SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
9
9
9
8
Chăn nuôi 10 Tháng Mười Hai 2004 8:55:00 CH

Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình phòng và trị một số bệnh trên bò sữa để góp phần tăng nguồn sữa sạch cho nhà máy sữa tại khu vực Tp Hồ Chí Minh”

Ngày 03/12/2004, Sở Khoa học và công nghệ đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình phòng và trị một số bệnh trên bò sữa để góp phần tăng nguồn sữa sạch cho nhà máy sữa tại khu vực Tp Hồ Chí Minh” do ThS Nguyễn Văn Phát và TS Nguyễn Văn Thành - Giảng viên trường Đại học Nông Lâm – làm đồng chủ nhiệm. Hội đồng nghiệm thu do PGS-TS Lê Minh Chí – nguyên Cục trưởng Cục thú y – làm chủ tịch cùng với 8 thành viên đã đóng góp nhiều ý kiến đối với bản báo cáo nghiệm thu.


Đề tài được thực hiện từ 2002 – 2004 với kinh phí là 206 triệu đồng, nhằm xác định một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm vú, bệnh sản khoa, bệnh ký sinh trùng. Từ đó, đưa ra một số phương pháp điều trị và phòng ngừa có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng nguồn sữa sản xuất, đảm bảo chất lượng tốt cung ứng cho thị trường, đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò sữa.

Đề tài đã thực hiện 4 nội dung chính gồm: một là, khảo sát và xây dựng quy trình phòng, trị bệnh viêm vú lâm sàng và viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa để cải thiện sản lượng và chất lượng sữa tại một số quận, huyện ngoại thành TP. Hai là, khảo sát và xây dựng quy trình phòng và trị chứng viêm tử cung ở bò sữa để cải thiện chất lượng sữa và phục hồi động dục. Ba là, xác định mức độ nhiễm và xây dựng quy trình phòng và trị bệnh nội, ngoại ký sinh trên bò sữa. Bốn là, xác định sự tương quan giữa các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu với chất lượng sữa bò tươi qua các trường hợp bệnh lý trước và sau khi có biện pháp can thiệp.

Qua 2 năm thực hiện, đề tài đã rút ra các kết luận:

-          Tỉ lệ bò sữa bị viêm vú tiềm ẩn rất cao. Từ đó, cho thấy người chăn nuôi chưa hiểu rõ và chưa quan tâm đến các biện pháp phòng bệnh viêm vú một cách tích cực.

-          Vi khuẩn gây viêm vú trên bò sữa ở 2 dạng tiềm ẩn và lâm sàng chủ yếu thuộc nhóm staphylococciStreptococci. Vi khuẩn có sự đề kháng khá cao với các loại kháng sinh dùng trong thú y, do vậy, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị nếu chọn phải kháng sinh không còn tác dụng với chúng. 

-          Việc điều trị nên chọn kháng sinh bơm vào vú, nếu mức độ nặng, để tăng hiệu quả điều trị.

-          Vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung gồm Streptococcistaphylococci

-          2 loại kháng sinh gentamycin và cephalecin có hiệu lực cao khi phối hợp để điều chế viên thuốc bơm vào tử cung.

-          Việc áp dụng tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi và vắt sữa đã làm giảm tỉ lệ viêm vú rõ rệt, từ đó, nâng cao chất lượng sữa.

-          Viêm tử cung mức độ 2 và 3 ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian động dục lại sau khi sinh, làm gia tăng khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.

-          Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên đàn bò sữa khá cao (70,33%) gồm 7 nhóm ký sinh, trong đó chú ý là sán dạ cỏ, giun xoăn dạ múi khế, cầu trùng, sán lá gan.

-          Lượng sữa trung bình sau khi tiến hành điều trị tăng lên rõ rệt, từ 9,05 Kg lên 13,39 Kg/ con/ ngày.

-          Bệnh viêm vú tiềm ẩn và ký sinh trùng đường máu có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất của sữa và giảm thiểu các hằng số sinh lý, sinh hóa máu.

Sau khi xem xét, hội đồng đã bỏ phiếu chấm điểm nghiệm thu đề tài với kết quả đạt loại khá.



TMT


Số lượt người xem: 2407    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm