SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
9
5
0
3
TIN THỦY SẢN 20 Tháng Mười Hai 2012 10:30:00 SA

PHÁT TRIỂN SINH VẬT CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

 

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN:

 

(Đề nghị quý vị đại biểu xem trong tài liệu đã phát cho đại biểu)

          II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT – KINH DOANH SINH VẬT CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

 

          1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1.1. Sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ khá, mang lại giá trị sản xuất cao:

 

        1.2. Sinh vật cảnh phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn:

 

        1.3. Tổ chức Hội Sinh vật cảnh ngày càng lớn mạnh:

 

(Chi tiết đề nghị quý vị đại biểu xem trong tài liệu)

 

        2. HẠN CHẾ:

a) Sinh vật cảnh thành phố phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy đúng mức các khả năng, tiềm năng và các nguồn lực sẵn có:

        b) Phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sinh vật cảnh trong thời gian qua còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên quy mô còn nhỏ lẻ, chưa thúc đẩy chuyển dịch rõ nét cơ cấu kinh tế và lao động ở cả nông thôn và thành thị:

 

        c) Đầu tư vào phát triển sinh vật cảnh còn rất thấp:

 

 

        d) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh:

 

 

(Chi tiết đề nghị quý vị đại biểu xem trong tài liệu)

 

        3. NGUYÊN NHÂN:

 

        3.1. Nguyên nhân khách quan:

- Sinh vật cảnh thành phố tuy có truyền thống lâu đời, nhưng cơ bản chỉ mới đáp ứng nhu cầu vui chơi, thưởng ngoạn, sản xuất hàng hóa chiếm tỷ trọng không đáng kể. Để trở thành một ngành kinh tế sinh thái thì điểm xuất phát còn thấp, trình độ còn khá lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực.

- Sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh nhiều mặt vẫn còn mang tính sản xuất hàng hóa nhỏ; công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, nhân lực ít được đào tạo, kỹ năng tay nghề thấp.

 

3.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức về vị trí vai trò của sinh vật cảnh trong đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận cán bộ lãnh đạo ở các ngành, các cấp còn chưa đầy đủ. Do chưa coi sinh vật cảnh là một ngành kinh tế sinh thái nên việc chọn lựa bố trí cán bộ, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, áp dụng các chính sách chưa tương xứng.

- Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, trong đó có Hội Sinh vật cảnh chưa làm tốt vai trò tham mưu, tư vấn, phản biện với các cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách và các biện pháp lớn nhằm bảo vệ và phát triển sinh vật cảnh thành ngành kinh tế sinh thái tương xứng với khả năng, tiềm năng của đất nước.

 

          III. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH VẬT CẢNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025:

 

          1. Một số dự báo:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, thu nhập các tầng lớp dân cư tăng, nhu cầu về sinh vật cảnh rất lớn.

- Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, rào cản kỹ thuật là trở ngại không nhỏ trong việc xuất khẩu.

- Dân số tăng khá nhanh, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường gia tăng.

 

2. Quan điểm:

 

- Qua thực tiễn cho thấy khi đời sống và thu nhập của người dân đã được cải thiện thì nhu cầu về hưởng thụ các sản phẩm sinh vật cảnh cũng tăng theo. Ở các thành phố công nghiệp phát triển thì sinh vật cảnh không chỉ giải quyết về kinh tế – văn hóa mà còn có vai trò cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường sống.

 

- Đối với thành phố Hồ Chí Minh, định hướng phát triển sinh vật cảnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 phải là ngành kinh tế sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, lâu dài và bền vững trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành phố. Bên cạnh đó, sinh vật cảnh còn giữ gìn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cải thiện môi trường sống, tô thắm diện mạo, vun đắp tình yêu quê hương đất nước của các thế hệ con người Việt Nam ở một thành phố lớn.

- Vừa chú trọng phát huy những kiến thức, kinh nghiệm truyền thống của các thế hệ đi trước; vừa tiếp thu, chắt lọc, ứng dụng những thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ mới trong việc chọn tạo, nhân giống, sản xuất hàng hóa mang uy tín thương hiệu thành phố Hồ Chí Minh.

- Hạn chế tối đa, tiến tới ngăn chặn và đẩy lùi việc khai thác các loại động vật, thực vật  có tính chất hủy hoại thiên nhiên, môi trường, làm tuyệt chủng các nguồn gen quý hiếm. Bảo vệ cảnh quan, môi trường, các loại sản phẩm đặc hữu tiêu biểu ở các vùng sinh thái khác nhau của cả nước.

 

        3. Mục tiêu:

 

        3.1. Mục tiêu chung:

        Phấn đấu đến năm 2020 – 2025 đưa sinh vật cảnh thành phố trở thành một ngành kinh tế sinh thái đa dạng, bền vững, có khối lượng hàng hóa lớn, đủ sức cạnh tranh. Sinh vật cảnh góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở cả nông thôn, ven đô và nội thành; góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả trong tiến trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành phố.

 

        3.2. Mục tiêu cụ thể:

 

- Đến năm 2020 diện tích Sinh vật cảnh (hoa, lan, cây kiểng, cá kiểng, giống sinh vật cảnh, nông nghiệp sinh thái) của thành phố lên 6.000ha - 7.000ha, chiếm 14% - 17% và năm 2025 lên 9.000ha, chiếm 21% diện tích đất trồng trọt của thành phố.

 

- Giải quyết việc làm cho 30.000 - 50.000 lao động

- Giá trị sản xuất bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm trở lên; những mô hình tiên tiến đạt 1 tỷ đồng/ha/năm trở lên.

- Đạt giá trị tổng sản phẩm vào năm 2020 là 3.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 100 triệu USD/năm trở lên; tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm.

- Phấn đấu đến năm 2025, sinh vật cảnh thành phố trở thành một ngành kinh tế sinh thái, phát triển toàn diện và có trình độ tương đương các nước khu vực Đông Nam Á.

 

        4. CÁC GIẢI PHÁP:

 

a) Giải pháp về quy hoạch:

- Thực hiện việc rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo lợi thế từng địa phương, gắn với rà soát các nguồn lực tại chỗ, gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xây dựng nông thôn mới; tập trung những nơi có lợi thế, tiềm năng phát triển sinh vật cảnh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Thủ Đức, Gò Vấp…

- Tận dụng quỹ đất được quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đô thị nhưng chưa triển khai đầu tư thực hiện dự án để khai thác, sử dụng phát triển sinh vật cảnh, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

 

b) Giải pháp phát triển hệ thống thương mại dịch vụ:

- Xây dựng, phát triển hệ thống thương mại - dịch vụ sinh vật cảnh với các quy mô lớn vừa và nhỏ, nhằm đảm bảo cung ứng thuận tiện mọi yêu cầu bán buôn bán lẻ cho hàng chục triệu cư dân thành phố và các tỉnh bạn trong việc sản xuất và thưởng ngoạn sinh vật cảnh.

- Tổ chức một số loại hình kinh doanh chuyên ngành cá kiểng, cây kiểng, hoa lan,… huy động các nguồn lực thúc đẩy sinh vật cảnh phát triển, hội nhập với khu vực và thế giới; trước mắt, sớm xây dựng, hoàn thiện trung tâm trưng bày, mua bán, giao dịch, hội chợ sinh vật cảnh tại Công viên Làng hoa Gò Vấp, từ nay đến năm 2020, xây dựng cho được ít nhất 3 trung tâm dịch vụ, mỗi trung tâm có diện tích tối thiểu 2 ha, thuận tiện về giao thông. Ở các quận, huyện có ít nhất 2 – 3 khu tập trung bán lẻ; cần có thêm những cửa hàng bán lẻ thường xuyên các loại sinh vật cảnh, phục vụ cho nhu cầu người dân. Với những khu phố, tuyến đường có những cửa hàng kinh doanh sinh vật cảnh tự phát hiện hữu, do chưa quy hoạch nên việc buôn bán còn tạm bợ, không ổn định, kém mỹ quan; cần xem xét cho mua bán lâu dài để họ yên tâm đầu tư làm đẹp cảnh quan, giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Vận động và tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ sinh vật cảnh hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; liên kết các địa phương có thế mạnh sinh vật cảnh, nhằm hình thành các cơ sở sản xuất giống, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm sinh vật cảnh, tạo nguồn sản phẩm hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu. Những địa phương có điều kiện thích hợp thì tổ chức thành các trung tâm chuyên canh, trung tâm thương mại - dịch vụ sinh vật cảnh, các khu du lịch sinh thái. Hàng năm tổ chức các hội chợ, hội thi, giao dịch, trưng bày, triển lãm, thông tin quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, các mô hình tiên tiến về sinh vật cảnh.

 

c) Giải pháp phát triển nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ:

- Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học và sinh học hiện đại vào việc chọn tạo giống cây con với trình độ tương đương các nước trong khu vực. Phát triển các quy trình nuôi trồng tiên tiến, bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

- Ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài với công nghệ hiện đại; đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan nghiên cứu quốc tế, mời gọi các chuyên gia nước ngoài, Việt Kiều về làm việc hoặc đầu tư tại thành phố.

- Liên kết với tổ chức sinh vật cảnh các tỉnh bằng hình thức liên doanh, liên kết tổ chức sản xuất dựa vào ưu thế từng địa phương để tạo ra các sản phẩm sinh vật cảnh có hàm lượng công nghệ cao, tính nghệ thuật cao phục vụ cho xuất khẩu; tổ chức hội chợ, hội thi sinh vật cảnh để tạo đầu ra và nâng cao tay nghề.

- Phát huy hệ thống khuyến nông trong việc nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành cho người lao động.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn tay nghề kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sinh vật cảnh, khuyến khích phát triển các loại sinh vật cảnh độc đáo, đặc sắc và có tính cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới.

- Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề sinh vật cảnh hiện nay khoảng 30% lên 70% vào năm 2020, và 90% vào năm 2025.

- Phát triển các hình thức dạy nghề kết hợp bồi dưỡng kiến thức và khả năng thực hành ngắn hạn tại những địa phương có truyền thống, tiềm năng phát triển sinh vật cảnh cần có tổ chức dạy nghề sinh vật cảnh phù hợp; tổ chức các hội nghị khoa học và hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh.

 

d) Giải pháp về kiện toàn và mở rộng tổ chức Hội Sinh vật cảnh các cấp:

Tiến hành kiện toàn các tổ chức hiện có, phát triển mới các Hội sinh vật cảnh ở các quận, huyện, phường, xã; đồng thời hình thành các câu lạc bộ chuyên sâu theo ngành, nghề. Hội sinh vật cảnh các cấp phát huy vai trò tư vấn, tham gia công tác quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chọn lựa sản phẩm sinh vật cảnh và đề xuất các biện pháp, bước đi phù hợp với thế mạnh về lao động, tay nghề, thổ nhưỡng, thời tiết, thị trường,…Từ đó xây dựng thành chương trình cụ thể của từng địa phương, vận động hội viên, nông dân và nhân dân thực hiện.

 

e) Giải pháp về cơ chế chính sách ưu tiên phát triển sinh vật cảnh:

 

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tổ chức hướng dẫn nông dân, các doanh nghiệp sản xuất sinh vật cảnh thủ tục vay vốn phát triển sản xuất trên địa bàn thành phố. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung chính sách phát triển sinh vật cảnh theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011của Ủy ban nhân dân thành phố, kịp thời bổ sung những nội dung cần thiết để có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh.

- Ngân sách nhà nước tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Sau năm 2020, căn cứ vào kim ngạch xuất khẩu sinh vật cảnh mà dành một tỷ lệ đầu tư thích hợp nhằm kích thích sản xuất và xuất khẩu sinh vật cảnh.

 

5. Tổ chức thực hiện:

          - Cơ quan thường trực: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Sinh vật cảnh thành phố.

- Các cơ quan phối hợp:

- Các Sở, ngành liên quan: Ban Quản lý khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch – Kiến trúc.

- Các Đoàn thể: Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố.

- Các Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Công ty sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp.

 

- Nhiệm vụ cụ thể các sở, ngành, quận, huyện:

          (Sẽ trình bày trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025).


Số lượt người xem: 10620    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm