SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
0
5
8
7
Tin tức tổng hợp 21 Tháng Chín 2017 2:25:00 CH

Tiếp tục giữ “Vành đai xanh” cho Thành phố Hồ Chí Minh

Số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của thành phố (Sở Tài nguyên và Môi trường), đất nông nghiệp là 114.999,68 ha đã bao gồm luôn phần diện tích chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chủ yếu là đất xen cài trong khu dân cư, đất dự án chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên chưa triển khai thực hiện.

Căn cứ Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 2 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia thì diện tích đất nông nghiệp đến 2020 là 88.005 ha (chiếm 33% diện tích đất thành phố) và theo dự kiến điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp thành phố của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến 2020, đất nông nghiệp là 89.869 ha. Do đó, dự kiến mảng xanh nông nghiệp thành phố theo chỉ tiêu phân bổ của Chính phủ sẽ giảm 26.995 ha và theo dự kiến quy hoạch điều chỉnh của ngành nông nghiệp thành phố sẽ giảm 25.131 ha đến 2020. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch có giảm, nhưng với 89.869 ha (chiếm khoảng 42,88% tổng diện tích đất tự nhiên thành phố), chưa bao gồm phần mảng xanh công cộng (công viên, cây xanh ven đường, mảng xanh các khu đô thị...), thì “vành đai xanh” tự nhiên của thành phố cơ bản vừa được đảm bảo cho yếu tố cân bằng của môi trường tự nhiên mà vẫn đảm bảo cho nhu cầu phát triển đô thị của thành phố.

Theo quy hoạch đến 2020, ngoài phần diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang các hình thức khác (công nghiệp, dịch vụ, đất đô thị...). Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi từ đất lúa, cây hàng năm khác, đất diêm nghiệp sang các loại cây lâu năm, cây hàng năm khác và đất lâm nghiệp. Đất trồng lúa bố trí năm 2020 là 15.675 ha (2016 là 3.000 ha), diện tích trồng rau 4.500 ha (2016 là 3.438 ha), đất lâm nghiệp là 37.363 ha (2016 là 35.621,17 ha), tăng diện tích hoa, kiểng, giảm diện tích cây hàng năm còn lại.

 

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường hàng năm thì giai đoạn 2011-2016, diện tích đất nông nghiệp giảm khoảng 2.625,7 ha, bình quân giảm 525 ha/năm sang các loại đất phi nông nghiệp. Do đó, phần diện tích mảng xanh dự kiến chuyển đổi theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành phố đến 2020 là 89.869 ha, bình quân giảm trên 5.000 ha/năm sẽ khó thực hiện nếu không có sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, chuyển đổi đất nông nghiệp, vốn hoá đầu tư vào các khu công nghiệp, khu dân cư...  

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngoài việc đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, sử dụng các giống cây trồng, giống vật nuôi mới để tăng vụ, tăng năng suất, giảm rủi ro giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất và nâng cao thu nhập cho người nông dân trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục giữ “vành đai xanh” cho Thành phố Hồ Chí Minh mà vẫn đảm bảo phát triển nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội cho một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố như sau:

 

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, hoàn chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp đã được ban hành, trong đó tập trung 31 quy hoạch, chương trình và đề án giai đoạn 2016-2020, trong đó có 23 chương trình, đề án  đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Thực hiện chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, có hiệu quả phù hợp với thổ nhưỡng, thủy lợi, lợi thế, thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm khai thác có hiệu quả nhất diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố; đẩy mạnh từ sản xuất hàng hóa sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất các loại giống cây, giống con đảm bảo hài hòa diện tích cây xanh, dự trữ sinh quyển của thành phố; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sinh học vào sản xuất, gắn kết sản xuất và tiêu thụ.

 

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Tập trung phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất để tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, làm chuyển biến rõ nét môi trường nông thôn theo hướng xanh – sạch – đẹp; cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng thiết yếu trên địa bàn thôn, xã trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống của người dân.

- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định số 1804/QĐ-BNN-VPĐP ngày 12 tháng 05 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành kế hoạch triển khai quyết định 414-QĐ-TTg ngày 4/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí giám sát và đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn:

+ Tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.

+ Tiếp tục nghiên cứu đề xuất bổ sung chính sách, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong ngành. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các quận huyện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.

 

+ Gắn doanh nghiệp cung cấp đầu vào để giảm giá thành sản xuất và doanh nghiệp đầu ra để giúp thu mua ổn định nông sản.

 

+ Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết hình thành các vùng, khu nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với các nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành.      

 

 

 

+ Điều tra, rà soát các cơ sở, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài chính về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; tập huấn, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nhất là các ngành nghề nông nghiệp kỹ thuật cao.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố theo Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/04/2008 về thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố. Tăng cường theo dõi, quản lý các tàu khai thác thủy sản xa bờ.

 

- Chủ động phòng chống hạn hán năm 2017 - 2018, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các Sở ngành, quận huyện theo dõi diễn biến thời tiết, cảnh báo phục vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung công tác phòng chống lụt bão; kiểm tra phát hiện sớm các sự cố đối với hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi; ứng phó kịp thời với mọi tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm định giống; củng cố hệ thống quản lý kiểm tra chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vật tư nông nghiệp. Phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ chế biến sau thu hoạch. Tập trung công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; không để xẩy ra dịch bệnh cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố./.

Bùi Duy Ninh


Số lượt người xem: 2579    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm