SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
9
2
7
2
Công đoàn Sở 21 Tháng Hai 2017 10:10:00 SA

Bài dự thi viết “Gương sáng làm theo lời Bác” Tôi vẫn thường gọi chị là chị út

 

Vào Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Bác Hồ kính yêu những năm cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21 học đại học, ra trường vào công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thàng phố. Được gặp chị, rồi làm việc cùng chị, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục chị. Khoảng thời gian làm việc cùng chị không lâu, tôi vẫn thường gọi chị là chị út – tên thân thương mọi anh chị em trong ngành thường gọi chị. Đó là chị Lê Hồng Hoanh, nguyên Phó Giám đốc, nguyên Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.

Chị sinh ra và lớn lên trên vùng đất xã Hưng Long, huyện Bình Chánh. Gia đình chị có nhiều anh chị em, thuở ấu thơ, chị rất cực phải phụ cha mẹ trồng lúa quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà không đủ ăn. Thế là chị có niềm hy vọng, làm sao lớn lên, học ngành nông nghiệp, để hướng dẫn bà con trên quê hương mình chuyển đổi cây lúa kém hiệu quả sang cây, con có giá trị kinh tế cao, làm giàu cho bản thân.

Chị vào học Đại học Nông nghiệp, ra trường với bằng kỹ sư nông học, về công tác tại xã nhà, rồi qua nhiều cương vị công tác tại Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh. Rồi chị về công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những năm đầu thế kỷ 21, với chức vụ Phó Giám đốc, kiêm Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ Sở.

Những năm đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chủ trương của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố giao là phát triển nông nghiệp, nông thôn tập trung vào 2 cây (rau an toàn, dứa Cayen), 2 con (bò sữa, tôm sú). Đến xây dựng nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn, phát triển hiệu quả, bền vững. Trong đó, lấy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi năng suất thấp, kém hiệu quả sang phát triển mạnh các cây con mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chị phụ trách lĩnh vực trồng trọt và phát triển nông thôn. Với vị trí, vai trò như trên, chị luôn chịu khó tiếp thu, cập nhật kiến thức, quy định, chính sách mới của Trung ương, Thành phố, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

Từ khi có Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thành phố thực hiện chủ trương xây dựng thí điểm mô hình phát triển nông thôn (cấp xã), theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa tại 03 xã: Thái Mỹ (huyện Củ Chi), Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), Bình Chánh (huyện Bình Chánh). Đến xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

Đặc biện từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2009, Trung ương chọn xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi là 1 trong 11 xã của cả nước thực hiện mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành phố xây dựng thêm 5 mô hình thí điểm tại 5 xã (thuộc 5 huyện) của Thành phố, gồm: xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) và Lý Nhơn (huyện Cần Giờ) để rút kinh nghiệm, nhân rộng 50 xã còn lại. Đến nay, Thành phố cơ bản hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 (54/56 xã và 3/5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới). Đạt được kết quả trên là nhờ công đóng góp phần nào của chị út.

Những năm tháng tập trung xây dựng nông thôn mới, chị không ngại khó ngăn, tích cực cùng với tập thể lãnh đạo và công chức, viên chức của ngành, thường xuyên đeo bám, hướng dẫn cơ sở một cách tận tình, kịp thời báo cáo lãnh đạo những khó khăn vướng mắc để cùng tháo gỡ. Chủ động cùng với các đơn vị thuộc Sở, phối hợp với các Sở ngành, đoàn thể, các huyện có liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng các hình thức đa dạng, phong phú về nội dung, cách làm, các cơ chế chính sách về xây dựng nông thôn mới đến với công chức, viên chức của ngành, các đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.

Ngoài ra, chị cùng với các đơn vị trực thuộc tích cực cùng với các Sở ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận huyện nghiên cứu cơ chế chính sách của Trung ương, tình hình thực tế của thành phố trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn tham mưu đề xuất và được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định 15, 105, 36, 13, nay là 04/2016/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị. Kết quả đến nay, đã có nhiều hộ nông dân nắm bắt được chủ trương xây dựng dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo chủ trương của thành phố. Hiệu quả của chương trình, với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay, huy động được 33 đồng vốn xã hội, trong đó, huy động từ ngân hàng là 20 đồng, huy động trong dân là 13 đồng.

Chị kiêm nhiệm Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ Sở và là thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố và là ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ; chị đã lồng ghép hoạt động của ngành trong việc chăm lo cho chị em phụ nữ của ngành và phụ nữ ở khu vực nông thôn, nhất là chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, hướng dẫn chính sách, khoa học kỹ thuật, giúp chị em phụ nữ phấn đấu vươn lên làm giàu, tích cực tham gia hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với nữ công Sở, tổ chức tốt các buổi lễ kỷ niệm 8/3, 20/10, 28/6 thông qua các buổi báo cáo chuyên đề về giới, về gia đình, tạo điều kiện cho cán bộ nữ đi tham quan về nguồn và cùng với nam giới có những buổi sinh hoạt vui vẻ nhân dịp ôn lại truyền thống của phụ nữ  thông qua hội thi nấu ăn, cắm hoa. Đặc biệt là chị đã triển khai, cụ thể hóa chương trình thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của thành phố cho ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn. Kết quả được Ban vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố kiểm tra và đánh giá cao về hoạt đông của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Sở.

Năng động, nhiệt tình với công tác của ngành, dám nghỉ, dám làm và chịu trách nhiệm, nhưng chị út cũng là người đảm đang, tháo vát trong quán xuyến công việc gia đình. Từ chỗ vợ chồng hòa thuận “đồng vợ, đồng chồng tát biển Đông cũng cạn” trải qua cuộc sống và nuôi dạy con cái nên người. Con gái lớn của chị học đại học về công tác tại Sở Công thương; con trai thứ hai cũng đang theo học đại học. Bản thân chị bề bộn công việc và trách nhiệm với nhân dân, nhưng chị vẫn tranh thủ sớm hôm, tần tảo vun đắp gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Chị là tấm gương tiêu biểu của phụ nữ trong thời kỳ mới hội tụ đầy đủ các phẩm chất “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang", như sinh thời Bác Hồ đã tặng 8 chữ vàng cho phụ nữ Việt Nam.

Tôi quý tấm gương chị út, nguyện cả đời sẽ sống, làm việc, noi theo tấm gương chị, như bao phụ nữ của ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn đã từng noi theo chị. Mượn đôi lời của Bác Hồ để ca ngợi về chị “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rạng rỡ”./.

Đặng Kiệt – Sở NN-PTNT

 

Một số hình ảnh của chị Lê Hồng Hoanh – thời còn công tác trong ngành NN-PTNT

 

 

 

 


Số lượt người xem: 3354    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm