SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
4
3
3
6
Tin tức tổng hợp 04 Tháng Tám 2015 4:35:00 CH

Hội nghị đánh giá 2 năm thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt

 

 

 

Hội nghị đánh giá 2 năm thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trên cả nước tổ chức ngày 22 tháng 7 năm 2015 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông  nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trì hội nghị cùng với Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, các lãnh đạo các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh thành phố cùng với các các đơn vị trưc thuộc Bộ và Sở Nông nghiệp như Cục Trồng trọt, Cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư quốc gia…

Bộ trưởng Cao Đức Phát đã phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị và hướng dẫn phương pháp tiếp cận vấn đề để xác định quan điểm nhất quán đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sau các báo cáo của Cục trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật; phát biểu của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt với các mô hình sản xuất có hiệu quà, phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu và điều kiện tự nhiên, các kinh nghiệm và khó khăn của tỉnh như: Cần Thơ, Đồng Nai, Lâm Đồng, Nam Định, Hải Dương…Bộ trưởng Cao Đức Phát đã tổng kết và chỉ đạo như sau:

1.Về mục tiêu tái cơ cấu để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

2.Đánh giá 2 năm qua, Bộ trưởng  cho rằng các địa phương đã cố gắng thực hiện tái cơ cấu đạt nhiều kết quả cụ thể như điều chỉnh quy hoạch, xây dựng các đề án phát triển sản xuất, ban hành nhiều văn bản pháp quy, chỉ đạo xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ tái cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt.

Nhiều chương trình ứng dụng KHKT như: tái canh cà phê, điều, ngô, rau, cây ăn quả…đã có tác động tích cực đến duy trì tốc độ trưởng trong nông nghiệp.

Về hạn chế nhìn chung còn chậm, lúng túng, chưa chuyển biến rõ nét ở một số địa phương, cơ quan thuộc Bộ.

Nguyên nhân là chưa quán triệt đến các cấp lãnh đạo, người nông dân về chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các đơn vị chuyên môn còn chưa đổi mới phương thức hoạt động, còn xử lý theo tình huống, nghiên cứu chưa khép kín, chưa nhạy bén như kinh doanh; thiếu sự kết hợp chặt chẽ của các cấp các ngành; nhiều chính sách còn bất cập chưa nhất quán.

3.Các giải pháp trong thời gian tới:

a) Tiếp tục quán triệt sâu sắc trong ngành, trong lĩnh vực phụ trách về chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp nhất là trong lĩnh vực trồng trọt đến cấp chính quyền, đoàn thể doanh nghiệp và bà con nông dân một cách thường xuyên liên tục, không phải thực hiện như phong trào, như giải pháp tình huống.

b) Rà soát lại đề án quy hoạch sản phẩm: Giao Cục BVTV, Cục Trồng trọt và các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu mở đường cho sản phẩm trong nước xuất ra nước ngoài.

Các địa phương rà soát lại quy hoạch, xây dựng các đề án phát triển cây trồng chủ lực cho địa phương với các giải pháp đồng bộ và hiệu quả, Chú ý lợi thế cạnh tranh và môi trường bền vững.

c) Đổi mới hệ thống nghiên cứu KHKT, hệ thống quản lý nhà nước: để đưa sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Huy động các nguồn lực làm mô hình trình diễn hướng dẫn thuyết phục, tập cho nông dân chuyển đổi nhất là khâu bảo quản và chế biến.

d) Tổ chức lại sản xuất: Trước đây nhà nước đã đầu tư hỗ trợ nông dân tăng sản lượng, thì ngày nay cũng phải duy trì tiếp tục đầu tư nhưng không chỉ ngừng lại như thế mà phải tổ chức liên kết từ sản xuất đến thị trường để có cơ hội hội nhập. Xây dựng nhiều tổ hợp tác, HTX kiểu mới để liên kết với các doanh nghiệp “đầu tàu”. Đổi mới doanh nghiệp, xây dựng nhiều doanh nghiệp đầu tàu tạo liên kết bền vững ND-DN.

e) Xây dựng và ban hành chính sách đất đai, thương mại, tài chính liên quan. Giải quyết mâu thuẩn giữa giữ đất lúa là truyền thống đảm bảo an ninh lương thực với khai thác cây trồng khác trên đất lúa tăng thêm thu nhập. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên làm vai trò “đầu tàu”

f) Tiếp tục điều chỉnh đầu tư công nhất là thủy lợi cho cây trồng khác (trước đây 70% đầu tư thủy lợi cho lúa). Phát triển hệ thống tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến cho các loại cây trồng.

g) Theo dõi hệ thống thị trường, nhu cầu của thị trường để định hướng sản phẩm, cây trồng chủ lực. Xúc tiến thương mại quốc tế.

h) Đổi mới, tăng cường quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng. Xây dựng tiêu chí đánh giá thu nhập. Phấn đấu trong trồng trọt có tốc độ tăng trưởng 4%/năm.

 

Trên đây là nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng trong hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt ngày 22/7/2015 tại Hà Nội, báo cáo BGĐ Sở để biết.

 

Th.S Nguyễn Văn Đức Tiến

 

 


Số lượt người xem: 4459    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm