in ấn và cấp phát cho nông dân tài liệu nhận biết và phòng trừ sinh vật hại trên hoa lan và các chủng loại hoa, cây kiểng chủ lực của thành phố.

- Tiếp tục điều tra và lấy mẫu định kỳ về sinh vật hại trên hoa và cây kiểng.

- Phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II và Chi cục Kiểm dịch thực vật II điều tra tình hình nhập khẩu các giống lan trên địa bàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 

f) Giao Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở và các đơn vị có liên quan xây dựng “Đề án xây dựng và đẩy mạnh kênh tiêu thụ, tiếp thị hoa kiểng thành phố”, hoàn thành trong quý 3 năm 2011.

- Tham mưu đề xuất địa điểm tổ chức của chợ phiên về hoa, cây kiểng định kỳ hàng tháng nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

- Tiếp tục cập nhật, tổng hợp thông tin về tình hình tiêu thụ hoa, cây kiểng trên thị trường nội địa và xuất khẩu, giới thiệu thông tin nhu cầu mua bán trên website của trung tâm và tổ chức chợ phiên hoa và cây kiểng.

- Tiếp tục phối hợp với Đài truyền hình thành phố phát sóng giới thiệu tiềm năng, định hướng phát triển nghề trồng hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố qua chương trình “Nhịp cầu nhà nông”.

- Tham mưu đề xuất về kênh tiêu thụ hoa, cây kiểng phục vụ sân bay, nhà hàng, khách sạn.

Giao các đơn vị thuộc Sở định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chương trình hoa, cây kiểng về Sở./.


Số lượt người xem: 7029    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm