SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
9
7
1
2
TIN TRỒNG TRỌT 17 Tháng Tư 2013 9:10:00 SA

thực hiện Chương trình phát triển hoa, cây kiểng quý 1 và kế hoạch quý 2 năm 2013.

Thực hiện Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hoa, cây kiểng như sau:

 

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA, CÂY KIỂNG QUÝ 1 NĂM 2013:

 

1. Tình hình sản xuất:

Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố trong quý 1 năm 2013 đạt 1.213 ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ; trong đó diện tích sản xuất phục vụ Tết nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 là 1.207 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa nền, hoa lan, bonsai và cây kiểng. Riêng diện tích trồng mai không tăng.

 

2. Kết quả thực hiện công tác trọng tâm:

 

2.1. Công tác ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình hoa, cây kiểng:

 

a) Về Thực hiện Chương trình ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình hoa, cây kiểng ở các xã nông thôn mới; nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả sản xuất:

- Trong quí 1 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục theo dõi các mô hình trình diễn đã triển khai năm 2012. Từ khi thực hiện Chương trình Phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 -2015 đến nay, Trung tâm đã xây dựng 7 mô hình ứng dụng hệ thống tưới phun bán tự động cho lan với 14 hộ tham gia. Đến nay đã có 242 hộ trồng lan đã ứng dụng hệ thống tưới phun bán tự động, đạt 30% tổng số hộ trồng lan trên địa bàn thành phố.

- Trong quí 1 năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng 6 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên hoa kiểng tại các xã nông thôn mới.

 

b) Các hoạt động khác:

- Hội Làm vườn và Trang trại tổ chức 14 lớp tập huấn kỹ thuật và 07 cuộc trao đổi kỹ thuật chăm sóc hoa, cây kiểng.

- Hội Hoa lan Cây cảnh:

+ Phối hợp với trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng hoa lan với 60 học viên.

+ Tham gia hội nghị Asian Orchid Flower 2013. Tổ chức đoàn tham quan Thái Lan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên ngành hoa cảnh.

 

2.2. Công tác sưu tập, nhập nội, chọn tạo và nhân giống hoa kiểng:

a) Về thực hiện Đề án lai tạo, chọn tạo, nhập nội, thuần hóa và khảo nghiệm các giống hoa, cây kiểng mới phục vụ sản xuất:

- Trung tâm Công nghệ sinh học:

+ Trong quí 1 năm 2013, sưu tập được 5 giống kiểng lá mới; đến nay, Trung tâm đã sưu tập và tuyển chọn được 82 giống kiểng lá. Trong đó, có 03 giống kiểng lá: Thiên long, Vạn lộc, Thiên phú được nhân giống bằng kỹ thuật invitro.

+ Trung tâm Công nghệ sinh học đã lai tạo thành công 15 giống hoa lan, hiện đang được đánh giá để công nhận là giống mới.

            - Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống Cây trồng vật nuôi:

+ Tiếp tục theo dõi thử nghiệm tính thích nghi 10 giống hoa Đồng Tiền chậu được trồng từ hạt, có nguồn gốc ở Mỹ.

+ Tiếp tục duy trì thử nghiệm giống hoa phong lan, gồm 06 giống Dendro và 11 giống Mokara với diện tích 400 m2. Hiện nay cây đang trong giai đoạn ra hoa, màu sắc hoa đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

 

b) Các hoạt động khác:

Trung tâm Công nghệ sinh học tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong thực tiễn gồm 4 nghiệp vụ nghiên cứu thường xuyên:

+ “Lưu giữ nguồn gen một số giống lan rừng và khảo sát một số tổ hợp lai giữa giống lan nhập nội với lan rừng Việt Nam (Dendrobium)”;

+ “Nghiên cứu tạo kit ELISA phát hiện nhanh 2 loại virus Cymbidium mosaic virus (CyMV) và Odondoglossum ringspot virus (ORSV) gây bệnh trên lan”;

+ “Khảo sát ảnh hưởng của tia Gamma (nguồn Co60) đến sự biến đổi hình thái và di truyền trên nhóm lan rừng thủy tiên (Dendrobium) giai đoạn invitro”;

+ “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm một số giống hoa, cây kiểng có giá trị kinh tế”.

2.3. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:

 

Thực hiện Đề án xây dựng và đẩy mạnh kênh tiêu thụ, tiếp thị hoa kiểng thành phố:

- Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã thực hiện các hoạt động sau:

+ Phối hợp với Hội Nông dân thành phố tổ chức thành công chợ hoa Tết Nguyên đán 2013 tại công viên 23/9 với 156 gian hàng đại diện cho 730 nông dân của 09 quận, huyện trên địa bàn thành phố, tăng 6 gian hàng, 30 nông dân so với cùng kỳ. Các loại hoa, cây kiểng gồm những chủng loại sau: mai (132 gian hàng), tắc (05 gian hàng), lan (12 gian hàng), bonsai (03 gian hàng), kiểng lá, hoa nền (04 gian hàng), với tổng giá trị hàng hóa tại khu hoa, cây kiểng của nông dân thành phố ước khoảng 91,5 tỉ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ.

+ Trong quý 1 năm 2013, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã hỗ trợ xây dựng website cho 2 vườn lan là: vườn lan Út Hài huyện Bình Chánh và vườn lan Chín Cơ huyện Hóc Môn. Hỗ trợ thiết kế logo, nhãn hiệu cho 1 đơn vị là câu lạc bộ hoa lan Hồng Chi.

+ Lũy kế từ khi thực hiện chương trình đến nay, trung tâm đã hỗ trợ xây dựng website cho 20 đơn vị; thiết kế logo, nhãn hiệu cho 17 đơn vị sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

- Hội Nông dân: Vận động hội viên nông dân, các nghệ nhân tham gia hội Hoa xuân Tết Quý Tỵ năm 2013 và chợ hoa Tết tại công viên 23/9; chỉ đạo các cấp Hội tổ chức Hội hoa xuân tại các quận, huyện.

- Hội Sinh vật cảnh: Trong dịp Tết Quý Tỵ, Hội Sinh vật cảnh thành phố và Hội Sinh vật cảnh các quận, huyện đã vận động hội viên sinh vật cảnh, các nghệ nhân, nhà vườn tham gia các chợ hoa tết cấp thành phố và ở các quận, huyện. Tạo đầu ra cho các sản phẩm sinh vật cảnh và phục vụ vui xuân cho người dân thành phố.

- Hội Hoa lan Cây cảnh: Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công các hội chợ hoa xuân Quý Tỵ 2013  tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, công viên Tao Đàn.

- Hội Làm vườn và Trang trại: Vận động các hội viên và bà con nông dân tham gia 3 chợ hoa Tết cấp thành phố và 65 điểm tổ chức chợ hoa Tết tại 17 quận huyện, thúc đẩy tiêu thụ và quảng bá sản phẩm hoa, cây kiểng.

 

2.4. Công tác phát triển kinh tế tập thể:

a) Về thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoa, cây kiểng:

+ Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu về Tổ hợp tác, Hợp tác xã (bao gồm lĩnh vực hoa, cây kiểng). Qua đó, đánh giá thực trạng công tác điều hành quản lý ở các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong lĩnh vực hoa, cây kiểng.

 

b) Công tác khác:

- Tính đến tháng 3/2013, trên địa bàn thành phố có 06 Hợp tác xã hoa, cây kiểng: Hợp tác xã Ngọc Tú (huyện Hóc Môn), Hợp tác xã Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức), Hợp tác xã Đại Lộc (huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Gò Vấp (quận Gò Vấp), Hợp tác xã Đồng Phú (quận 2), Hợp tác xã hoa lan Đất Việt (huyện Củ Chi) và 34 Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng. Các Tổ hợp tác đang hoạt động chủ yếu trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh gắn liền với hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông.

- Trong 3 tháng đầu năm 2013, có 29 hộ vay vốn đầu tư sản xuất hoa, cây kiểng với tổng vốn đầu tư là 42,7 tỷ đồng và tổng vốn xin hỗ trợ lãi suất là 26,9 tỷ đồng. Lũy tiến từ khi triển khai thực hiện Quyết định 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố đến ngày 10/3/2013 đã có 297 hộ vay, với tổng vốn đầu tư là 370,7 tỷ đồng và tổng vốn xin hỗ trợ lãi suất là 249,5 tỷ đồng.

3. Nhận xét chung:

- Chương trình hoa, cây kiểng phù hợp với phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố. Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố trong quý 1 năm 2013 đạt 1.213 ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ; trong đó diện tích sản xuất phục vụ Tết nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 là 1.207 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa nền, hoa lan, bonsai và cây kiểng. Riêng diện tích trồng mai không tăng.

- Lượng hoa, cây kiểng sản xuất tại thành phố phục vụ dịp Tết Quý Tỵ 2013 ước khoảng 1,4 triệu chậu mai vàng, không tăng so với cùng kỳ; 2,65 triệu chậu lan, tăng 6% so với cùng kỳ; 3,9 triệu cành lan, tăng 8,3% so với cùng kỳ; 6,9 triệu chậu hoa nền, tăng 9,5% so với cùng kỳ; 520 ngàn chậu bonsai, kiểng cổ, tăng 4% so với cùng kỳ.

- Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ Tết Quý Tỵ khoảng 1.321,8 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ (1.307 tỷ đồng).

- Chủng loại hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 đa dạng và phong phú. Ngoài các loại hoa, cây kiểng được sản xuất tại thành phố, còn có nhiều loại hoa, cây kiểng từ các tỉnh nhập về như hoa mai từ các tỉnh miền Tây, miền Trung; hoa nền (hoa cúc, mào gà…) từ miền Tây, các loại hoa ôn đới (ly, hồng, cát tường…) từ Lâm Đồng. Ngược lại, hoa cây kiểng được sản xuất tại thành phố (hoa lan, mai) được đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc.

- Trong 3 tháng đầu năm 2013, công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cho người trồng hoa, cây kiểng tiếp tục được ngành nông nghiệp phối hợp với các hội, đoàn thể thực hiện có hiệu quả, cung cấp thông tin thị trường kịp thời, góp phần nâng cao trình độ cho người sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

- Công tác nhân giống, lai tạo giống đã có được những thành công nhất định, đã nhân nhanh một số giống hoa lan cung cấp cho nhu cầu sản xuất.

- Công tác xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh cho người nông dân trồng hoa kiểng thành phố ngày càng được sự hưởng ứng của người nông dân và sự quan tâm của các sở ngành và các đơn vị có liên quan.

- Do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, nên việc áp dụng các công nghệ mới còn gặp rất nhiều khó khăn, giá thành cao, sức cạnh tranh kém.

 

II. KẾ HOẠCH QUÝ 2 NĂM 2013:

1. Mục tiêu:

Tiếp tục tập trung triển khai Chương trình phát triển hoa, cây kiểng, Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 và Quyết định số 5997/QĐ-UBND ngày 09/12/2011, phấn đấu đến cuối năm 2013 diện tích hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố đạt 2.060 ha; trong đó, hoa lan đạt 220 ha, mai đạt 50 ha, hoa nền đạt 820 ha, kiểng, bonsai đạt 520 ha; nhập nội, thuần hóa, đưa vào sản xuất từ 2 – 3 giống hoa lan mới và từ 2 – 3 giống hoa nền mới; sưu tập, bảo tồn từ 5 – 10 giống lan, giống hoa địa phương.

 

2. Giải pháp:

Tập trung triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án thành phần trong Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015.

 

2.1. Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất:

Triển khai công tác quy hoạch vùng sản xuất hoa, cây kiểng tập trung trên địa bàn thành phố.

 

2.2. Giải pháp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ:

- Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân nhanh các giống hoa, cây kiểng mới, nhất là giống hoa lan.

- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình về hoa, cây kiểng tại các xã nông thôn mới, nhất là các mô hình hoa lan, mô hình cơ giới hóa trong canh tác hoa, cây kiểng, các biện pháp kỹ thuật khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi.

 

2.3. Giải pháp về chính sách và phát triển kinh tế tập thể:

- Giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 -2015.

- Tăng cường, củng cố, nâng cao năng lực của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác.

 

2.4. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm:

- Tiếp tục đẩy nhanh đầu tư xây dựng Trung tâm trưng bày, mua bán, giao dịch, hội chợ sinh vật cảnh tại quận Gò Vấp.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm giao dịch triển lãm nông sản tại huyện Củ Chi.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; nghiên cứu, xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm hoa, cây kiểng; cung cấp kịp thời về thông tin thị trường tiêu thụ cho người sản xuất hoa, cây kiểng.

 

3. Tổ chức thực hiện:

 

3.1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện có sản xuất hoa, cây kiểng:

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn quận, huyện.

- Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn quận, huyện năm 2013.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất hoa, cây kiểng vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

 

3.2. Đề nghị các Hội, Đoàn thể:

- Đề nghị Hội Sinh vật cảnh thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai thực hiện Đề án phát triển sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tuyên truyền, vận động người sản xuất tham gia vào Hợp tác xã, Tổ hợp tác chuyên ngành như: Bonsai, kiểng cổ, mai vàng, hoa lan; hỗ trợ người nông dân trong sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng.

- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

3.3. Giao các đơn vị trực thuộc Sở:

- Đăng ký các đề tài nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật về hoa, cây kiểng gửi về Sở để tổng hợp đăng ký với Sở Khoa học - Công nghệ.

- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

 

a) Trung tâm Khuyến nông:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình hoa, cây kiểng ở các xã nông thôn mới; nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Chú ý công tác xây dựng mô hình cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan ở các xã nông thôn mới.

- Khảo sát, điều tra, đánh giá phân tích số liệu diện tích, cây kiểng; phân tích nguyên nhân và đế xuất giải pháp phát triển diện tích hoa, cây kiểng theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Làm việc với các quận, huyện xác định vùngsản xuất hoa, cây kiểng, báo cáo Ban Giám đốc Sở trước tháng 7/2013.

b) Trung tâm Công nghệ sinh học:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án lai tạo, chọn tạo, nhập nội, thuần hóa và khảo nghiệm các giống hoa, cây kiểng mới phục vụ sản xuất, cụ thể:

+ Sưu tập, lập bảng mô tả các giống hoa, cây kiểng được sưu tập, nhập nội.

+ Đánh giá một số chỉ tiêu nông học của các giống hoa, kiểng lá.

+ Xây dựng quy trình nhân giống in vitro một số giống hoa, kiểng lá có triển vọng.

-Báo cáo số lượng, chủng loại các giống hoa mới do Trung tâm lai tạo và nhân giống cung cấp cho sản xuất.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng các giống hoa lan của Trung tâm cung cấp cho thị trường.

 

c) Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi:

- Khảo sát, đánh giá có bao nhiêu giống hoa, cây kiểng mới, diện tích sản xuất có sử dụng giống hoa, cây kiểng mới.

- Tiếp tục sưu tập, bảo tồn các giống lan, giống hoa địa phương để làm nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống. Tiếp tục chăm sóc và nhân giống bộ sưu tập hoa kiểng.

- Điều tra, cập nhật thông tin từ các cơ sở cung ứng giống hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố.

 

d) Chi cục Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoa, cây kiểng:

+ Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ điều hành Hợp tác xã, Tổ hợp tác kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa, cây kiểng.

+ Tổ chức cho Hợp tác xã, Tổ hợp tác tham quan các mô hình Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng điển hình ở các tỉnh, thành.

- Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, hướng dẫn các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm cho các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất hoa, cây kiểng, nhất là các Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoạt động yếu.

 

- Phối hợp với các Hội, Đoàn thể hướng dẫn nông dân, các doanh nghiệp sản xuất hoa, cây kiểng thủ tục vay vốn phát triển sản xuất trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.

 

e) Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng và đẩy mạnh kênh tiêu thụ, tiếp thị hoa kiểng thành phố.

 

- Tổ chức điều tra, đánh giá và dự báo thị trường tiêu thụ hoa, cây kiểng định kỳ 6 tháng, năm, nhất là hoa lan. Tiếp tục cập nhật, tổng hợp thông tin về tình hình tiêu thụ hoa, cây kiểng, giới thiệu thông tin nhu cầu mua bán trên website của Trung tâm.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hình thành Trung tâm giao dịch và triển lãm nông sản trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục giới thiệu các sản phẩm hoa, cây kiểng các loại trong các đợt Hội chợ triển lãm, hỗ trợ xây dựng thiết kế website, logo, bao bì cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoa, cây kiểng.

 

- Phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại xây dựng kế hoạch tổ chức phiên chợ hoa lan. 

 

- Tổ chức các cuộc giao lưu liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị kinh doanh và các nhà sản xuất trong lĩnh vực hoa, cây kiểng.

 

f) Chi cục Bảo vệ thực vật:

- Tiếp tục điều tra phát hiện dự tính dự báo định kỳ sinh vật hại hoa lan, cây kiểng. Hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ hiệu quả các đối tượng sinh vật hại trên hoa, cây kiểng, đặc biệt là muỗi đục bông gây hại trên hoa lan.

 

- Tổ chức tập huấn về phòng trừ sâu bệnh trên hoa lan, nhất là phòng trừ muỗi gây hại hoa lan cho các hộ trồng hoa lan trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục thực hiện các mô hình quản lý dịch hại trên hoa lan, cây kiểng tại các xã nông thôn mới./.


Số lượt người xem: 4749    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm