SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
4
6
8
0
Trồng trọt 12 Tháng Bảy 2010 1:00:00 CH

Tổ cây ăn trái Trung An – Một mô hình cần nhân rộng

Trung An là 1 trong 5 xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện Củ Chi . Theo thoả thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với tập đoàn Chinfon – Đài loan về viện trợ không hoàn lại cho phát triển nông nghiệp và nông thôn thực hiện tại huyện Củ Chi, xã Trung An được chọn để phát triển cây ăn trái.

 

          Xã Trung An có diện tích gần 2.000 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 1426 ha được chia thành 2 vùng: bưng và gò. Vùng gò giáp Tỉnh lộ 15, Tỉnh lộ 8 và ranh giới xã Hòa Phú. Vùng bưng được hệ thống sông Sài Gòn bao bọc, hướng Đông giáp tỉnh Bình Dương, hướng Tây Bắc giáp xã Phú Hoà Đông, nước ngọt tưới quanh năm. Cụm vườn sinh thái được phân bổ ở 2 ấp: An Hòa và Bốn Phú. Vườn cây ăn trái thực sự có thu hoạch hàng năm khoảng trên 80 ha. Tập trung nhất ở tổ 1, 2, 8 ấp An Hòa và ấp Bốn Phú. Cây trồng bao gồm: chôm chôm, măng cụt, dâu, sầu riêng, mít và các cây trồng khác. Cũng như các nhà vườn lâu năm do ông bà, cha mẹ để lại, nên đa số vườn cây đều có tuổi thọ bình quân trên 15 năm tuổi, hình thức canh tác nhỏ lẻ theo truyền thống, nông dân chưa nắm vững KHKT, quy trình sản xuất chưa được tiếp cận đúng mức.
     Trước tình hình này, Sở Nông Nghiệp và PTNT TP Hồ Chí Minh, Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn,Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm TV&HT nông nghiệp, Chi cục BVTV, UBND huyện Củ Chi, Phòng nông nghiệp và PTNT huyện, Hội nông dân huyện, Đảng Ủy, UBND, Hội nông dân xã Trung An đã đề ra phương án hỗ trợ, xây dựng kế hoạch vườn cây kết hợp du lịch, chuyển đổi hướng canh tác mới cho phù hợp với tình hình phát triển của huyện nhà trong lĩnh vực cây ăn trái.
     Trung An là 1 trong 5 xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện Củ Chi . Theo thoả thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với tập đoàn Chinfon – Đài loan về viện trợ không hoàn lại cho phát triển nông nghiệp và nông thôn thực hiện tại huyện Củ Chi, xã Trung An được chọn để phát triển cây ăn trái.
Thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện trên 4 loài cây ăn trái chính: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, ổi không hạt; Tiến hành 3 lần khảo sát ý kiến tổ viên: khảo sát lần 1 chỉ có 43,0% tổ viên nắm được nội dung chuyển giao qua tập huấn. Đến khảo sát lần 3 đã có 77,8% thành viên hiểu được vấn đề chuyển giao. Nhưng cũng qua khảo sát nhận thấy người dân nắm bắt được nội dung tốt hơn khi được chuyển giao, hướng dẫn ngay trên vườn cây ăn trái, nhất là vườn nhà.
     Viện NCCAQ Miền nam cùng chuyên gia Đài Loan (GS Lã Minh Hùng ) tổ chức 8 lớp tập huấn chuyển giao, hướng dẫn KHKT cho các tổ viên và nông dân trong địa phương.Trong chăm sóc vườn cây ăn trái, Viện NCCAQ Miền nam đã tiếp cận từng nhà vườn (ngoài lớp tập huấn) để hướng dẫn nông dân cách sử dụng đúng chủng loại phân bón và bón phân đủ cho cây trồng. Qua thời gian, các thành viên đã có nhiều tiến bộ hơn như: trước đây chỉ bón phân một lần sau thu hoạch trong năm; đến nay đã biết chia ra bón làm nhiều lần theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Trước đây chỉ dùng tro mặn và phân vô cơ để bón cho cây; đến nay đã sử dụng phân chuồng ủ hoai kết hợp cùng phân vô cơ bón cho cây ăn trái. Trong áp dụng KHKT, người dân đã mạnh dạn cắt tỉa cành sau thu hoạch; môt số hộ còn thực hiện đốn đau, trẻ hoá vườn cây già cỗi. Đây thật sự là một sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ và hành động của người dân, các tổ viên Tổ cây ăn trái Trung An.Trong công tác bảo vệ thực vật qua tập huấn và hướng dẫn ngoài thực tế vườn cây, đa số các thành viên đã nắm bắt, nhận biết được các dạng sâu bệnh chính phá hại cây trồng trong vườn nhà
     Ngày 15/05/2008, các thành viên đã chính thức mang tên: Tổ tiếp nhận, ứng dụng KHKT vườn cây ăn trái xã Trung An (hay còn gọi là Tổ du lịch vườn sinh thái xã Trung An), gọi tắt là Tổ Cây ăn trái. Khởi đầu chỉ có 12 tổ viên với 10 ha vườn, đến nay đã tăng lên đến 46 tổ viên đại diện cho 46 hộ với gần 32,5 ha vườn cây ăn trái. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận hiếm có, năm 2008 được sự tài trợ của Tập đoàn Chinfon, xã Trung An đã cử 3 đợt/6 nông dân sang Đài Loan trực tiếp học tập các mô hình sản xuất cây ăn trái; rau các loại; quy trình sản xuất nông nghiệp; mô hình hoạt động của các tổ, nhóm, đội sản xuất, các hợp tác xã nông nghiệp và HTX tiêu thụ sản phẩm. Mỗi khoá học kéo dài 15 ngày nhằm giúp nông dân tiếp cận, nắm vững được những nét hay, mới và tiên tiến để áp dụng tại nông hộ, tổ chức thực hiện hơn 20 lớp tập huấn chuyển giao KHKT trong trồng mới, chăm sóc vườn, bào vệ thực vật . . . cho hơn 600 lượt nông dân trong và ngoài Tổ cây ăn trái trên địa bàn tham gia. Tư vấn tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho Tổ cây ăn trái; đồng thời cùng kiểm tra một số nhà vườn trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT được chuyển giao vào các mô hình trồng mới; cải tạo, chăm sóc vườn; ủ phân hữu cơ . . . giúp các tổ viên nắm vững kỹ thuật hơn
    Cùng thời gian này, Tập đoàn Chinfon cũng đã tổ chức cho nông dân tham quan trang trại vườn ổi không hạt tại tỉnh Bình Phước (chủ trang trại là người Đài loan) để khẳng định chắc chắn một điều: Vùng đất xã Trung An  - Củ Chi rất thích hợp với các loại cây ăn trái giống mới, cho năng suất cao thích hợp với thị trường đòi hỏi ngày càng cao của đời sống.
     Hoạt động của Tổ cây ăn trái Trung An trong thời gian qua khá tích cực, đội ngũ tham gia quản lý của Tổ có trình độ, nhiệt tình, năng động, biết phát hiện và đề xuất với các cơ quan có liên quan giải quyết các vấn đề của tổ viên. Sự phối hợp tốt giữa Trung tâm Khuyến nông với Viện nghiện cứu cây ăn quả Miền nam, Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính quyền địa phương và Tổ cây ăn trái, đã tạo ra nhiều hoạt động giúp nông dân tin tưởng và tham gia ngày càng nhiều hơn. Mô hình Tổ cây ăn trái đã phát triển mạnh từ 12 tổ viên ban đầu đến nay đã có 46 thành viên; từ trong ấp An hoà đến nay mở rộng qua các ấp Bốn phú và An bình. Sự thành công bước đầu này là do sự lãnh đạo của Ban điều hành Tổ cây ăn trái thống nhất; đảm bảo duy trì sinh hoạt của Tổ đúng định kỳ với nội dung cụ thể. Đặc biệt đã phát huy được tính cộng đồng như: trao đổi kinh nghiệm khi áp dụng KHKT; đóng góp ý kiến xây dựng Tổ ngày càng vững mạnh. Nông dân phấn khởi và mong muồn sản xuất gắn kết với du lịch sinh thái. Sự tiếp nhận chuyển giao, áp dụng tiến bộ KHKT được đa số các thành viên đồng tình và thực hiện như kỹ thuật đốn đau, trẻ hoá, ghép mắt trên vườn chôm chôm; tỉa cành, tạo tán, chăm sóc vườn cây sau thu hoạch; ủ phân chuồng với xác bã thực vật cùng chế phẩm Trichderma, giá thành phù hợp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.  Phần lớn các thành viên trong Tổ nhiệt tình tham gia các hoạt động của Tổ, dự họp thường xuyên, đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau; tích cực, chịu khó học hỏi về kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp, phục vụ du khách.
     “Vạn sự khởi đầu nan” có gian khó bước đầu và đạt được kết quả như ngày nay là cả một quá trình học hỏi, tham gia trực tiếp gắn bó với ruộng vườn. Giờ đây, các  thành viên trong Tổ cây ăn trái nhiệt tình, đoàn kết, nắm vững KHKT đã trở thành những người đi đầu trong ứng dụng và truyền đạt các nội dung cơ bản tiếp thu được vào thực tế vườn nhà cũng như sự ảnh hưởng các vườn kế cận. Đặc biệt với sự quan tâm theo dõi, hỗ trợ và động viên của các cấp chính quyền địa phương đã thu hút được nhiều nông hộ tham gia. Bên cạnh những thành công như đã nói ở trên, có một số hạn chế nhỏ: như do thời gian tập huấn chưa nhiều nên lượng kiến thức cần thiết tiếp thu chưa đủ, môt số hộ đạt thành công bước đầu trong áp dụng KHKT nhưng chậm trao đổi kinh nghiệm cho các hộ khác; ngoài ra, sự thiếu hụt vốn cũng phần nào ảnh hưởng đến việc chăm sóc vườn cây (như bón phân, vệ sinh). Khó khăn nào rồi cũng sẽ khắc phục vượt qua. Mong sao với sự quan tâm theo dõi, hỗ trợ và động viên của các cấp chính quyền địa phương sẽ thu hút được nhiều hơn nữa nông hộ tham gia và mô hình này càng được nhân rộng trong tương lai.

Xuân Hoa

 


Số lượt người xem: 4598    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm