SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
4
6
7
0
3
0
Hợp tác phát triển 12 Tháng Sáu 2009 2:25:00 CH

Ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện mô hình thí điểm áp dụng thực hành sản xuất tốt.

Trong khuôn khổ xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm do Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, ngày 11 tháng 6 năm 2009, tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện mô hình thí điểm áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GPPS) cho rau, thịt heo và thịt gà an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

Đến dự và chủ trì buổi lễ ký kết có Ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ông Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Về phía đối tác nước bạn có Ông Matt Fraser, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Canada tại Việt Nam; Ông Serge Charon, Cố vấn trưởng Dự án.

Cùng dự buổi lễ ký kết, về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Ông Nguyễn Như Tiệp, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, kiêm Giám đốc Dự án và đại diện các cơ quan: Văn phòng Bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm Quãn lý chất lượng – An toàn vệ sinh thú y thủy sản vùng 4, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về phía thành phố Hồ Chí Minh có ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố và đại diện các Sở ngành, quận huyện liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp – Nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Ủy ban nhân huyện Bình Chánh, Ủy ban nhân dân xã Tân Phú Trung, Ủy ban nhân dân xã Tân Quý Tây, Liên minh Hợp tác xã thương mại thành phố, Liên Tổ sản xuất rau an toàn ấp Đình – xã Tân Phú Trung, Hợp tác xã rau an toàn Phước An, Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền, Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Tân Xuân, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí,…

Mục tiêu hợp tác nhằm phối hợp hiệu quả trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban ngành liên quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tham gia thực hiện mô hình thí điểm trên. Nội dung hợp tác là triển khai áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt (GPPS) cho các mô hình thí điểm sản xuất kinh doanh rau, thịt heo và thịt gà an toàn, bao gồm tất cả các khâu từ trang trại sản xuất đến khâu lưu thông, phân phối tại nơi bán buôn nhằm tìm ra phương thức phù hợp để đảm bảo tính khả thi, tính thực tế và khả năng mang lại hiệu quả kinh tế, từ đó áp dụng quy trình sản xuất tốt tại các vùng sản xuất khác của thành phố.

Căn cứ nội dung thỏa thuận hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thông qua Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh làm đầu mối triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa 2 cơ quan.

Trên cơ sở đó, cùng ngày 11 tháng 6 năm 2009, Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phụ trách đã ký thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện thí điểm áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GPPS) cho rau an toàn. Các bên đã cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung, tiến độ, trách nhiệm như đã nêu trong bản kế hoạch thực hiện mô hình thí điểm áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt cho rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung – xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi và Hợp tác xã ran an toàn Phước An – xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh. Tập trung một số nội dung về các hoạt động trong mô hình thí điểm như sau:

1. Hoạt động đánh giá vùng sản xuất:

- Khảo sát quy mô, cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã/nhóm thực hiện mô hình thí điểm.

- Khảo sát điều kiện sản xuất (đất, nước, môi trường,…) tại các điểm thực hiện mô hình thí điểm.

2. Đào tạo, tập huấn:

- Tập huấn TOT cho các cán bộ kỹ thuật về VietGAP.

- Tập huấn vể GMP trong vận chuyển, kinh doanh tại các chợ bá buôn, siêu thị.

- Tập huấn cho thanh tra, kiểm tra viên.

3. Hoạt động triển khai thực hiện VietGAP/SOP:

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nhóm/Hợp tác xã.

- Hướng dẫn thực hiện VietGAP trên thực địa tại các mô hình thí điểm.

- Giám sát nội bộ và hướng dẫn thực hiện hành động khắc phục sai lỗi.

4. Hoạt động nâng cấp điều kiện đảm bảo VSAPTP:

- Khảo sát, xây dựng  kế hoạch nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu vực sản xuất, sơ chế, chợ đầu mối, siêu thị.

- Mua sắm, lắp đặt, vận hành theo kế hoạch nâng cấp.

- Đánh giá mức độ cải thiện điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Hoạt động kiểm tra, thanh tra:

Hoạt động này được thực hiện bởi một nhóm cán bộ đã được tập huấn thanh tra, giám sát. Nhóm sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát và tiến hành giám sát quá trình sản xuất rau an toàn theo VietGAP dựa trên tài liệu hướng dẫn của Dự án.

6. Các hoạt động hỗ trợ tiếp cận thị trường/kênh phân phối:

- Hỗ trợ thiết kế và in ấn bao bì, nhãn mác sản phẩm cho các nhóm/Hợp tác xã tham gia mô hình thí điểm.

- Giới thiệu mô hình thí điểm sản xuất áp dụng VietGAP trên phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo viết,…

- Tăng cường liên kết giữa người sản xuất và người kinh doanh rau an toàn.

7. Hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho các mô hình thí điểm:

- Đăng ký chứng nhận VietGAP tại các tổ chức chứng nhận.

- Đánh giá, cấp chứng nhận.

8. Các hoạt động giám sát: Giám sát tiến độ dự án.

9. Hội thảo đánh giá kế quả thực hiện mô hình thí điểm.

 

Thời gian thực hiện Dự án từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010. Sau thời gian này, căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, 2 bên sẽ xem xét khả năng gia hạn thời gian thực hiện các mô hình thí điểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hy vọng các bên sẽ tích cực chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện thành công mô hình thí điểm, làm cơ sở cho việc tổ chức nhân rộng trên địa bàn thành phố, giúp người tiêu dùng thành phố có được sản phẩm an toàn, đảm bảo cho sức khỏe và có thể truy nguyên được nguồn gốc khi cần thiết; qua đó giúp người dân tiêu thụ được sản phẩm vơi giá trị kinh tế cao hơn.

                                                                                                                                 

PGĐ Lê Hồng Hoanh


Số lượt người xem: 2146    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm